Ghe lật úp, lão ngư 57 tuổi bị nước lũ cuốn trôi
Sáng ngày 1/4, Lực lượng PCLB-TKCN xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho biết: vào sáng cùng ngày, gia đình đã tổ chức an táng ông Trần Thanh Sơn (57 tuổi) bị chết đuối vào chiều tối ngày 31/3.
Theo người dân xung quanh, vào sáng ngày 31/3, trước thông tin mưa lớn, nước lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống ồ ạt, chính quyền địa phương đã thông báo người dân tuyệt đối không nên ra khỏi nhà nhưng vì mưu sinh, lão ngư Trần Thanh Sơn vẫn một mình chèo ghe đến chân cầu Sông Hinh thả lưới đánh cá.
Người dân tìm kiếm thi thể ông Sơn tại chân cầu Sông Hinh
Khoảng nửa tiếng sau, chiếc ghe chở ông Sơn bị nước đánh úp khiến ông rơi xuống nước. Mặc dù bơi rất giỏi nhưng do vướng chiếc áo mưa mặc trên người nên ông Sơn không thoát lên được, bị nước nhấn chìm. Đến chiều tối ngày 31/3, mọi người đã vớt được xác ông Sơn đưa về gia đình mai táng.
Được biết con cái ông sơn đều lập gia đình ở xa, nhà chỉ còn hai vợ vợ chồng già, nguồn sống đều dựa vào nghề đánh cá của ông
Video đang HOT
Theo Bee.net.vn
Lão ngư có duyên với nghề làm phúc
Hơn nửa đời lấy sông làm đất, lấy ghe làm nhà và với tài nghệ lặn nước "siêu hạng" của mình ông Nguyễn Văn Nết, 55 tuổi, thôn La Ỷ, xã Phú Thượng (H. Phú Vang, Thừa Thiên -Huế) đã làm phúc cho nhiều gia đình.
Mấy đời làm nghiệp... lặn xác
Ông Nết là dân vạn chài xuất thân từ vùng quê Vĩ Dạ nghèo khó, mới 15 tuổi ông Nết đã phải nghỉ học theo Cha đi dọc dòng sông kiếm con cá, con tôm đổi lấy "cơm gạo".
Nghiệp lặn của gia đình ông đã trải qua 4 đời, từ đời ông cố và đến ông là đời thứ tư. Cha ông là Nguyễn Văn Hoan, vốn là một tay thợ lặn chuyên tìm xác nổi tiếng cả một vùng Cồn Hến, Đập Đá trên sông Hương. Vì thế mà mấy anh em ông cũng kế thừa theo cái nghiệp "bất đắc dĩ" này.
Gặp ông trên chiếc thuyền nhỏ, trong lúc ông đang quẳng mấy tay lưới xuống nước để giăng cá, Sau khi quần quật với mấy tay lưới xuống dòng nước còn màu vàng đục sau những cơn mưa lớn phũ khắp bầu trời cố đô vừa rồi. Ông ngồi xuống mặt thuyền châm điếu thuốc lá tâm sự: "Tìm xác như là nghiệp của mình, mà đã là nghiệp thì có muốn cũng không bỏ được nên dù mưa bão, đêm tối hay vất vả đến mấy thì cũng phải gắng để tìm... không thì tội lắm". Trên chiếc thuyền nhỏ, ông Nết xuôi ngược dòng sông Hương, thuyền của ông Nết không chỉ dùng vào việc kiếm con cá con tôm để mưu sinh qua ngày mà ông Nết còn dùng nó để cứu người và vớt xác những người xấu số bị tử nạn trên sông. "Nhiều lần đang chạy ghe (thuyền) giao hàng cho khách nhưng phải đến tối mò mới giao kịp hàng cho người ta bởi gặp người chết trôi trên sông, mình không thể làm ngơ được", ông Nết tâm sự.
Duyên số và cái tâm đã "khắc ghi" trong lòng Ông Nết khi nhắc đền cái nghề "rùng rợn" này. Là một con người đàn ông tuổi quá ngũ tuần, từ khi khởi nghiệp "vớt xác chết" đến giờ, hơn nửa đời người, ông cũng không nhớ rõ là anh, em mình đã vớt bao nhiêu người xấu số trên dòng sông này.
Hễ có vụ đuối nước nào hoặc có tai nạn mà có người chết trên sông thì ông Nết và mấy anh em của mình đều được CA tỉnh Thừa Thiên -Huế hay người thân nạn nhân tìm mời cho bằng được để lặn tìm xác người.
