Ghé thăm 15 địa điểm độc đáo, nổi tiếng thế giới
Dòng sông băng nổi tiếng của Argentina cho đến Sa mạc trắng của Ai Cập đều nằm trong số 15 danh thắng có vẻ đẹp lạ thường.
Và được lựa chọn bởi trang mạng chuyên về du lịch Globalgrasshopper – địa chỉ quen thuộc của khách du lịch bụi khắp nơi trên thế giới.
1. Cánh đồng muối Salar de Uyuni, Bolivia
Cánh đồng muối dài bất tận và lớn nhất trên thế giới
Vào mùa khô, Salar de Uyuni phủ đầy muối khô, xe cộ có thể đi lại trên đó. Do ảnh hưởng của thời tiết, bề mặt của cánh đồng muối nứt ra tạo thành những hình lục lăng cực đẹp. Tới mùa mưa, những khu hồ lân cận tuôn nước tràn vào khiến hai cánh đồng biến thành biển muối mênh mông. Ngày nay, Salar de Uyuni đã trở thành địa danh nổi tiếng, thu hút du khách ở khắp nơi trên thế giới.
2. “Cung điện bông gòn” Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ
Trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, “Pamukkale” có nghĩa là “cung điện bông gòn trắng”. Từ xa nhìn về Pamukkale, ai cũng tưởng đó là một ngọn đồi tuyết phủ trắng in trên triền núi bao quanh, thực chất đó là kết quả của sự cấu thành giữa khoáng chất và nước đặc biệt tại vùng này.
Pamukkale được biết đến một phần vì đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nhưng quan trọng hơn vùng đất này sở hữu suối nước nóng rất giàu khoáng chất, có khả năng chữa bệnh từ hàng ngàn năm trước. Theo truyền thuyết cổ xưa, các vùng nước trong những chiếc bể tự nhiên này có thể dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thấp khớp, các vấn đề về tuần hoàn, rối loạn thần kinh, chứng bệnh tiêu hóa, kiệt sức, bệnh về mắt, bệnh ngoài da và các rối loạn dinh dưỡng. Tại khu vực này có khoảng 17 suối nước nóng nhiệt độ 35 độ C đến 100 độ C.
3. Ngắm “tảng đá bánh” ở Punakaiki, New Zealand
Punakaiki là một thị trấn nhỏ trên bờ biển phía Tây của đảo South Island (New Zealand), nơi nổi tiếng bởi những tảng đá bánh xếp chồng lên nhau. Rất nhiều du khách tò mò muốn đến thăm vùng đất này chỉ để chiêm ngưỡng những tảng đá kỳ thú, được hình thành bởi hiện tượng xói mòn qua hàng ngàn năm.
4. Dòng sông băng Perito Moreno, Argentina
Sông băng này nằm trong Công viên Sông băng Quốc gia Los, phía tây nam tỉnh Santa Cruz, Argentina.
Dòng sông được đặt tên theo nhà thám hiểm Francisco Moreno, người đã nghiên cứu khu vực này từ thế kỷ XIX và đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ Argentina khi nước này tranh chấp biên giới với Chile.
Với chiều rộng 5km, sâu 170m và chiều cao trung bình trên mặt nước lên tới 74m, Perito là một trong ba dòng sông băng trong khu vực vẫn tiếp tục mở rộng. Theo chu kỳ trong bình 4 – 5 năm một lần, con sông sẽ chảy qua đoạn hình chữ L ở hồ Lago Argentino (hồ nước ngọt lớn nhất ở Argentina), tạo thành một cái đập chia đôi hồ.
5. Điểm Zabriskie, Thung lũng Chết, Hoa Kỳ
Video đang HOT
Có lẽ điểm nổi tiếng nhất ở Thung lũng Chết là Zabriskie với những cảnh quan nhấp nhô màu sắc rực rỡ của các rãnh, đồi núi, bùn ở rìa của dãy núi đen. Những dải núi đan chéo với nhau được tạo bởi các trầm tích từ Furnace Creek Lake (Hồ Nung) được nung khô từ cách đây 5 triệu năm trước.
6. Giant’s Causeway, Northern Ireland
Là di sản thế giới duy nhất của Bắc Ireland được UNESCO công nhận, Giant Causeway là một điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp hấp dẫn và có sức ám ảnh.
Giant’s Causeway là khu vực ngự trị của khoảng 40.000 cột đá bazan đan xen với nhau, kết quả của những vụ núi lửa phun trào thời cổ đại, cách đây từ 50-60 triệu năm. Phần trên của những cột trụ này tạo thành những bậc thang dẫn từ chân vách đá và biến mất dưới biển. Phần lớn các cột có hình 6 cạnh, mặc dù cũng có cái 4,5,7 hoặc đến 8 cạnh. Cột cao nhất vào khoảng 12 m. Đằng sau di sản độc đáo này có rất nhiều truyền thuyết hấp dẫn và đầy huyền bí càng tạo thêm sự kỳ bí và sức thu hút của Giant’s Causeway đối với khách du lịch.
