“Ghế nóng” Agribank chính thức có chủ sau 21 tháng bỏ trống
Ngân hàng Agribank đã chính thức bổ nhiệm ông Trịnh Ngọc Khánh giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc. Như vậy, sau thời gian 21 tháng bị bỏ trống, chiếc ghế tổng giám đốc của Agribank đã có chủ.
Bổ nhiệm ông Trịnh Ngọc Khánh giữ chức Thành viên Hội đồng thành viênkiêm Tổng giám đốc Agribank.
Ngày 15/3, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc Agribank.
Theo đó, ông Trịnh Ngọc Khánh – Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành Agribank được bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Agribank từ ngày 15/4/2013.
Video đang HOT
Với quyết định này, vị trí tổng giám đốc của ngân hàng này đã có chủ, sau thời gian 21 tháng bị bỏ trống.
Agribank đã không có tổng giám đốc kể từ tháng 7/2011, thời điểm ông Phạm Thanh Tân được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Agribank để giữ hàm vụ trưởng, nhận công tác tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
Và trước khi ngồi lên vị trí “ghế nóng” của Agribank, ông Trịnh Ngọc Khánh được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành Agribank thay ông Kiều Trọng Tuyến từ ngày 5/11/2012.
Theo Dantri
52.000 lượng vàng chào bán sáng nay, chỉ "ế" 12.000 lượng
Phiên đấu thầu vàng sáng nay chỉ có 13 thành viên trúng thầu với khối lượng "khớp lệnh" thành công 40.000 lượng vàng. So với khối lượng chào bán, phiên đấu thầu này "ế" tới 12.000 lượng vàng.
Hơn 100 nghìn lượng vàng trong những phiên đấu thầu vừa qua đã chảy về đâu?
Sáng nay 12/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng phiên thứ 6 với khối lượng chào bán lên tới 52.000 lượng vàng (tương đương 2 tấn vàng quy chuẩn) - cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch, chỉ có 13 thành viên/21 thành viên tham gia trúng thầu là 400 lô, tương đương 40.000 lượng vàng.
So với số lượng vàng mà Ngân hàng Nhà nước chào bán, phiên đấu thầu này bị "ế" tới 12.000 lượng vàng. Cũng trong phiên sáng nay, khối lượng cao nhất mà doanh nghiệp tham gia trúng thầu là 100 lô (tương đương 10.000 lượng); Khối lượng trúng thầu thấp nhất là 10 lô, tương đương 1.000 lượng.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, giá trúng thầu cao nhất trong phiên sáng nay là 42,98 triệu đồng/lượng; còn giá trúng thầu thấp nhất là 42,97 triệu đồng/lượng - bằng mức giá sàn mà đơn vị tổ chức đấu thầu đưa ra.
So với giá vàng SJC giao dịch trên thị trường vào cùng thời điểm diễn ra phiên đấu thầu, mức giá đấu thầu thấp nhất vẫn cao. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến phiên đấu thầu vàng hôm nay không bán hết số lượng vàng mà Ngân hàng Nhà nước chào thầu.
Tính chung 6 phiên đấu thầu, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã mua vào 158.200 lượng vàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 14 tổ chức tín dụng và 8 doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về tình hình sử dụng vàng miếng mua từ Ngân hàng Nhà nước, lượng vàng miếng trúng thầu của các đơn vị đã được sử dụng để bán ra thị trường và một phần dùng để tất toán số dư vàng huy động của một số tổ chức tín dụng, góp phần giảm áp lực mua vàng trên thị trường của các tổ chức tín dụng.
Trong thời gian tới, với vai trò là người mua, bán cuối cùng trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích diễn biến của thị trường để tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn để bình ổn thị trường vàng.
Theo Dantri
Cán bộ ngân hàng vỡ nợ 47 tỷ khai cho bạn thân mượn tiền Chiều 4/4, PV Dân trí đã tiếp cận được bà Trần Thị Liễu (33 tuổi), cán bộ tín dụng ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum - người gây xôn xao dư luận vì vừa tuyên bố vỡ nợ 47 tỷ đồng. Theo lời bà Liễu, toàn bộ số tiền đến thời điểm hiện tại, cả gốc lẫn lãi, mà bà đang...