Với tài sông nước của mình, ông Nguyễn Văn Nết đã vớt thành công vô số xác ma trên dòng sông Hương
Ông bồi hồi nhớ lại vụ sập cầu cầu Kho Rèn trên sông An Cựu, một nhánh của sông Hương cũng chảy quanh thành phố Huế vào năm 1988 khiến hàng chục người rơi xuống sông thiệt mạng. "Từ 10g đêm hôm xảy ra vụ sập cầu đến 2g sáng hôm sau, 4 anh em tôi cùng với mấy thợ lặn khác được huy động để vớt xác chết. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng tôi vớt được 30 thi thể, lúc đó ai cũng mệt lả người nhưng vì còn nhiều người chưa được tìm thấy nên ai cũng cố gắng dù đã kiệt sức".
Sau sự kiện thương đau đó, ông Nết bỏ cơm mấy ngày liền, nằm dài mấy ngày trời ông mới tỉnh lại. Thế mà hơn 25 năm sau, ông và 3 anh em của ông vẫn không từ bỏ cái nghiệp vớt xác chết... làm phúc ấy.
Hậu nhân Yết Kiêu...
Không chỉ trên sông Hương mà ở các vùng quê lân cận như phá Tam Giang hay đầm cầu Hai nước ngọt Phú Lộc, ông Nết và 3 anh em mình là Nguyễn Văn Chí (60 tuổi), Nguyễn Văn Sết (53 tuổi) và Nguyễn Văn Sưa (đã chết do bị bệnh gan) thường được ưu ái gọi với cái tên "rái cá lặn xác ma". Ông kể cho chúng tôi về trường hợp ông vớt xác một nam sinh viên Đại học Huế bị thất tình rồi làm chuyện dại dột cuối cùng phải nhận lấy cái chết : "Tui đang giăng lưới bắt cá thì nghe tiếng tri hô kêu cứu của một số bà con. Hồi đó tuy nước sông phẳng lặng nhưng lòng sông khá sâu. phải mất cả ngày ngụp lặn ông mới đưa được xác lên bờ." Từ hôm đó, hễ có người nào chết đuối, người ta cũng tìm đến ông để thông báo và ông lại lặng lẽ làm cái việc ân nghĩa ấy.
Bất chợt, ông chèo thuyền rồi ghé vào bờ, lên thuyền ông mời chúng tôi về căn nhà cấp 4 cũ nát ở thôn La Ỷ, xã Phú Thượng. Ông Nết ngậm ngùi: "Cách đây 4 năm, hai chiếc thuyền chở cát tông nhau trên sông Hương, hai mẹ con chủ thuyền rớt xuống sông. Khi tôi lặn vào tận trong mui thuyền thì phát hoảng khi thấy tay người mẹ vẫn còn nắm chặt thành nôi trong khi đứa con vẫn nằm trong nôi, mắt nhắm như đang ngủ. Đưa được 2 mẹ con lên bờ mà tôi vẫn còn thấy xót lòng cho số phận hẩm hiu của họ".
Và năm nào cứ đến mùa mưa bão thì y như rằng công việc "lặn xác ma" của mấy anh em ông Nết lại liên tục tù tì. Những ngày ấy, điện thoại người nhà nạn nhân hoặc bên công an tỉnh gọi ông Nết cứ reo miết, gọi liên hồi để nhờ ông lặn tìm xác.
Dù đã có tuổi nhưng 3 anh em ông Nết vẫn chưa có ai có ý định từ bỏ cái nghiệp lặn tìm xác chết ấy. "Gia đình tui không xem việc lặn xác ma để đổi miếng cơm manh áo, chỉ xem đó là việc giúp người làm phước nên có vất vả mấy cũng cố gắng hết sức", ông Nết trải lòng.
Trên chiếc thuyền đưa chúng tôi trở lại dòng Hương Giang thơ mộng, ông Nguyễn Văn Nết tâm sự: "Già rồi nhưng vẫn còn ham lặn xác ma lắm! Nó như là cái nghiệp thấm sâu vào máu mình rồi, không bỏ được... Nhưng tôi luôn mong mình được thất nghiệp".
Hơn nữa đời hành nghề, nhưng ông Nết Kiêu không đòi tiền của một ai, có người thấy ông vất vả ngày đêm cũng chỉ muốn trả ơn ông nhưng không phải ai ông cũng lấy. Nhiều lần ông mang tiền trả lại cho người ta bởi lí do khá đơn giản là lời quả quyết của ông là : "tôi chỉ làm việc nghĩa". Ông quả đúng với cái tên người dân nơi đây đã đặt cho ông là "Ông già Nết Kiêu" hay hậu duệ của truyền nhân "Yết Kiêu" năm xưa!
Theo PLXH
Quảng Ngãi: Một thanh niên bị lũ cuốn trôi chưa tìm thấy xác Đang đi chơi về thì bị trượt chân té ngã xuống sông. Nhưng do dòng nước lũ chảy xiết nên những người còn lại chỉ còn biết đứng nhìn trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng của nạn nhân. Sông Trường đoạn qua xã Trà Thanh bị đào bới tan tành. (Ảnh chụp tháng 11/2011). Ngày 12/12, ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch...