Ghé thăm Chùa Phổ Minh: điểm du lịch tâm linh ở Nam Định
Là quê hương của các đời vua nhà Trần, tỉnh Nam Định nổi tiếng với những ngôi đền, chùa, miếu linh thiêng, cổ kính. Trong số đó nổi bật là di tích Chùa Phổ Minh.
1. Chùa Phổ Minh ở đâu?
Phổ Minh Tự nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 90km. Chùa Phổ Minh hay còn gọi là chùa tháp Phổ Minh tọa lạc tại thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, tỉnh Nam Định. Đây là một ngôi chùa cổ, lưu giữ những chiến tích lịch sử hào hùng thời kì dựng nước, giữ nước của ông cha ta cùng những vết tích vàng son quý giá.
Để di chuyển tới chùa, du khách có thể chọn đi xe khách hoặc tự túc bằng xe máy. Nếu đi xe khách, bạn xuất phát tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát hoặc bến xe Gia Lâm chiều đi Nam Định với giá khoảng 100.000 VND/ lượt. Ngược lại, nếu phượt bằng xe máy, bạn tới Thành phố Nam Định, sau đó từ quốc lộ 10 đoạn Nam Định đi Thái Bình thì đi tiếp 2km sẽ tới chùa Phổ Minh.
2. Tìm hiểu lịch sử Chùa Phổ Minh Nam Định
Theo lịch sử ghi lại, Chùa Phổ Minh được xây từ thời Lý. Đến năm 1262, dưới thời nhà Trần, chùa đã được trùng tu lại và mở rộng quy mô. Chính vì thế, ngôi chùa mang nhiều dấu tích cùng những nét kiến trúc đặc trưng của thời Trần.
Không dừng lại ở đó, đến khoảng năm 1533 – 1592, công chúa Mạc Ngọc Lâm đã cho trùng tu lại ngôi chùa. Kể từ đó, tuy trải qua nhiều lần sửa chữa thế nhưng chùa Phổ Minh vẫn giữ được dáng vẻ và sự bề thế theo lối kiến trúc “nội công, ngoại quốc”.
Đặc biệt, vào năm 2012, chùa được công nhận là di tích Quốc gia. Một thông tin khá thú vị khác chính là hình ảnh chùa cũng từng xuất hiện trên mặt sau của tờ 100 đồng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Chùa Phổ Minh chính là minh chứng hiên ngang, lừng lẫy cho một thời kỳ Hào khí Đông A, một trang sử vẻ vang của dân tộc.
3. Kiến trúc Chùa Phổ Minh Nam Định có gì độc đáo?
Có thể nói, Chùa Phổ Minh là công trình kiến trúc độc đáo và giàu nghệ thuật “sừng sừng” giữa mảnh đất Thành Nam. Cách thiết kế, bài trí trong chùa ghi dấu sự kết hợp của ba tôn giáo Nho – Phật – Lão, thể hiện rõ tư tưởng tam giáo đồng nguyên.
Tháp Phổ Minh – tòa tháp cổ kính với hơn 700 năm tuổi
Tháp Phô Minh là một công trình kiến trúc làm từ gạch và đá được xây dựng vào năm 1308. Trong quá trình xây dựng, tháp đã được vua Trần Anh Tông đặt 7 trong số 21 hạt xá lộ lên trên đỉnh. Xung quanh tháp đều được xây tường bao quanh, chính giữa các tường là 4 cửa để ra vào tháp. Ở mỗi điểm trụ đều có đèn lồng, trước cửa có các đôi rồng đá.
Tháp Phổ Minh sở hữu độ cao lên đến 20m bao gồm 14 tầng. Hai tầng dưới làm từ đá, được chạm khắc họa tiết sóng nước, hoa lá và vân mây đặc trưng của thời Trần. Các tầng trên của được xây bằng gạch khắc chữ “Hưng – Long tam niên” cùng họa tiết hình con rồng nổi.
Video đang HOT
Dù không phải tòa tháp quá cao lớn, nhưng nhờ thiết kế bề ngang hẹp, Tháp Phổ Minh mang một dáng vẻ thanh mảnh nhưng đầy vững chãi. Không những thế, nét độc đáo của tòa tháp còn ở phần mái được xây ở mỗi tầng. Những gờ mái cong nhẹ mang tới sự choáng ngợp, thu hút khi đứng từ dưới nhìn lên.
Trên đỉnh tháp Phổ Minh là đài búp sen được đặt trên một khối đất nung. Đài búp gồm 5 lớp cánh chụm lại với nhau, luôn hướng lên nền trời xanh thẳm như thể hiện ý chí hiên ngang, bất khuất, mang trọn vẹn hào khí người Việt Nam.
