Ghé Khánh Hòa ăn nem nướng, về Kiên Giang ăn gỏi cá trích
Đặc sản Việt Nam được tổ chức kỷ lục Việt Nam lựa chọn, bình bầu nhằm tìm ra các món ăn đặc trưng, nổi tiếng của 63 tỉnh thành. Dưới đây là danh sách 4 tỉnh có 4 đặc sản không thể không thưởng thức mỗi khi ghé thăm.
Nem nướng Khánh Hòa (Ảnh: Mytour)
Món nem nướng Khánh Hòa là một đặc sản độc nhất, ít nơi nào có được. Khác với loại nem thông thường, chỉ rán và ăn kèm với rau sống, nem nướng Khánh Hòa gồm rất nhiều nguyên liệu: chả giò, tôm, thịt nạc xay, gan lợn, đậu nành, đường, muối, mắm, hành khô, dầu điều, rau sống, chuối xanh, cà rốt, ngò gai, lá nem cuốn.
Một mẹt nem nướng được đến miệng thực khách phải bao gồm đến hơn 10 món, cuộn lại và được chấm với món nước chấm bí truyền. Đó cũng là điểm đặc biệt khiến món ăn này nức tiếng.
Kiên Giang – Gỏi cá trích
Gỏi cá trích (Ảnh: Du lịch)
Gỏi cá trích nổi tiếng ở Kiên Giang, đặc biệt là ở Phú Quốc. Ngoài các đặc sản như nước mắm, hạt tiêu, bún quẩy, món gỏi cá trích là đặc sản nên phải thử một lần khi đến thủ phủ của nước mắm. Được làm từ cá trích phi lê, tỏi, ớt, dừa nạo, chanh tươi, đậu phộng, hành tây, bánh tráng cuốn, bún, các loại rau ăn kèm: lá bứa, xà lách, tía tô, húng lũi…
Sau khi sơ chế và trộn các nguyên liệu lại với nhau, phần pha nước chấm để có món gỏi cá trích “10 điểm” là rất quan trọng. Tùy vào tay nghề của các đầu bếp, tuy nhiên nước chấm và món gỏi này muốn ngon thì các nguyên liệu nhất định phải là tươi sống.
Kon Tum – Gỏi lá
Gỏi lá (Ảnh: Du lịch)
Với 60 loại lá có trong món gỏi lá, món này trở nên độc đáo bởi chính nguyên liệu lá rừnglá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi, chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải… dùng để ăn kèm với thịt ba chỉ luộc, tôm và bì (nem thính), nước chấm làm từ hèm rượu cùng với tôm thịt xay nhuyễn.
Xôi 7 màu (Ảnh: Du lịch Sapa)
Các tỉnh phía Bắc thường có đặc sản xôi kết hợp với các nguyên liệu truyền thống khác để tạo ra đặc sản riêng mình,Lào Cai cũng là một tỉnh có đặc sản như vậy: Món xôi 7 màu. Để có 7 màu của xôi gồm màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm, nâu, màu xanh cửu long, màu xanh chuối, xanh vàng và vàng như một chiếc cầu vồng đủ sắc, người dân tộc Nùng Dín lựa chọn rất nhiều nguyên liệu để nhuộm xôi, đều từ các loài lá thiên nhiên.
Đến Lào Cai, đặc biệt là đến SaPa du khách đều có thể thưởng thức món xôi trứ danh này.
Theo VTC
Chủ nhật vào bếp làm 5 món siêu hấp dẫn cả nhà chỉ đợi đến bữa để được ăn ngay
Món nào cũng ngon và hợp ngày cuối tuần chị em hãy thử nhé!
CHẢ CÁ LÃ VỌNG
Nguyên liệu:
Video đang HOT
- 1 kg cá lăng hoặc cá quả (có thể dùng được cả cá tầm, cá hồi...). Chọn cá lăng vì cá béo ngậy, ngọt thịt ít xương, thơm hơn các loại cá khác.
- Các loại gia vị ướp cá: bột nghệ, mắm tôm, đường trắng, nước mắm, mẻ, riềng, hạt tiêu.
- Các loại rau ăn kèm: thì là, hành lá.
- Bún tươi, lạc rang.
- Nguyên liệu làm nước chấm: ớt, mắm tôm, chanh quả, đường, rượu trắng.
Cách làm:
Cá lăng lọc lấy thịt, rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn (có thể để cả da cá hoặc lọc da tuỳ khẩu vị). Riềng thái nhỏ (khoảng 50gr) cho vào máy xay, thêm 2 thìa canh nước xay nhỏ lọc lấy nước cốt.
Cá đem ướp với: 2 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa canh mẻ làm nhuyễn lọc qua rây, 1 thìa canh mắm tôm lọc qua rây cho mịn, 1-2 thìa cà phê bột nghệ (hoặc 1 thìa canh nước ép củ nghệ tươi), 1 thìa canh đường trắng, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu, nước cốt riềng xay, đi bao tay trộn đều các nguyên liệu ướp trong 1-2h cho ngấm gia vị.
