Ghe cào dùng xung điện tận diệt thủy sản trên sông Hậu
Hàng chục ghe cào sử dụng xung điện bủa lưới tận diệt thuỷ sản trên sông Hậu đã bị đoàn kiểm tra bắt giữ.
Những chiếc dinamo phát điện bị thu giữ Ảnh: Đình Tuyển
Rạng sáng 27.4, lực lượng đoàn liên ngành gồm Công an quận Ô Môn, Trạm Cảnh sát đường thuỷ Thới An, thuộc Phòng Cảnh sát đường thuỷ, (Công an TP.Cần Thơ) và Chi cục thuỷ sản TP.Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện đánh bắt thủy sản trên tuyến sông Hậu, đoạn thuộc 2 quận Bình Thuỷ, Ô Môn (TP.Cần Thơ).
Đoàn đã bắt quả tang 12 phương tiện, trong đó Cần Thơ có 3 chiếc, Đồng Tháp 2 chiếc, An Giang 4 chiếc, Vĩnh Long 3 chiếc sử dụng máy phát điện trực tiếp gắn vào lưới cào để đánh bắt thuỷ sản. Ngoài ra, khi bị bắt giữ, các phương tiện trên đều không đăng ký đăng kiểm, không bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, không trang bị áo phao…
Lưới cào gác phía sau phương tiện Ảnh: Đình Tuyển
Thiếu tá Huỳnh Văn Hướng, Phó trưởng trạm, Trạm Cảnh sát Đường thuỷ Thới An, người trực tiếp đi kiểm tra cho biết, đây là hành vi tận diệt thủy sản bởi các ghe không chỉ sử dụng lưới cào có mắt lưới rất nhỏ mà còn gắn xung điện 220V.
Video đang HOT
Cụ thể, các phương tiện trên có động cơ gắn với dinamo phát điện, sau đó sử dụng dây điện truyền lưới cào, giăng sâu từ 10 – 30m dưới sông.
“Với nguồn điện trên, trong vòng bán kính 10 m, tất cả các loại cá lớn bé đều bị tê liệt và chui vào lưới cũng như rất nguy hiểm cho người sử dụng. Thậm chí đã từng có người ở Vĩnh Long chết vì đánh bắt bằng xung điện”, thiếu tá Hướng nói.
Bộ kích điện cực mạnh xuất xứ Trung Quốc bị thu giữ Ảnh: Đình Tuyển
Phó trưởng trạm, Trạm Cảnh sát Đường thuỷ Thới An cũng thông tin, đây là lần lượng chức năng bắt giữ ghe cào sử dụng xung điện với số lượng nhiều nhất từ trước đến nay. Trước đó, lực lượng chức năng đã tuyên truyền giao, vận động người dân giao nộp thiết bị xung điện; xử lý nhỏ lẻ rất nhiều nhưng không hiệu quả, thậm chí có những trường hợp còn chống đối lực lượng chức năng, cắt lưới bỏ chạy.
Những chiếc ghe bị tạm giữ tại Trạm Cảnh sát đường thuỷ Thới An Ảnh: Đình Tuyển
Theo lực lượng Cảnh sát đường thủy Công an TP.Cần Thơ, hiện nay, tình trạng sử dụng ghe cào gắn xung điện khá phố biến ở các tuyến sông ở ĐBSCL. Hành vi này không chỉ gây mất an toàn giao thông bởi các ghe này thường chạy chậm và không mở đèn ban đêm (để tránh bị phát hiện – PV), mà còn tận diệt thủy sản.
Hiện tại, lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, Công an TP. Cần Thơ đã tịch thu tất cả những bộ dụng cụ phát điện, đồng thời tạm giữ các phương tiện tại Trạm Cảnh sát đường thủy Thới An để Chi cục Thủy sản Cần Thơ xử phạt hành chính.
Đình Tuyển
Theo Thanhnien
Cứu sông Hậu
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp lén lút xả thải gây ô nhiễm dòng sông Hậu, các lực lượng chức năng của TP.Cần Thơ đang quyết liệt vào cuộc để cứu lấy con sông này.
