Ghé thăm Chùa Ao Vuông
Người Khơ me gọi đây là chùa Âng, còn người Việt lại gọi đây là chùa Ao Vuông, vì trước chùa có một cái ao vuông lớn. Theo truyền thuyết, ngôi cổ tự có từ ngàn năm trước, và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842.
Đây còn là nơi lưu giữ tro cốt của người Khơ me. Ông Hải, cư dân địa phương kể. “Người Khơ-me Phật tử, người ta mất, người ta để trong đó. Chùa ao vuông Trà Vinh. Chùa này chắc, nghe nói cả ngàn năm rồi. Chùa này là chùa cổ. Chùa cổ của Trà Vinh”. Việc xây dựng ngôi chùa bề thế, uy nghi vào giữa thế kỷ 19 đã chứng tỏ rằng, khu vực trên con giồng cát phía tây nam thành phố Trà Vinh ngày nay, vào thời điểm ấy đã có những phum sóc Khơ me có đời sống kinh tế sung túc với trình độ cao trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc. Nhà sư Thạch Minh Hùng cho biết. “Diện tích là 35 công. 35 công đất nguyên chùa.
Ở đây là mười trụ trì rồi. Mình là Nam Tông. Nam Tông Khơ-me. “Sáng từ 6 giờ tới 12 giờ mới dùng được. Tới 12 giờ tới tối, một ngày vậy, tối tới sáng mới dùng cà phê sữa, cà phê đá, nước ngọt vậy đó, kẹo vậy được… Mấy ngày Dolta, Chol Thơ Nam là mấy người dân đến chùa nhiều”. Đa số đồng bào Khơ me Trà Vinh theo đạo Phật, phái Nam tông. Trong đời sống tinh thần của người Khơ me, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành, mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sư ở đây được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá… do cúng dường. Ông Hải nói thêm. “Sư ở đây thì dễ lắm, ví dụ như sư ở đây là bên Nam Tông, sư ăn mặn thì mình có lòng là mình cúng, là cái phước của mình vậy thôi”. Chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khơ me. Chùa Âng còn là nơi thanh niên Khơ me đến tu học theo tập tục tu báo hiếu của người Khơ me Nam bộ.
Theo VOA
Bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn là một trong những đặc sản nổi tiếng của đất Trà Vinh. Trà Cuôn là tên địa phương của nơi gói thứ bánh tét bán quanh năm ấy.
Thợ gói bánh tét ở Trà Cuôn đa phần là người Khơ-me sinh sống nơi đây. Bà Chín Di, thợ lâu năm trong nghề gói bánh tét Trà Cuôn cho biết.
"Bánh, nguyên liệu gồm thịt nè, thịt nạc lưng nè, với mỡ heo, với hột vịt muối, với đậu xanh, với nếp Thái đó. Nếp mua ở bên miệt trên đó, người ta chở qua giao cho mình. Chứ xứ ở đây không có làm nếp được".
Phần nhưn để gói bánh cũng qua nhiều công đoạn, bà Dinh, thợ gói bánh tét ở Trà Cuôn kể.
"Đậu xanh nấu xong rồi múc ra xửng, để đường với dầu ăn đồ vô, rồi nguội rồi mới vắt như vậy nè... Muối, đường, bột ngọt, củ hành đồ vô, ướp củ tỏi đồ vô. Bữa nay ướp để trong tủ lạnh đó rồi mai đem ra làm nó mới thấm".
Nhưn bánh tét có màu vàng của đậu xanh, nâu của thịt, trắng của mỡ, đỏ của hột vịt muối. Cái khâu gói, cột dây cũng ảnh hưởng rất lớn tới độ chín và dẻo của đòn bánh. Nếu gói lỏng quá bánh sẽ nhão, còn chặt quá bánh sẽ sượng ăn mất ngon. Khác với nhiều nơi thường dùng nếp được ngâm nước trước khi gói, bánh tét Trà Cuôn được gói bằng nếp khô. Bà Chín Di nói.
"Bảy tiếng mới chín. Tại mình gói nếp khô. Bánh này nếp mình không có ngâm. Vo ráo rồi mình trộn nguyên liệu gói à, chứ không có ngâm, bởi vậy nấu hơi lâu đó".
Một lò nấu bánh tét ở Trà Cuôn đưa ra thị trường từ 300 đến 500 đòn bánh tét mỗi ngày. Vào dịp tết cổ truyền, sản lượng bánh tét tăng gấp đôi. Bà Chín Di nói rằng bánh tét Trà Cuôn cũng chạy theo thị hiếu khách hàng.
"Ở bên mình thì đặc sản là cái bánh thịt hột vịt muối. Với bây giờ ra những cái bánh ngũ sắc đó. Bánh ngũ sắc gồm màu cẩm, màu gấc với màu lá bồ ngót vốn thiên nhiên của mình. Hiện nay là khách ưa chuộng những cái bánh đó".
Nhờ khéo gói nên bánh tét Trà Cuôn có thể bảo quản được lâu, có thể để dành ăn dần cả tuần lễ. Theo cư dân địa phương, bánh tét Trà Cuôn sở dĩ có hương vị riêng vì được lai tạo theo khẩu vị dung hòa của người Khơ me, người Việt và người Hoa đang cùng sinh sống trên đất Trà Vinh.
Theo VOA
Ao bà Om chuẩn bị vào Lễ hội Ok om bok Ao bà Om là một trong những trung tâm chính của lễ hội Ok om bok hàng năm ở tỉnh Trà Vinh. Hoạt động giao lưu thể thao giữa cộng đồng người Khơ me trong tỉnh cũng diễn ra quanh khu ao bà Om vào mùa lễ hội cúng trăng rằm tháng mười âm lịch. Đây là ao bà Om, một hồ thủy...