Khu Tam Quan
Tam Quan dẫn vào Chùa Phổ Minh có kết cấu 3 gian, làm từ tường gạch và khung gỗ. Khung kiến trúc kết cấu kiểu cổ đẳng (2 tầng 4 mái). Mặt ngoài là những bức hoành phi đề 4 chữ “Đại hùng bảo điện” (Điện báu Đại Hùng). Phần bậc thềm được bó thành đá xanh khối hình chữ nhật. Đặc biệt, phần bậc ở gian giữa được đặt đôi sóc đá dạng tượng tròn, chạy dọc từ trên xuống. Hai bên cổng được thiết kế 2 hồ sen nằm đối xứng nhau.
Sân chùa và nhà bia
Qua cổng Tam Quan và ao sen là khu sân chùa với hai nhà bia xây theo kiến trúc 2 tầng 8 mái, nằm đối diện nhau. Nhà bia rộng 4 mét, xây trên mặt bằng hình vuông. Bia phía bên trái khắc chữ Duy Tân 1 (1907), bia bên phải khắc niên hiệu Cảnh Trị 6 (1668). Ngoài ra, sân chùa còn là nơi hội tụ đa dạng các công trình kiến trúc như tháp, cột kinh, chân đá tảng cánh sen hay cây hương đá mang phong cách nghệ thuật thời Trần.
Chùa chính
Khu chùa chính có mặt bằng hình chữ “công”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
Khu vực tiền đường của chùa Phổ Minh bao gồm 9 gian, với bộ cửa gian gỗ 4 cánh làm bằng gỗ lim. Phía trên được chạm khắc hình sóng nước và hoa lá tinh xảo. Đặc biệt nhất là hai cánh ở giữa được chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề.
Thiêu hương gồm 3 gian, được xây quay dọc, giao mái với phần tiền đường, tạo thành mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh. Thượng điện gồm 3 gian có kích cỡ 12,8m x 8,5m. Tất cả các cột được gia công theo kiểu thượng thu hạ thách và được kê trên hệ thống chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen.
Ngoài ra, phần phía sau thượng điện được xây dựng ngôi nhà dài 11 gian, trong đó 5 gian nhà tổ ở giữa, bên trái là 3 gian nhà tăng, bên phải là 3 gian điện thờ. Khu vực này nối với tiền đường bởi 2 dãy hành lang dài, tạo thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa Phổ Minh.
Khu Hậu điện
Hậu điện là nơi thờ Trúc Lâm Tam Tổ (tổ tiên của thiền phái Trúc Lâm). Phần chính giữa là tượng vua Trần Nhân Tông viên tịch theo kiểu nằm, được đánh giá là tác phẩm có giá trị và ý nghĩa cả về mặt mỹ thuật, sử học và tư tưởng. Bên phải là tượng tổ Pháp Loa, bên trái là tượng Huyền Quang.
Ngoài ra, nằm rải rác trong các khu vực của Phổ Minh Tự còn có 96 chân đá tảng cổ, khu vực phủ mẫu, khu tháp mộ….
4. Một số lưu ý khi viếng thăm Chùa Phổ Minh
Là một địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Nam Định, Chùa Phổ Minh thu hút hàng trăm lượt du khách viếng thăm mỗi năm. Để chuyến tham quan thêm phần trang nghiêm và ý nghĩa, bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây:
Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới chùa.
Đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ồn và không sờ vào hiện vật trong chùa.
Khi muốn chụp hình cần hỏi kỹ, không chụp ảnh tại những khu vực cấm.
Khi sắm lễ chỉ cần thành tâm. Bạn có thể dâng hương án Phật hương hoa, xôi chè, oản, trầu cau, trái cây hoặc đồ chay đều được.
Núi Tà Cú: Điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh cực hot tại Bình Thuận
1. Đôi nét về Khu du lịch Núi Tà Cú
Núi Tà Cú nằm ven đường Quốc lộ 1, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Điểm này cách Phan Thiết 28 km về phía Nam, là một trong những thắng cảnh và điểm trekking nổi tiếng Bình Thuận. Núi có độ cao 649km, thời tiết quanh năm mát mẻ, về đêm càng lên cao càng lạnh.
Tại đây còn có một quần thể du lịch tâm linh với các ngôi chùa như Linh Sơn trường Thọ, Long Đoàn cực kì linh thiêng. Bên cạnh đó là các địa danh nổi tiếng như: đá Bàn Hạ, Bàn Thượng, dốc Bằng Lăng, dốc Yên Ngựa, hang tố. Bên sâu trong lòng núi còn có bức tượng Phật dài 49m, cao 11m cực ấn tượng.
2. Cách di chuyển lên Núi Tà Cú
Có hai cách để đi lên núi, thú nhất bạn leo bộ men theo đường bậc thang, ước tính có hơn 1000 bậc cho quãng đường 2500m. Cách này chỉ dành cho những người đam mê trekking, có sức khỏe và sức bền vì đường đi có thể sẽ mất một ngày, phải luồn lách uốn lượn, đi trong rừng trong điều kiện thời tiết có thể thay đổi nhiều. Thường khi đi bộ lên núi mọi người sẽ cắm trại và ngủ lại qua đêm cho đến ngày hôm sau mới xuống núi.
