Ghê sợ kẻ vác dao truy sát cả nhà
Chỉ vì mẹ ruột không cho mượn tiền trả nợ, Thông đã ra tay cuồng sát cả nhà theo cách kinh hoàng nhất.
Bị cáo Phạm Văn Thông tại tòa sáng 20/8
Ngày 20/8, Toà phúc thẩm thuộc TAND tối cao tại TP.HCM chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh Đồng Nai xử theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo Phạm Văn Thông (SN 1976, ngụ Đồng Nai) về tội “giết người”.
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 20h45″ ngày 16/1/2011, Thông ngồi ăn cơm với gia đình, có nhâm nhi vài chén rượu. Sau bữa cơm, Thông hỏi mượn tiền của mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Thơi (SN 1952) để trả nợ. Tuy nhiên vì tuổi đã cao, không làm gì ra tiền nên bà không có để cho con trai mượn. Chỉ có thế mà Thông bực tức đứng dậy hắt đổ bàn nước rồi lớn tiếng đe doạ sẽ giết mẹ.
Thấy Thông hậm hực xuống bếp, bà Thơi vẫn nghĩ con chỉ nói thế nên bế cháu Phạm Thị Ngọc Ánh (SN 2008, con của Thông) lại võng nằm. Nào ngờ khi bà vừa ngồi xuống, Thông đã xách con dao từ dưới bếp đi thẳng đến võng chém một nhát vào đầu con gái. Chưa dừng ở đó, tên này lại giơ dao chém tiếp nhát thứ 2 thì bà Thơi đưa tay ra đỡ nên dao trượt xuống trán bé gái.
Lúc này chị Mai Thị Loan (SN 1980, là vợ Thông) chạy vào can ngăn. Nhưng Thông không hề nương tay mà quay sang chém nhiều nhát vào người vợ. Quá hoảng sợ, mẹ ruột của Thông cùng cô con dâu bế cháu gái chạy ra sân tìm đường chạy trốn. Nào ngờ tên nghịch tử vẫn tiếp tục cầm dao đuổi theo chém nhiều nhát vào người mẹ cho đến khi bà té quỵ, bất tỉnh. Nghe tin báo, anh Phạm Văn Trưởng (là anh trai của Thông) chạy đến cũng bị Thông cầm dao rượt đuổi. Tuy nhiên may mắn cho anh này tránh được nhát dao hiểm của gã em trai cuồng loạn.
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, công an xã đã đến khống chế và bắt giữ nghịch tử và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Theo giám định, cháu Ánh bị Thông chém vỡ trán, lõm sọ, tỷ lệ thương tật toàn bộ 30%. Bà Thơi mang nhiều thương tích nhất với tỷ lệ thương tật 33%. Còn chị Loan chỉ bị thương nhẹ.
Video đang HOT
Với kết quả giám định của Trung tâm pháp y tâm thần TW phân viện phía Nam kết luận Thông bị biến đổi nhân cách hành vi do rượu. Ngoài ra bị cáo còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác như ăn năn, thành khần, gia đình khó khăn, phạm tội chưa đạt… nên TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt bị cáo mức án 12 năm tù vì tội “Giết người”. Ngay sau đó Viện Trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai kháng cáo kháng nghị tăng hình phạt với Thông vì cho rằng mức án cấp sơ thẩm đưa ra là quá nhẹ. Riêng Thông thì lại làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về bên mẹ già, con thơ.
Trong phiên toà phúc thẩm sáng 20/8, gã con trai bất hiếu vẫn nhem nhẻm chối tội. Thông luôn miện cho rằng không hiểu vì sao gã có thể hành động bất nhân như thế với vợ, mẹ và con gái. Tuy nhiên khi được hỏi “Bị cáo có say rượu không?” thì Thông lại trả lời mình rất tỉnh táo. HĐXX toà phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM nhận định hành vi của Thông là côn đồ, mất hết tính người với nhiều tình tiết tăng nặng là giết nhiều người, giết mẹ, giết người già và giết trẻ em. Mặc dù các nạn nhân may mắn thoát chết nhưng đó là ngoài ý muốn của Thông. Vì trên thực tế bị cáo đã dùng dao chém vào vùng thứ yếu trên thân thể bị hại với mục đích tước đoạt mạng sống của các nạn nhân.
Do đó HĐXX tuyên bác kháng cáo của bị cáo, chấp nhận kháng nghị, sửa án sơ thẩm, tuyên Phạm Văn Thông phạm tội “Giết người” với mức án 14 năm tù mới đủ sức răn đe.
Theo VNE
Kêu oan cho cha bị tội 'giết mẹ thả trôi sông'
"Nỗi đau mất mẹ đối với một người con đã là quá lớn, trong khi đó cha tôi lại phải gánh thêm trên vai nỗi oan giết mẹ".
Với niềm tin mãnh liệt, suốt 5 năm qua Huỳnh Thị Huyền Trâm (25 tuổi, ngụ Vĩnh Long) đã gửi đến các cơ quan chức năng những lá đơn chứa đầy nước mắt, khẩn thiết kêu oan cho cha mẹ bị kết tội trong vụ án "giết mẹ thả trôi sông" từng gây chấn động vùng quê sông nước.
Trâm ngóng cha trong phiên toà ngày 28/2. Ảnh: Thiên Phước
Theo hồ sơ vụ án, bà Dương Thị Tám (78 tuổi, Vĩnh Long) sống với vợ chồng người con trai út là Huỳnh Văn Quyên và Lê Thị Tám làm nghề bán bún. Do tuổi cao, bà Tám thường khắt khe, hay rầy la con cháu dẫn đến cuộc sống gia đình nhiều bất hòa. Mâu thuẫn càng lên cao khi bà Tám có ý định bán đất chia đều cho các con gái nhưng Quyên không đồng ý.
Khoảng 2h sáng ngày 7/2/2007, Quyên gọi mẹ dậy để đi đám giỗ. Do từ chiều tối hôm trước bà Tám đã có chuyện rầy la vợ chồng Quyên nên khi thức dậy bà này tiếp tục cằn nhằn, la mắng. Thấy vậy, cậu con trai nổi giận bóp cổ mẹ trên giường.
Cơ quan điều tra cho rằng, chứng kiến sự việc, Tám cũng chạy đến đè hai chân của mẹ chồng cho đến khi bà bất động mới buông ra. Nghĩ mẹ đã chết, vợ chồng Quyên khiêng xác xuống xuồng chở ra sông giấu. Hành vi của họ bị bà Trần Thị Ngọc Yến (trú cùng xã) trông thấy. Trên xuồng, Quyên buộc ngang bụng mẹ một bao tải đựng gạch đá, bê tông rồi hất xuống dòng nước. Hai ngày sau, nghe tin báo phát hiện xác mẹ nổi lên, Quyên bơi xuồng ra chở xác bà Tám về nhà. Trên đường về, đến đoạn sông vắng, cậu con trai tháo dây cột ngang bụng mẹ ném xuống sông để phi tang, tiêu hủy vật chứng.
Ngày 25/9/2008, tại phiên sơ thẩm, vợ chồng Quyên một mực kêu oan và cho rằng những bản khai nhận tội do bị ép cung... Tuy nhiên, TAND tỉnh Vĩnh Long vẫn tuyên phạt Quyên mức án chung thân, Tám nhận 13 năm tù cùng về tội Giết người. Đến ngày 3/3/2010, trong phiên phúc thẩm cho rằng vụ án còn nhiều uẩn khúc, vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên TAND Tối cao đã tuyên hủy bản án sơ thẩm điều tra lại từ đầu.
Mới đây, ngày 28/2, TAND tỉnh Vĩnh Long lại mở phiên sơ thẩm lần 2. Trong phiên tòa này, dù lời khai nhân chứng bất nhất, các bị cáo một mực kêu oan... nhưng cơ quan xét xử vẫn cho rằng Huỳnh Văn Quyên đã giết mẹ rồi dìm xác xuống sông để phi tang. Từ đó HĐXX đã tuyên ông Quyên tù chung thân về tội Giết người, bà Tám đã được thay đổi tội danh Che giấu tội phạm với mức hình phạt 4 năm, 4 tháng 7 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).
Ông Quyên đã yếu đi rất nhiều sau 5 năm bị tạm giam. Ảnh: Thiên Phước
Giữa tháng 4, Ngoisao.net nhận được lá đơn kêu cứu thứ 2 của Trâm, con gái ông Quyên gửi đến. Trâm cho biết, bà nội mất không những để lại cho gia đình Trâm nỗi đau quá lớn. Chưa kịp nguôi ngoai thì cha mẹ cô bị bắt và chịu tiếng đời giết chính mẹ ruột của mình. "Hơn 5 năm qua chúng tôi đã mất đi tiếng cười, mất đi quyền và lòng tự trọng của một con người. Hai em tôi đã bị khắc sâu một tuổi thơ đầy nước mắt và sự khinh khi, nhục mạ của dư luận. Chị em tôi đã sống, đã phấn đấu, đã dìu dắt nhau bằng niềm tin vào công lý. Vì dẫu không ở cạnh chị em tôi nhưng chúng tôi biết trái tim cha mẹ luôn sưởi ấm và dõi theo từng bước chúng tôi đi", Huyền Trâm viết trong đơn.
