Ghê sợ người yêu tàn độc
Tôi cắn răng chịu đựng, tiếp tục quen và cho anh ta thỏa mãn mỗi khi có nhu cầu. Đến khi không chịu được nữa, tôi buông xuôi, chặn số điện thoại, anh gọi về kể lể với mẹ tôi.
20 tuổi, tôi có vết sẹo trong tâm hồn và nếu vĩnh viễn rời xa cuộc đời ở tuổi này thì xin mang chôn theo nắm đất. Tôi là cô gái dễ thương, tính tình vui vẻ, được nhiều người biết đến và yêu quý. Vì sự sexy vốn có nên nhiều đàn ông theo đuổi.
Năm 18 tuổi tôi có mối tình đầu, yêu tha thiết đến cuồng dại. Anh thành đạt, trìu mến, yêu thương tôi, sau này tôi biết anh có gia đình rồi. Tôi đau khổ rút lui khi biết gia đình anh lục đục vì mình, dù bản thân cũng chỉ là nạn nhân. Điều đặc biệt, giữa chúng tôi vẫn trong sáng vì anh gìn giữ cho tôi.
Sóng gió bắt đầu khi tôi 20 tuổi, có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ cuộc đời mình đường tình duyên trắc trở như thế. Tôi quen người này hơn 8 tuổi trong một dịp đi làm thêm, rồi trao đổi số điện thoại, nhắn tin, nói chuyện, gặp gỡ uống cà phê. Anh tán tỉnh, nói đã có vợ và con gái nhưng ly dị 2 năm rồi. Cũng như bao người khác, khi tán tỉnh tôi anh dỗ ngon dỗ ngọt, nhẹ nhàng, khi lấy đi đời con gái của tôi sau 7 lần dụ dỗ thì vỏ bọc ấy lòi ra.
Anh giở thói gia trưởng, áp đặt, không cho tôi chơi với người này người kia, bắt tôi làm theo ý, không được nói chuyện điện thoại hay nhắn tin cho đàn ông. Khi không vừa lòng thì nạt nộ, chửi thề. “Trời đánh tránh bữa ăn”, vậy mà dẫn tôi đi ăn cũng chửi oang oang, tôi ăn cơm chan với nước mắt, tồi tệ hơn còn đánh đập tôi rất nhiều lần, xong rồi anh lại qua xin lỗi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi sống trong sợ hãi tột cùng, đánh mất chính mình, mất đi sự hiền dịu vốn có, nhiều lần chia tay không thành bởi anh luôn hù dọa sẽ nói chuyện chúng tôi vượt quá giới hạn cho ba mẹ biết. Tôi cắn răng chịu đựng, tiếp tục quen và cho anh ta thỏa mãn mỗi khi có nhu cầu. Đến khi không chịu được nữa, tôi buông xuôi, chặn số điện thoại, anh gọi về cho mẹ tôi và kể lể. Tôi biết mẹ buồn và thất vọng về mình lắm.
Dường như anh ta chưa buông tha cho tôi, phát hiện vỡ kế hoạch, anh ta muốn cưới nhưng tôi không đồng ý, làm sao có thể sống với một người đàn ông như vậy. Anh ta đưa cho tôi tiền đi giải quyết rồi để tôi tự lo, không một tin nhắn, cuộc gọi hỏi han, mặc cho tôi khổ sở.
Thời gian trôi qua, tôi dần nguôi ngoai, đi du lịch xa để khuây khoả trong lòng. Rồi anh ta lại tìm đến tôi xin lỗi, thề thốt làm đủ cách mong tôi tha thứ. Tính tôi yếu mềm, thương người, lại cho anh ta cơ hội làm tổn thương mình thêm lần nữa với hy vọng sẽ thay đổi được bản tính, cảm hoá cái xấu xa trong con người ấy. Vậy mà anh ta vẫn tính nào tật nấy, những lúc cãi nhau đánh đập tôi dã man. Mua quà cho tôi đều kể lể, dẫn tôi đi ăn gì cũng nói ra, bắt tôi trả lại những gì đã mua cho tôi. Tôi đem trả những thứ ấy, anh ta không chịu, bắt tôi trả đúng số tiền đã mua. Tôi cảm thấy ghê sợ con người này.
Tôi cũng đành chấp nhận, đem tài sản của mình cầm cố để trả anh ta. Giờ tôi đang loay hoay với số nợ, anh ta biết được điểm yếu đó, luôn hù dọa sẽ cho ba mẹ biết tôi cầm đồ, từng phá thai. Anh ta luôn miệng nói yêu tôi mà đối xử với tôi đê hèn, dồn tôi vô bước đường cùng.
Tôi hay đi chùa, mong nghiệp chướng của mình nhẹ lại, nghe sư thầy giảng đạo và tụng kinh, cầu mong anh buông tha cho tôi. Cũng là một kiếp người, có lẽ ông trời bắt tôi nếm trải những điều đó, gặp những con người tàn độc như vậy để sau này hy vọng sẽ tìm được người yêu thương mình hết mực, tha thứ và hiểu cho những gì tôi đã trải qua. Rồi tôi sẽ hạnh phúc thôi, được mọi người ngưỡng mộ như mối tình đầu đã làm cho tôi, con người mà, đâu ai đau khổ mãi.