Cách thứ hai là đi cáp treo lên núi Tà Cú vừa tiết kiệm thời gian (chỉ mất 15 phút di chuyển) vừa được tận hưởng nhiều cảnh đẹp của Tà Cú từ trên cao. Vé cáp treo được tính như sau: Người lớn: 250.000 VND/khứ hồi; Trẻ em chiều cao từ 1m - 1,3m: 150.000 VND/khứ hồi; Trẻ em chiều cao dưới 1m: Miễn phí.
3. Khu du lịch Núi Tà Cú có gì hấp dẫn?
Núi Tà Cú là một quần thể du lịch thắng cảnh và tâm linh nổi tiếng, cũng là nơi để mọi người giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống, trở về với thiên nhiên đúng nghĩa.
Quần thể du lịch tâm linh
Chùa Linh Sơn Trường Thọ: Chùa nằm ở độ cao 420m, nơi lưng chừng núi, thấp thoáng sau những hàng cây che phủ xanh mướt là kiến trúc Phật giáo quen thuộc, đồ sộ. Tại đây có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao dài 49m với tư thế nằm, đạt kỷ lục là pho tượng dài nhất Việt Nam.
Chùa Long Đoàn: Nổi bật với kiến trúc tinh xảo, khuôn viên thanh tịnh và được chăm chút tỉ mỉ. Đây là tọa độ chụp ảnh của rất nhiều bạn trẻ đến Tà Cú du lịch.
Chùa Tổ: Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng trong khoảng 1870 - 1880. Với kiến trúc cổ kính, nguy nga, độ lâu đời nên nhiều nhiều người tin rằng nơi đây cực kì linh thiêng
Du lịch trải nghiệm
Trekking cắm trại: Như trong phần giới thiệu, Núi Tà Cú là địa điểm trekking lý tưởng dành cho những người ưa thử thách, mạo hiểm. Trên quãng đường đi, bạn có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch nổi tiếng của khu du lịch cũng như dành những ngày nghỉ từ trên đỉnh núi, ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên của Bình Thuận.
Check in với các tọa độ hấp dẫn: Nhằm mang đến sự mới mẻ cho du khách, khu du lịch Núi Tà Cú còn thiết kế nhiều tọa độ check in để mọi người có thể thoải mái chụp hình đẹp. Kể đến như: Bậc thang thiên đường 7 màu, câu cầu treo đỏ...
Câu cá giải trí: Núi Tà Cú có khu câu cá giải trí được rất nhiều người yêu thích. Tạo độ này mang lại những giây phút thư giãn, thoải mái và có thể chế biến những con cá bắt được ngay tại chỗ để thưởng thức. Giá vé là 10.000 VND/cần câu.
Thiên nga đạp nước: Nếu không thích câu cá bạn có thể chu du thưởng ngoạn cảnh đẹp bằng cách đạp thiên nga ỏ dưới mặt hồ trong xanh, mát mẻ. Giá vé chỉ 10.000 VND/người/lượt.
Nếu mọi người muốn tự do tham quan khu du lịch có thể thuê xe điện người lớn: 10.000 đồng/người/lượt, trẻ em: 5.000 đồng/người/lượt để tự do do thoải mái vui chơi mà không sợ mệt.
4. Một số lưu ý khi đi Núi Tà Cú
Trên núi Tà Cú có địa điểm nghỉ ngơi cho du khách, ngoài cắm trại bạn có thể chọn các phòng giường đôi hay giường tập thể, giá chỉ giao động từ 250.000 - 550.000 VND/đêm.
Ở núi thì các nhà hàng tập trung chủ yếu ở dưới chân núi, bạn có thể lựa chọn ăn uống ở đây, khi lên núi thì nên liên hệ với nơi đặt phòng nghỉ để chuẩn bị đồ ăn.
Bạn nên tham quan núi vào buổi sáng, lúc này tiết trời mát mẻ, không khí thoáng
Nên mặc trang phục du lịch kín đáo, lịch sử vì đến đây có rất nhiều chùa
Có trẻ em đi theo đặc biệt quan tâm và trông coi thật cẩn thận
Đi đoàn đông thì bạn nên liên hệ trước với khu du lịch để được hỗ trợ tốt nhất
Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài), địa điểm du lịch tâm linh đẹp tựa tiên cảnh Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) vang danh bởi câu chuyện dùng cắm cây thẻ để phá ếm của người Trung Hoa. Theo các pháp sư cho biết, Cao Biền trấn phù bia là một loại bùa trấn yểm linh mạch. Bùa khiến cho nơi bị trấn yểm sẽ không xuất hiện người tài. Sau khi phát hiện ra, Phật Thầy Tây An...