Lạc rang chín, tách vỏ để riêng. Hành hoa, thì là rửa sạch cắt khúc vừa ăn (gốc hành hoa to quá thì chẻ nhỏ).
Cá ngấm gia vị sau khi ướp khoảng 2h mang ra cho vào vỉ nướng than, nướng cá hơi sém mặt là được và trở mặt đều tay để cá được chín đều. Không có bếp than thì nướng qua bằng lò nướng ở nhiệt độ 250 độ trong 15 phút mặt cá nướng hơi sém vàng.
Trường hợp không có các loại lò nướng hoặc bếp than thì cho cá vào rán vàng nhưng như vậy cá sẽ không dậy được mùi thơm.
Cách pha mắm tôm: vẫn như cách mọi người vẫn pha cho mắm tôm ra bát, thêm vào chút đường trắng, rượu trắng, nước cốt chanh đánh bông lên sau đó thêm ớt. Hoặc cho chút dầu ăn vào chảo, đổ mắm tôm và chút rượu vào chưng chín thêm chút đường, hòa cho tan đường đợi mắm tôm nguội mới vắt chanh và cho thêm ớt, nêm nếm cho vừa vị là được.
Phần pha nước chấm tuỳ ý mọi người. Không ăn được mắm tôm thì pha nước mắm chua ngọt, thái nhỏ thêm chút lá thìa là cho vào bát nước chấm.
Dùng bếp từ, hồng ngoại hoặc bếp ga du lịch loại nhỏ như hay ăn lẩu, đặt chảo lên bếp thêm chút dầu, khi ăn thả rau thì là, hành lá, chả cá vào đợi hành lá, thì là chín gắp ra bát dưới nước chấm và thêm chút lạc rang rồi thưởng thức, ăn nóng.
Lưu ý: Nếu bé nhà bạn không ăn được mắm tôm, riềng mẻ... thì mua riêng cho các bé một miếng cá hồi, thái miếng vừa ăn ướp vào một chút bột nghệ, chút bột ngũ vị hương (1/3 thìa thôi nhé), 2 thìa cà phê dầu hào. Đợi ngấm gia vị đem rán vàng hai mặt cho các bé là được.
VỊT NƯỚNG RIỀNG MẺ
Nguyên liệu:
- 1 con vịt
- 3 - 4 thìa mẻ ngấu
- 1 bát con riềng xay
- Nước mắm, mì chính, bột canh vừa đủ
Cách làm:
Vịt đem làm sạch, bóp với muối và dấm trắng để khử mùi hôi.
Chặt vịt thành 5-6 phần để nướng cho nhanh chín hoặc bạn để nguyên con tùy ý.
Cho vịt vào một âu lớn, rồi thêm gia vị nước mắm, mì chính, ít bột canh vào trộn đều. Sau đó thêm mẻ, riềng xay vào trộn tiếp. Để ướp vịt như vậy khoảng ít nhất 1 tiếng.
Chuẩn bị bếp than hoa. Dùng cọ phết dầu ăn lên vỉ nướng vịt để khi nướng vịt không bị dính chặt vào vỉ. Lần lượt xếp vịt lên vỉ. Dùng dây thép nhỏ nẹp chặt hai bên mép vỉ để khi nướng vịt, vỉ không bị bung ra.
Sau khi đã chuẩn bị xong bếp than hoa, xếp vỉ vịt lên trên bếp, rồi nướng. Trong quá trình nướng, thỉnh thoảng phết ít dầu ăn lên trên mặt vịt để vịt không bị cháy.
Lưu ý, trong quá trình nướng bếp than, nên để vịt cách mặt than khoảng 35cm để tránh bụi. Không nên để than tập trung vào giữa bếp, như vậy sẽ làm vịt cháy, vì thế chỉ nên xếp than xung quanh bếp, còn ở giữa để một lớp mỏng, nhiệt độ của than ở xung quanh vẫn đủ làm cá ở giữa chín. Hơn nữa, chỉ nên dùng một chiếc quạt gió nhỏ để thổi than.
Nướng từ từ, không vội vàng để vịt có thể chín đều từ trong ra ngoài. Cứ 2-3 phút lại lật vịt một lần để các mặt vịt chín vàng đều nhau.
Khi vịt chín, lấy vịt nướng riềng mẻ xếp ra đĩa rồi chấm với xì dầu ăn nóng nhé!
NEM NƯỚNG
Nguyên liệu:
- 500 gr thịt heo xay
- 3 muỗng canh bột nem nướng; 1 muỗng cà phê tiêu giả làm đôi; 1/2 nmuỗng cà phê bột tiêu; 1 muỗng cà phê bột nở; 2 muỗng canh nước mắm; 3 muỗng canh nước lạnh; 1 muỗng canh đường
Pha nước chấm:
- 2 muỗng canh hoisin sauce (sốt Hoisin tên gọi thường gọi là sốt hải sản hay Tương hải sản, là một trong các loại nước chấm nước sốt hải sản phổ biến ở Quảng Đông, Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có nước sốt như nước sốt hoisin nhưng công thức và thành phần khác nhau, đó là Tương đen hoặc tương xay dùng để ăn phở hay để chấm, làm gia vị trong các công thức nấu ăn).
- 1 muỗng canh đâu phụng rang giả nhỏ; 2 muỗng canh đường; 1 muỗng cà phê ớt băm; 1 múi tỏi băm; 2 muỗng canh bơ đậu phộng; 200 ml nước lạnh
- Đồ ăn kèm: Xà lách, đồ chua, bún tươi và các loại rau thơm, dưa leo... mỡ hành và đậu phụng rang giả nhỏ
Cách làm:
- Thịt heo xay cho vào 1 cái âu, dùng chày giã (quết) khoảng 15 phút cho thịt dai, sau đó cho hết gia vị cùng với nước lạnh và nước mắm vào, mang bao tay trộn đều. Để thịt trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2-3 tiếng cho thịt cứng lại.
- Qua 2-3 tiếng... lấy thịt ra, xoa 1 chút dầu lên lòng bàn tay, sau đó viên từng viên nhỏ xiên vào cây xiên thịt. Cứ viên xong thì xếp thịt lên khay có lót giấy bạc.
- Mở lò nướng 250 độ C trước 10 phút, sau đó cho khay thịt vào ngăn giữa lò nướng khoảng 20-25 phút. Khi thấy nem chuyển qua màu đỏ có chút cháy xém cạnh là nem đã chín. Lấy nem ra. Nếu không có bếp nướng bạn có thể nướng nem trên bếp than.
Thực hiện phần nấu sốt
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu cùng 1 múi tỏi băm phi thơm, sau đó cho nước vào nấy sôi, tiếp theo cho bơ đậu phộng, hoisin sauce, đường vào hòa tan nấu sôi với lửa nhỏ khoảng 5-6 phút nêm mếm lại cho vừa khẩu vị là tắt bếp.
- Đổ nước chấm ra chén cho đậu phộng rang và ớt lên trên cùng.
Trình bày: Xếp xà lách rau thơm, bún, dưa leo ra dĩa. Xếp nêm vào rắc thêm mỡ hành và đậu phụng rang.
NGAN TÁI CHANH
Nguyên liệu:
- 760g thịt ngan được lọc bỏ hết xương
- Dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng (mỗi thứ 1 ít)
Cách làm:
Thịt ngan đem nướng hoặc áp chảo cho vàng phần da sau đó để nguội. Bóp với muối gừng cho sạch sẽ rồi đem luộc chín chín vừa tới với gừng, sả đập dập, vớt ra để nguội, thái thật mỏng.
Một chút xíu dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng cho vào chảo, bật bếp và đảo qua, thật nhanh tay cho dậy mùi thơm, tắt bếp.
Đổ thịt vào tô, thêm 1 thìa ăn cơm đường, 1/3 thìa ăn cơm bột canh, 3 thìa ăn cơm nước cốt chanh, ớt thái lát, hạt tiêu xay, chút xíu bột ngọt (không bắt buộc) vào, đeo găng tay nilon vào bóp đều để tất cả được thấm hết gia vị.
Bước cuối cùng là cho lá chanh và gừng thái chỉ, vừng rang vàng vào bóp đều lại lần nữa là xong.
TÔM CUỘN KHOAI TÂY
Nguyên liệu:
- Tôm to 300g (loại 5 con 100g)
- Khoai tây 2 củ to
Cách làm:
Tôm rửa sạch, lột vỏ để lại phần đuôi để cuốn cho đẹp.
Khoai tây gọt vỏ, cắt lát dày khoảng 0,5cm. Dùng dao gọt vòng tròn quanh lát khoai thành 1 sợi dài, chú ý gọt khéo để không bị đứt sợi. Sau đó thả sợi khoai vừa cắt vào tô nước muối loãng ngâm khoảng 10 phút cho sợi khoai mềm.
Vớt sợi khoai ra và cuốn bao tròn quanh thân tôm.
Đun sôi dầu ăn và thả tôm vào chiên lửa to.
Khi khoai vàng đều thì vớt ra bát có lót giấy thấm dầu. Bày tôm cuộn khoai tây ra đĩa và thưởng thức là được!
Theo eva.vn
Khó cưỡng với món gỏi lá Kom Tum, đặc sản trứ danh đất Tây Nguyên Vào Tây Nguyên nhất định phải ăn gỏi lá Kon Tum. Món đặc sản độc đáo này là sự hòa quyện của vị chua, cay, ngọt, bùi, béo, nồng... Khi đã ăn một lần, con người ta sẽ nhớ mãi không thôi. Gỏi lá là món ăn đặc sản của Kon Tum. Khi đã đến đây chưa thưởng thức loại gỏi này, du...