7. Cappadocia, Turkey
Cappadocia, một địa danh cũng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo cho du khách cảm giác bất ngờ về những công trình bằng đá và hệ thống thành phố ngầm dưới lòng đất.
Có nhiều địa điểm tham quan lý thú ở Cappadocia: thung lũng Goreme, thung lũng nấm, công viên quốc gia và nhà thờ đá, các thành phố ngầm dưới lòng đất Kaymakli, Derinkuyu, Ozkonk, thung lũng Zelve, thung lũng Urgup, vùng Avanos và làng nung gốm, dệt thảm truyền thống.
Vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 11), có nhiều hoạt động ngoài trời được ưa thích như bay trên khinh khí cầu ngắm vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của Cappadocia, đi bộ, cưỡi ngựa, đi xe máy hoặc đạp xe địa hình khám phá xung quanh thung lũng.
8. Sa mạc trắng, Ai Cập
Nằm ở miền Tây Ai Cập, vùng Sa mạc trắng (Sahara et Beyda) là một vùng sa mạc được bao phủ một lớp phấn trắng hay những núi đá màu kem. Sa mạc trắng bắt đầu từ khoảng 45 km về phía bắc Farafra.
Sa mạc trắng như tuyết này được tạo nên bởi đá phấn xuất hiện cách đây nhiều năm, mà các nhà địa chất gọi là “vân phong hóa”. Sự xói mòn của các hạt đá phấn mềm làm lộ ra tảng đá cứng hình dáng kì lạ. Những cây nấm đá cao 10-15 feet là tảng đá vôi bị mòn đi do sự kết hợp của gió và cát thổi với tốc độ cao từ hàng ngàn năm nay.
9. Công viên Quốc gia Yellowstone, Hoa Kỳ
Vườn quốc gia Yellowstone của Hoa Kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới bởi cảnh quan độc đáo và hoạt động địa nhiệt đặc biệt nơi đây. Vườn quốc gia này trải rộng qua một phần của các bang như Wyoming, Montana và Idaho. Đây là niềm tự hào của người dân Mỹ với 10.000 mạch nước nóng – chiếm đến một nửa số mạch nước nóng trên toàn thế giới và vào khoảng 300 mạch nước phun trào từ lòng đất.
Ngoài ra, vườn Yellowstone còn thu hút rất đông du khách đến chiêm ngưỡng mạch nước phun Old Faithful, suối nước nóng, rặng núi Grand Canyon hay nhiều loài thú hoang dã như gấu Bắc cực, chó sói, nai sừng tấm, bò rừng…
10. Hverir, khu vực địa nhiệt, khu vực phía đông bắc Ai-len
Iceland là một thiên đường cho phong cảnh siêu thực, một trong số đó là Hverir – một khu vực địa nhiệt phía Đông của Reykjahlí. Khu vực này vẫn đang hoạt động với những vũng nước lưu huỳnh sủi bọt và bốc hơi đi.
11. Cồn cát đỏ Sossusvlei, Namibia
Sossusvlei như một chảo muối và đất sét bao quanh bởi những đụn cát cao màu đỏ, nằm ở phần phía nam của Sa mạc Namib, trong vườn quốc gia Namib-Naukluft của Namibia. Tên “Sossusvlei” mang ý nghĩa mở rộng chỉ các khu vực xung quanh (bao gồm cả vleis, cồn cao), một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của Namibia.
12. Eaglehawk Neck, Tasmania
Ở phía nam Tasmania, Eaglehawk Neck (cổ diều hâu) là dải đất hẹp kết nối lục địa Tasmania với bán đảo Tasmania. Đặc trưng của EagleHawk Neck (cổ diều hâu) là bề mặt như mặt đường lát đá. Đó chính là kết quả của sự xói mòn đá lâu đời ở nơi đây.
13. Công viên quốc gia Timanfaya, Lanzarote
Những trận phun trào núi lửa rất lớn diễn ra tại Lanzarote vào năm 1730 đã nhấn chìm hơn 1/3 diện tích của hòn đảo này trong biển nham thạch. Ngày nay, các lớp nham thạch đã hình thành diện mạo vô cùng độc đáo cho cảnh quan thiên nhiên của công viên núi lửa Timanfaya. Đến đây, du khách ngỡ như mình đang du ngoạn trên mặt trăng vậy. Nét đẹp lạ kỳ và hiếm thấy tại công viên núi lửa Timanfaya đã thu hút khoảng một triệu lượt du khách đến tham quan hàng năm.