Đó cũng là lý do để ba chị em Trâm cố gắng dìu nhau để bước trên con đường đời với quá nhiều khó khăn và thử thách khi thiếu vắng mẹ cha. Họ đã bước qua những tháng ngày u tối nhất bằng tiếng đời khinh khi, nguyền rủa, bằng sự nhục mạ, xa lánh của xã hội. "Em gái tôi không dám đến lớp học. Em trai tôi mỗi ngày đi học về lại đầm đìa nước mắt "người ta chỉ vô mặt em, nói em là con của thằng giết mẹ". Mất mát, tủi nhục đã làm tổn thương một tuổi thơ êm đềm của ba chị em tôi", Trâm viết.
Cô cũng bảo cha cô, ông Quyên, đã dạy cô rất nhiều những tấm gương của Nhị Thập Tứ Hiếu. Ông nói, làm người phải lấy chữ hiếu lên trên, phải biết sống sao cho đúng với nghĩa của một con người. "Tôi thấy lòng mình thắt lại với tội danh toà tuyên cho cha khi nhớ lại hình ảnh cha ngày xưa ngồi cắt móng tay cho bà nội, xách nước nóng pha cho nội tắm, hớt hải chạy đi mua thuốc mỗi khi nội nói nhức lưng, ăn uống không được", Trâm nêu.
Theo cô gái trẻ, "Nỗi đau mất mẹ đối với một người con đã là quá lớn, trong khi đó cha tôi phải gánh thêm trên vai nỗi oan giết mẹ, một nỗi oan kêu trời không thấu. Chính sự điều tra oan sai, non yếu của cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Long đã đẩy gia đình tôi vào bước đường cùng, làm tổn thương tinh thần 3 chị em tôi, biến cha mẹ tôi từ một người nông dân chân chất, đầy danh dự và lòng tự trọng, một người con hiếu thảo xuống tầng lớp tận cùng của xã hội, nhân cách chẳng thua gì loài cầm thú".
Chị em Trâm nhạt nhoà nước mắt sau phiên toà. Ảnh: Thiên Phước
Suốt từ ngày cha bị bắt, Trâm bảo cô cũng không nhớ mình đã viết bao nhiêu lá đơn kêu oan, cầu cứu khẩn thiết gửi đến các cơ quan chức năng mong mỏi tìm ra công lý, giải oan cho cha mẹ. "Nhưng cái chúng tôi nhận về là một phiên tòa với hàng loạt những mâu thuẫn từ nhân chứng, vật chứng, thời gian xảy ra vụ án, kết luận pháp y và đến những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra... Vậy mà cha mẹ tôi vẫn phải lĩnh án".
Cô cho biết hiện sức khỏe của ông Quyên đã rất yếu. 5 năm bị bắt giam để phục vụ cho quá trình điều tra đã bào mòn đi của ông quá nhiều, từ thể xác đến tinh thần. Cô tin tưởng cha mẹ mình không vô nhân tính để làm chuyện kinh thiên, động địa giết chết bà nội cô. Mâu thuẫn trong lời khai nhân chứng, trong thời gian xảy ra vụ án, những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra và kết quả pháp y đã đốt cháy hoàn toàn những gì buộc tội cha cô trong bản cáo trạng.
"Tôi tha thiết kính mong quý cơ quan chức năng có thẩm quyền, bằng cái tâm của người cầm cân nảy mực luận đúng người đúng tội. Trả lại cho cha mẹ tôi sự trong sạch và danh dự đã bị chà đạp hơn 5 năm qua. Trả lại cho ba chị em tôi một mái gia đình đúng nghĩa", cuối thư Trâm viết.
Theo VNExpress
Con trai dí dao đòi giết mẹ để lấy 18 chỉ vàng Chỉ vì muốn chiếm đoạt 18 chỉ vàng, số tài sản chắt góp cả đời người của người phụ nữ tàn tật, đứa con trai bất hiếu đã dí dao vào cổ đòi giết mẹ trong đêm khuya. Khoảng 23h ngày 19/4/2012, Trần Ngọc Thuấn (SN 1979), là con trai bà Phạm Thị Thanh (SN 1956) trú tại xóm 5, xã Sơn Giang,...