Ghé quảng trường Senado lịch sử ở Ma Cao
Đến thăm Ma Cao, du khách sẽ được khám phá một địa điểm thú vị với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nét văn hóa pha trộn độc đáo. Và một đại diện cho điểm thu hút của Ma Cao chính là quảng trường nổi tiếng Senado.
Quảng trường Senado, hay còn có tên là Largo do Senado là một quảng trường công cộng ở Ma Cao. Quảng trường năm ở khu vực trung tâm của bán đảo Ma Cao với diện tích khoảng 3700 km2 và trở thành một trong bốn quảng trường lớn nhất ở bán đảo này. Bên cạnh Senado, du khách còn có thể đến thăm các quảng trường khác như : quảng trường Praa do Centro Cultural, quảng trường Praa do Lago Sai Van và quảng trường Praa do Tap Seac. Năm 2005, Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục quốc tế UNESCO đã đưa Senado vào danh sách những di tích lịch sử của Ma Cao.
Toàn cảnh quảng trường Senado.
Quảng trường này được đặt tên như vậy từ triều đại nhà Minh (1368-1644) và nằm trước tòa nhà Leal Senado. Trong suốt thời kỳ bị quân Bồ Đào Nha chiếm đóng, Senado trở thành nơi mà chính quyền địa phương sử dụng để duyệt binh trong những buổi lễ nhậm chức của mình. Vào năm 1940, người ta đã dựng tượng một người lính Bồ Đào Nha tên là Mesquita ở giữa quảng trường. Nguyên nhân là do anh này đã chịu trách nhiệm cho cái chết của nhiều người Trung Quốc trong cuộc đụng độ với nhà Thanh. Nhưng không hiểu vì sao mà bức tượng lại bị người Trung Quốc phá hủy và thay vào đó là một đài phun nước.
Vào đầu thập niên 90, chính quyền đã thuê những chuyên gia Bồ Đào Nha đến để lát những tấm đá khảm hình sóng nhiều màu sắc lên nền quảng trường. Từ đó đến nay, Senado trở thành địa điểm phổ biến cho những hoạt động văn hóa tại Ma Cao. Những tòa nhà xung quanh quảng trường đều có lịch sử lâu đời và mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây. Do vậy, những tòa nhà này được bảo vệ rất kỹ lưỡng và không ai được phép thay đổi vẻ ngoài của chúng.
Video đang HOT
Đài phun nước nổi tiếng của quảng trường Senado.
Có rất nhiều trung tâm mua sắm xung quanh Senado, vì vậy, du khách có thể thỏa sức tham quan và shopping tại những cửa hàng sang trọng ở đây. Chưa hết, khách du lịch cũng được thưởng thức ẩm thực phong phú của Ma Cao tại nhiều nhà hàng truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra những buổi trình diễn pháo hoa, múa lân, múa rồng cũng thường xuyên được tổ chức vào những ngày đặc biệt như Lễ hội mùa Xuân của Trung Quốc hay Lễ Giáng Sinh.
Đi dạo quanh quảng trường Senado, du khách còn được tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác như : nhà thờ St.Dominic, Ruins of St. Paul’s và Grand Lisboa – một khách sạn kiêm sòng bạc vô cùng lộng lẫy, xa hoa.
Theo ĐSPL
Chiến đấu cơ Trung Quốc mắc "bệnh tim"
Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 thế giới về số lượng máy bay chiến đấu, nhưng có chuyên gia quân sự cho rằng đa phần máy bay chiến đấu của Trung Quốc mắc "bệnh tim".
Máy bay J-10 của Trung Quốc được cho là lắp đặt động cơ của Nga.
Phát biểu với tờ "Minh báo" của Hong Kong hôm 13/1, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Ma Cao, ông Antony Wong Dong giải thích máy bay chiến đấu của Trung Quốc có động cơ, bộ phận được coi là "tim" của máy bay chiến đấu, vẫn lệ thuộc vào công nghệ của nước khác như Ukraine..., nếu không thể khắc phục, vị trí thứ hai sẽ bị đe dọa.
Trong khi đó, trang tin của tạp chí chuyên ngành không quân "Flight International" (Anh) vừa công bố Báo cáo Phát triển Không lực Toàn cầu năm 2013, cho thấy Trung Quốc đã vượt Nga, đứng thứ 2 thế giới về số lượng máy bay chiến đấu.
Theo báo cáo, thực lực không quân Trung Quốc đang được tăng cường. Trong năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành bay thử máy bay vận tải chiến lược Y-20, máy bay trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh J-15 cũng được bay thử ở phạm vi rộng hơn.
Xét về số lượng, hiện nay, không quân Trung Quốc có 1.453 chiếc máy bay chiến đấu, chiếm 10% của thế giới, đứng sau Mỹ, nước có 2.740 chiếc máy bay chiến đấu, chiếm 19% của thế giới.
Như vậy, trong năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Nga, nước đứng thứ ba thế giới, có 1.438 chiến đấu cơ, nhưng theo ông Antony Wong Dong, đó là do mấy năm nay Nga có một lượng lớn máy bay già cỗi phải "về hưu", xét về chất lượng, máy bay chiến đấu của Nga vẫn hơn máy bay chiến đấu của Trung Quốc một bậc.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí "Kanwa Defense Review" số tháng 1/2014 phát hành ở Hong Kong cho biết Trung Quốc rất muốn có thêm nhiều động cơ máy bay loại D30Pk-2 sau khi tập đoàn sản xuất động cơ Satun của Nga hoàn thành hợp đồng xuất khẩu phân lô 240 chiếc động cơ D30Pk-2 cho Trung Quốc.
Bên cạnh việc thay thế động cơ cho máy bay đa năng IL-76 MD/TD, những chiếc động cơ D30Pk-2 nhập khẩu từ Nga có thể được Trung Quốc sử dụng làm cơ sở nghiên cứu chế tạo động cơ nội địa WS-18, sản xuất thêm nhiều máy bay ném bom chiến lược H-6K và máy bay vận tải chiến lược Y-20.
Ngoài động cơ D30Pk-2, trong năm 2014, Trung Quốc còn nhập khẩu thêm một lô động cơ AL-31FN mà theo tạp chí "Kanwa Defense Review" là nhằm sản xuất thêm nhiều máy bay chiến đấu J-10.
Theo Lê Minh
Baotintuc.vn
Ra đi tay trắng vì khốn khó trở về... trắng tay (3) Vì cuộc sống khốn khó, bà N. đi chỉ mong giúp gia đình vượt qua khó khăn ai ngờ sập bẫy bọn buôn người. Chuyến đi định mệnh đó đã khiến bà phải lưu lạc, tủi nhục suốt 17 năm ở xứ người. Trở về gặp lại được con cháu bà N. đã thỏa nỗi lòng của 17 năm qua. Nhưng sau niềm...