14. “Tiểu Tây tạng” Ladakh, Ấn Độ
Được mệnh danh là vương quốc tiểu Tây Tạng trên đất Ấn Độ do có địa hình khí hậu và văn hóa rất giống với Tây Tạng, Ladakh là một vùng đất rất đặc biệt, nơi Phật Pháp nói chung và Truyền Thừa Drukpa nói riêng phát triển mạnh mẽ, tạo nên một nền văn hóa Phật giáo đầy sống động và thịnh vượng. Cộng thêm với những nét văn hóa đặc thù của dãy tuyết sơn Himalaya, mảnh đất này sở hữu vẻ đẹp của sự pha trộn giữa hoang dã và bí ẩn.
15. “Hố thần tiên” Cenotes, Mexico
Cenote hay còn được gọi với cái tên đáng tự hào “Hố thần tiên” nằm trên bán đảo Yucatan, phía Nam khu resort Cancun ở Mexico. “Hố thần tiên” là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với khách du lịch thế giới.
Bán đảo Yucatan ban đầu có một phần là rặng san hô và đá vôi, chìm sâu dưới đáy đại dương. Trải qua nhiều năm bị nước biển bào mòn, đẽo gọt, chúng trở thành những thạch nhũ có hình dáng kỳ lạ. Đồng thời, một hố sâu tới hơn 30 mét đã hình thành giữa những vách đá vôi. Ngày nay, Cenote đã trở thành “thánh địa” cho những ai yêu thích các bộ môn thể thao dưới nước: bơi, lặn ngắm san hô.
Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh
Người dân sống quanh Thung lũng Chết vẫn chạy bộ ngoài trời đều đặn, dưới cái nóng hơn 42 độ C.
Khoảng 300-400 người sống quanh năm ở Thung lũng Chết, một trong những nơi nóng nhất hành tinh với nhiệt độ cao nhất lên tới 54 độ C. Phần lớn là nhân viên của vườn quốc gia Death Valley (Thung lũng Chết), bang California và các khách sạn địa phương. Dưới đây là chia sẻ của những người dân về việc sống ở một trong những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt nhất thế giới như thế nào.
Trẻ em tổ chức một buổi bán bánh nướng tại cộng đồng dân cư Cow Creek, cách vườn quốc gia Thung lũng Chết hơn một giờ đi xe.
Chiều ngày 16/8/2020, nhiệt độ ở vườn quốc gia này chạm ngưỡng 54 độ C - mức kỷ lục và cũng có khả năng là mức cao nhất từng được ghi nhận trên trái đất. Nhưng với những người sống gần trạm Furnace Creek - khu vực đo được nhiệt độ nóng kỷ lục - ngày tháng 8 hôm đó cũng chỉ giống như mọi ngày khác trong năm.
Brandi Stewart, nhân viên thông tin của vườn quốc gia, cho biết hầu hết các ngày tháng 7 và 8 mọi năm, bạn đều có cảm giác như đang đi vào lò nướng. "Nóng hầm hập. Bạn đi ra ngoài và ngay lập tức bạn cảm thấy hơi nóng trên da của bạn. Không khí khô, và bạn không cảm thấy ướt mồ hôi vì chúng đã bốc hơi ngay lập tức", Stewart nói.
"Trò chuyện qua điện thoại, tôi thường nghe bạn bè kể: 'Nhiệt độ ngoài trời là 26 độ C, và tớ đang mặc quần short và áo phông'. Nhưng nếu phải đến đó, chắc chắn tôi sẽ mặc quần áo dài", cô cho hay.
Suốt tháng 8, nhiệt độ ban ngày tại thung lũng vào khoảng 43 - 51 độ C. Vào ban đêm, thời tiết vào khoảng 32 độ C trở lên. Bất chấp cái nóng, người dân vẫn làm việc, gặp gỡ giao lưu và tập thể dục ngoài trời.
Patrick Taylor, trưởng bộ phận thông tin khách hàng tại vườn quốc gia, cho biết ai cũng cần thời gian để làm quen với cái nóng. Mùa hè đầu tiên của anh ở nơi này diễn ra "khá khó khăn". Khi cơ thể không thể thích nghi với nhiệt độ quá cao, con người có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, phần lớn mọi người sẽ thích nghi sau một vài tuần. Để quen với thời tiết nóng nực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Song không khi ở Thung lũng Chết rất khô, điều đó khiến mồ hôi bay hơi nhanh và làm mát cơ thể hiệu quả hơn.