Theo VNE
Lập nhóm làm thêm vụ tết
Không còn lo bị các trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo, cũng không còn cảnh chờ việc, tết này nhiều sinh viên các trường ĐH ở Hà Nội đã tự đứng ra lập nhóm làm thêm.
Một nhóm sinh viên làm công việc dọn dẹp nhà cửa cho khách - Ảnh: T.H
Ngoài kiếm thêm thu nhập, các bạn trẻ còn muốn được trải nghiệm cuộc sống, chia sẻ khó khăn với gia đình, bạn bè.
Chuẩn bị cho vụ làm thêm dịp tết, từ cuối tháng 11, Nguyễn Phi Hưởng, sinh viên (SV) Trường ĐH Giao thông Hà Nội, cùng một số bạn học lập Trung tâm Công Thành, chuyên dịch vụ dọn vệ sinh nhà cửa. Khác với nhiều trung tâm giới thiệu việc làm và công ty dọn vệ sinh, trung tâm này không thu phí môi giới và sẵn sàng tạo việc làm cho tất cả những SV muốn làm thêm.
Theo Hưởng, công việc dọn dẹp nhà cửa lau chùi đồ đạc hay dọn văn phòng... không đòi hỏi nhiều thời gian và khá linh hoạt, nếu ai bận học, bận thi có thể đổi ca cho nhau. Do công việc thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm có 2 - 4 người, nên giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng trong những ngày cuối năm.
Dù mới thành lập, trung tâm đã tạo việc làm thường xuyên cho 30 SV với giá dịch vụ khá "mềm" 35.000 đồng/giờ, trung bình mỗi lần dọn dẹp, mức thù lao khoảng 100.000 đồng/người. Vào những ngày cận tết, thù lao có thể lên tới 150.000 - 200.000 đồng/người. Hưởng chia sẻ: "Những thành viên trong nhóm đều là SV xa nhà muốn kiếm thêm thu nhập trong những ngày cuối năm nhằm phụ giúp gia đình. Nhiều người nghĩ, công việc lau chùi, dọn dẹp nhà cửa thường là của chị em phụ nữ, đàn ông ai lại đi làm việc này, nhưng với nhóm bọn mình, làm việc gì không quan trọng bằng việc mình học được gì qua công việc đó".
Nhu cầu đi lại trong dịp tết luôn là vấn đề bức xúc của người dân. Một số nhóm SV Trường ĐH Mỏ Địa chất và Trường ĐH Ngoại thương lại chọn cách lập nhóm xe ôm phục vụ mùa tết với mức giá khá cạnh tranh 4.000 đồng/km, rẻ hơn 20% so với giá thị trường. Thời gian hoạt động 2 ca/ngày, từ 7 giờ 30 - 12 giờ và từ 14 giờ - 19 giờ. Thu Phương, SV Trường ĐH Ngoại thương, chia sẻ: "Chúng mình là SV ở trọ gần khu vực Bến xe Gia Lâm và Bến xe Mỹ Đình nên quyết định lập nhóm xe ôm SV vừa để giúp bạn bè kiếm thêm trang trải cuộc sống, vừa giúp đỡ mọi người với chi phí rẻ hơn 20% so với xe ôm thông thường. Chỉ cần a lô trước, chúng mình sẽ sắp xếp đi đưa đón nhiệt tình nhất".
Ngoài dọn vệ sinh nhà cửa và xe ôm, giúp việc theo giờ là công việc được nhiều bạn SV nữ lựa chọn. Trên trang Facebook, Hội SV giúp việc nhà theo giờ có một lực lượng đông đảo với hơn 2.000 thành viên. Vi Thị Cảnh, SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân, chia sẻ: "Có thể bọn mình chưa được đào tạo bài bản, nhưng bù lại bọn mình có sự nhiệt tình, giá cả phải chăng, điều quan trọng nhất là sự trung thực. Khách hàng không hài lòng, bọn mình sẵn sàng làm lại miễn phí".
Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, nói: "Lập nhóm làm thêm là cách an toàn giúp SV tránh những rủi ro gặp phải trong quá trình xin việc. SV vừa đi học vừa làm thêm kiếm tiền không chỉ để trải nghiệm về cuộc sống, các bạn còn chia sẻ với gia đình, với bản thân, với xã hội... Thái độ làm việc tận tâm, trách nhiệm của các bạn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc trong tương lai".
Theo TNO
Tôi làm khách khai trương Sau khi được đứa bạn nhượng lại cho suất đi làm thêm thì tôi bắt đầu đi làm khách khai trương. Công việc rất là nhàn, chỉ cần có mặt đúng giờ về đúng giờ, tiền công là 60.000đ cho 2 tiếng buổi trưa. Nghe đứa bạn phổ biến vậy tôi hào hứng hẳn lên. 9 giờ sáng sau khi học xong tiết...