Ghé thăm 4 trường đại học ’sống ảo’ đẹp nhất Việt Nam, 30 phút đủ hình sống ảo cả năm
Việc được học trường đẹp, sang, xịn đã chẳng còn xa xôi trên phim nữa khi mà từ khá lâu rồi, tại Việt Nam đã có những ngôi trường khiến sinh viên mê tít trước hết vì không gian có thể biến thành studio chụp ảnh sống ảo ở mọi góc.
Ước ao được học trong một ngôi trường vừa đẹp, vừa hiện đại, lại sang chảnh là không của riêng ai. Ngày xưa xem phim cứ xuýt xoa mãi, không biết có thể một lần được học trong những ngôi trường đẹp như mơ thế không. Giờ thì ngay tại Việt Nam cũng đã có không ít những trường với khuôn viên đẹp chẳng khác gì studio như thế. Ví như 4 trường Đại học dưới đây, thực sự khiến sinh viên mê tít trước hết nhờ không gian có thể sống ảo được mọi góc này.
Đại học Quốc tế RMIT Sài Gòn
Từ lâu ĐH Quốc tế RMIT Sài Gòn đã nổi tiếng với khuôn viên đẹp như phim và sang chảnh hết nấc. Ai đã từng tới đây đều chỉ biết thốt lên 1 chữ: Đẹp! Chả trách mà sinh viên RMIT chỉ cần tới trường là có ảnh đẹp, khỏi phải đi đâu xa nữa cho mất công.
@linhlint
@linhlint
@tee.greyy
Vào RMIT, bạn sẽ có cảm giác như mình đi lạc vào trung tâm nghệ thuật đương đại nào đó vậy. Với không gian rộng rãi và chỗ nào cũng đẹp, các bạn sinh viên cũng thực sự rất biết tận dụng từng góc của trường để lên hình. Ở đây, cứ chọn đại bức tường hay cầu thang thôi cũng đã dư sức có ảnh đẹp. Đặc biệt là chiếc cầu thang mới được sửa lại dưới đây chính là nơi đang được cho lên sóng nhiều nhất của sinh viên RMIT này.
@joana_huynh.94
@shuu.la, @bowrchan.3006
Hãy xem sinh viên RMIT đã “sống ảo” ở trường mình như thế nào nhé!
@11.15_100; @anchungg
@hgslookatme
@meoo.june; @minh.ng;@amytran.c
Đại học Tôn Đức Thắng (TP. HCM)
Video đang HOT
Với Đại học Tôn Đức Thắng (TP. HCM) thì chỉ riêng thư viện mới xây thôi đã đủ khiến sinh viên thích mê rồi. Phải nói là thư viện đẹp thì không ít trường đã có, nhưng với lợi thế mới xây nên thư viện ở ĐH Tôn Đức Thắng đúng là xuất sắc!
Chỉ xem ảnh không thôi dám chắc bạn sẽ không nghĩ rằng đây là thư viện của một trường đại học, hơn nữa lại còn ở Việt Nam. Vì nó rộng và cực kỳ hiện đại. Chỉ riêng những dãy bàn ghế để sinh viên ngồi đọc sách thôi đã đủ để chụp 1001 kiểu ảnh rồi.
Thư viện có khác gì cafe rooftop đâu? @pttp_
Thư viện trường nhà người ta… (@b.the.anh; @cemcuccung)
@cemcuccung; @_.anhhh_; @ssajny)
@d.n.l.t
Một góc bên ngoài thư viện mới (@thnvo_gg)
Bên cạnh thư viện, dĩ nhiên sinh viên Tôn Đức Thắng vẫn còn rất nhiều góc nữa để “sống ảo”. Chỉ cần dành chút thời gian loanh quanh trong trường và có thêm đồng đội sẵn lòng chụp hình cho mình thôi.
Những góc sống ảo khác của ĐH Tôn Đức Thắng (@khaa.mun; @miannca_; @_tam.ann_; @tthaomin; @hn.quynh)
Đại học kinh tế quốc dân (NEU)
Khi “toà nhà thế kỷ” được đưa vào sử dụng cũng là lúc những hình ảnh sinh viên check-in tại đây xuất hiện cực nhiều trên MXH. Toà nhà A2 dễ khiến người ta choáng ngợp với không gian cực rộng khi có tới 147 phòng chức năng, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 17 thang máy. Được xây dựng theo phong cách Pháp hiện đại do chính kiến trúc sư người Pháp chỉ đạo thực hiện, chẳng trách toà nhà thế kỷ lại đẹp – sang – xịn đến thế!
@bagiadaukho_
Những ngày này trên khắp MXH đều rầm rộ ảnh chụp ở “toà nhà thế kỷ” của ĐH Kinh tế quốc dân. Những bức tường trắng, hay bất cứ chỗ nào trong hệ thống cầu thang đỏ – trắng xinh ơi là xinh cũng đều thành điểm sống ảo được hết. Đó là chưa kể tới máy bán nước tự động, phòng học với dãy ghế vàng, cam… cực cool – tất cả đều cực kỳ bắt mắt. Studio mới của ĐH Kinh tế quốc dân đích thị là đây!