Taylor cho biết anh và những người khác mất khoảng một năm để hoàn toàn quen với thời tiết khắc nghiệt ở trạm Furnace Creek. "Tôi không biết liệu có ai đó thực sự thích nhiệt kế chỉ hơn 51 độ C không, nhưng thực tế mọi thứ không đáng sợ như vậy", người đàn ông 7 năm ở trạm Furnace Creek cho hay.
Những đứa trẻ sống ở Thung lũng Chết vui chơi ngoài trời dưới cái nắng khắc nghiệt.
Cow Creek, làng Timbisha Shoshone và Stovepipe Wells, ba cộng đồng chính có người sống quanh năm của Thung lũng Chết, đều ở xa. Thị trấn gần vườn quốc gia nhất cách đó một giờ lái xe. Do đó, một số trẻ em sống ở đây đi xe bus hàng tiếng đồng hồ để đến trường. Taylor và vợ quyết định cho cô con gái 5 tuổi ở nhà.
Khu Cow Creek có khoảng 80 ngôi nhà, người dân có thể đi bộ dễ dàng đến thăm nhau. Tại đây có một phòng tập thể dục chung, sân chơi, thư viện. Mọi nhà đều lắp hai loại điều hòa: loại điều hòa thông thường và máy làm mát không khí. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng dùng, có gia đình không bao giờ dùng điều hòa nhiệt độ, dù nhiệt kế trong nhà chỉ ngưỡng 35 độ C. Họ muốn tiết kiệm tiền.
Taylor cho biết, nơi làm việc của anh có xu hướng thu hút những người muốn làm việc chăm chỉ, và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Người thân của những cư dân Thung Lũng Chết không thích ghé thăm họ vào mùa hè, nên chủ yếu hàng xóm láng giềng dành thời gian quây quần bên nhau.
150 nhân viên Dịch vụ Vườn quốc gia trong khu vực đã thành lập nhiều các câu lạc bộ để sinh hoạt chung: câu lạc bộ sách, thủ công, chạy bộ... Nhiều người thấy bất ngờ khi họ chạy ở ngoài trời vào tháng 7, khi thời tiết luôn trên ngưỡng hơn 40 độ C. Và Taylor khẳng định điều này hoàn toàn đúng. Trong đại dịch, quy định giãn cách khiến người dân khó tổ chức những hoạt động tập thể hơn trước. Nhưng họ vẫn gặp nhau qua các cuộc họp online.
Taylor nói rằng họ không bao giờ khuyên du khách chạy bộ ở Thung lũng Chết vào mùa hè. Nhưng với các nhân viên, khi họ chạy mỗi ngày và cơ thể quen với nhiệt độ 48,3 độ C, thì nhiệt kế có chỉ 48,8 độ C cũng không quan trọng.
Dù vậy, mọi người vẫn luôn chú trọng đến thời tiết khắc nghiệt khi hoạt động ngoài trời. Taylor và gia đình không bao giờ ra khỏi nhà mà không có điện thoại vệ tinh dự phòng, đề phòng mất sóng. Stewart không lái xe đến cửa hàng tạp hóa mà vắng mặt bạn trai và một bình nước lớn. Nỗi sợ hãi lớn nhất của Stewart là xe bị thủng lốp hay trục trặc. Vì vậy cô kiểm tra ôtô liên tục để tránh trường hợp bị mắc kẹt ở một khu vực hẻo lánh. Taylor và Stewart cho biết họ đều yêu cầu du khách phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự tron vườn quốc gia.
Ngoài Covid-19, cộng đồng ở Thung lũng Chết cũng phải đối mặt với một mối đe dọa lớn khác: biến đổi khí hậu. Sáu trong 10 tháng nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận đã diễn ra trong 20 năm qua. Tháng 7/2018, khu vực này đã lập kỷ lục thế giới về tháng nóng nhất từng ghi nhận, với nhiệt độ trung bình hơn 42 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ khiến việc kết nối mọi người trong cộng đồng khó khăn hơn. Trước đây, họ có thể tụ tập một tháng một lần để làm tiệc nướng BBQ vào ban đêm. Nhưng năm nay nhiệt độ cao hơn, nên 4-5 tháng các cư dân mới có thể tụ họp một lần.
Những kiệt tác thiên nhiên tuyệt vời nhất hành tinh Các kỳ quan thiên nhiên có đủ hình dạng và kích cỡ. Từ Bờ biển Na Pali của Hawaii đến Hẻm núi Verdon ở đông nam nước Pháp, những địa điểm đáng kinh ngạc này xuất hiện trên khắp hành tinh. Biển Chết, Israel và Jordan Nằm ở độ cao 430m so với mực nước biển, Biển Chết là vùng nước thấp nhất...