Góc sống ảo được yêu thích nhất trong “toà nhà thế kỷ” tại NEU. @himkoi; @_hhtramy_
@ngocanh_xx, @phuonggtruongg, @dktrang1509;
@mizmeoo
Phía ngoài toà nhà cũng đã dư sức sống ảo @_hhtramy_
“Toà nhà thế kỷ” trong những bức ảnh của sinh viên (@bagiadaukho_; @duong196; @thuyhuyen_12).
Đại học Thăng Long (Hà Nội)
Không cần sang chảnh nhưng vẫn đẹp – đó là ĐH Thăng Long (TLU). Dù khuôn viên không rộng rãi choáng ngợp như các trường ĐH khác, nhưng bù lại thì lối thiết kế, cách bài trí tinh tế và nhất là không gian vườn trường cực xinh đã khiến ĐH Thăng Long trở thành một trong những ngôi trường trong mơ ở Hà Nội.
Có 2 không gian được sinh viên TLU rất thích đó là sân bóng rổ và vườn trường. Sân bóng rổ thì hiện đại, thiết kế bắt mắt. Vườn trường lại mát mẻ, xinh xắn với rất nhiều cây hoa và chim bồ câu tạo cảm giác cực gần gũi.
@tranngoccanhh
@inscuong97er.bt; @leeyurin
@thanh.giang97
@_trada
Chưa hết, các bạn sinh viên cũng rất chuộng những mảng tường màu ở sân trường hay hành lang lớp học, rồi lối vào thư viện . Đơn giản thế thôi nhưng lên ảnh thì chất lừ!
@yein.wu; @hanhchieppp; @baongoccherry
Có khác gì studio đâu? @hhoanganh
@dungbo_; @lenglynn; @suwasbeos
Góc vườn rất nhiều cây, hoa và chim bồ câu đặc trưng của TLU (@huong.roll; @n.o.a.h)
Theo Bạn biết chưa
Bỏ bộ chủ quản để 'giải phóng' trường ĐH
Tại diễn đàn Tự chủ trong giáo dục ĐH do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hôm qua (21.9), các chuyên gia cho rằng chừng nào còn duy trì bộ chủ quản thì trường ĐH vẫn chưa thể được 'giải phóng', cho nên tự chủ sẽ vẫn chỉ mang tính hình thức.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ rời khỏi cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT/ ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo các chuyên gia, những vướng mắc chính trong tự chủ giáo dục ĐH hiện nay là tồn tại song song những mâu thuẫn trong các chính sách phát triển, cả về quan điểm lẫn việc triển khai. Chẳng hạn, trong các đợt thí điểm tự chủ ĐH mà gần đây nhất là 23 trường được thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77 của Thủ tướng Chính phủ, thì thực tế tự chủ là "tự túc" trong vấn đề tài chính. TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nói: "Gần đây Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này một cách đúng đắn rằng tự chủ không có nghĩa là nhà nước không cấp tiền nữa. Nhưng trên thực tế quan điểm này mới chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa thể hiện trên các văn bản pháp quy".
GS Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu hiểu tự chủ là "khoán trắng", bắt các trường ĐH tự lo mà kiếm tiền là không đúng, bởi trên thế giới, kể cả các trường tư (chẳng hạn như ĐH Harvard) vẫn được nhà nước đầu tư. Vì thế vai trò của nhà nước đối với phát triển giáo dục ĐH không chỉ là quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát mà còn là cung cấp nguồn lực. Tuy nhiên, theo GS Giang, đầu tư cần phải có trọng điểm.
Về hội đồng trường, theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, tuy số lượng trường ĐH có hội đồng trường hiện đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề, chẳng hạn vị thế của chủ tịch phần lớn thấp hơn hiệu trưởng, cơ chế "bộ chủ quản" và "trường trực thuộc" đã vô hiệu hóa tác dụng của hội đồng trường. Trong tiến trình đổi mới giáo dục ĐH, cơ chế quản lý theo mô hình "bộ chủ quản" đã được cải tiến dần nhưng hai lĩnh vực quan trọng nhất vẫn nằm trong tay bộ chủ quản là tài chính và nhân sự. Mặc dù trong một nghị quyết ban hành năm 2016 của Chính phủ cũng đã yêu cầu giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường ĐH, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản, tuy nhiên các ý tưởng này cần được thể chế hóa và đưa vào luật Giáo dục ĐH sửa đổi.
Còn TS Lê Viết Khuyến cho rằng việc thành lập hội đồng trường cần thực chất chứ không nên đua theo phong trào như hiện nay. Để ĐH thực sự được tự chủ thì trước hết ĐH cần được giải phóng khỏi bộ chủ quản, lúc bấy giờ mới cần có hội đồng trường. Việc vẫn tồn tại bộ chủ quản sẽ làm các hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
Theo Thanh niên
ACT ra mắt trang cộng đồng trực tuyến mới dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam ACT Club giúp học sinh chuẩn bị hành trang cho hành trình vào đại học tại Mỹ và các nước trên thế giới. Ngày 21.8, ACT cùng với đối tác độc quyền tại Việt Nam EMG Education đã ra mắt trang web ACT Club Việt Nam. Đây là cộng đồng trực tuyến miễn phí giúp học sinh tiếp cận các nguồn tài liệu...