Đường ống xả nước thải đưa ra lòng sông Ba Láng tại Công ty TNHH Thuận Hưng bị phát hiện - Ảnh: PC49 cung cấp
Sau nhiều tháng "mật phục", lúc 22 giờ ngày 4.9, trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP.Cần Thơ) bắt quả tang công nhân của Công ty TNHH Phương Duy (trụ sở tại KCN Trà Nóc 2, Q.Ô Môn) xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Hậu. Đây không phải lần đầu tiên lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp này xả thải ra sông.
Theo đại tá Nguyễn Hồng Trinh, Trưởng PC49, thời gian gần đây các doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó với lực lượng kiểm tra nhằm xả chất thải chưa qua xử lý xuống các kênh, rạch trên sông Hậu.
Trước đó, PC49 đã phát hiện Công ty TNHH sản xuất thương mại Huy Việt - Tây Đô (P.Thuận An, Q.Thốt Nốt) và Công ty TNHH Thuận Hưng (P.Ba Láng, Q.Cái Răng) lén lút xả thải bằng "quy trình" rất công phu. Công ty Huy Việt - Tây Đô (chuyên sản xuất cồn, thực phẩm, khí CO2...) cho bơm nước thải chưa qua xử lý xuống xà lan, đợi đến tối đem xả ra sông Hậu (đoạn P.Trung Kiên) qua 2 đường ống bằng kim loại có gắn van được lắp đặt ở đuôi xà lan. Còn Công ty Thuận Hưng (chuyên gia công, sản xuất, chế biến hàng thủy sản đông lạnh) thì bị bắt khi đang xả nước thải không qua xử lý bằng hệ thống ngầm ra sông Ba Láng (một nhánh của sông Hậu, thuộc Q.Cái Răng).
Theo một trinh sát PC49, việc lắp đặt máy bơm, ống ngầm có van xả đã được công ty này thực hiện thời gian dài và có sự chỉ đạo rất chặt chẽ từ ban giám đốc đến người thực hiện. Do đó, khi phát hiện, lực lượng kiểm tra phải thuê công nhân đào khắp khu vực sản xuất mới xử lý triệt để hệ thống ống ngầm.
Đào tìm đường ống ngầm xả thải ra sông của một doanh nghiệp
Tại hội nghị sơ kết ngành tài nguyên - môi trường TP.Cần Thơ vào tháng 7.2015, bà Đỗ Thị Ngọc Hoa, Trưởng phòng TN-MT Q.Ô Môn, cho biết mặc dù lực lượng chức năng từ T.Ư đến địa phương đã nhiều lần xử phạt Công ty CP chế biến thực phẩm Sông Hậu, song công ty này vẫn tiếp tục xả nước thải có màu đen, hôi thối ra tuyến kênh giáp ranh giữa P.Long Hưng (Q.Ô Môn) và xã Thới Hưng (H.Cờ Đỏ).
Ngày 29.7.2015, Sở TN-MT TP.Cần Thơ chủ trì cuộc họp cùng với Công an TP.Cần Thơ, Phòng TN-MT H.Cờ Đỏ làm việc, yêu cầu công ty này phải chấm dứt ngay hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn; nếu tái phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Sở TN-MT TP.Cần Thơ nhìn nhận, hiện các KCN tập trung thải ra khoảng 30.000 m3 nước/ngày đêm, cộng với nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư khoảng 70.000 m3/ngày đêm thải trực tiếp ra sông, rạch. 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng chức năng kiểm tra 49 đơn vị tại các KCN trên địa bàn thì tất cả đều vi phạm về xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.
Một nghiên cứu của Trường ĐH Cần Thơ cho thấy, tại rạch Sang Trắng 1 cách KCN Trà Nóc 2 khoảng 200 m, hàm lượng COD (mức độ hiện diện chất hữu cơ trong nước) vượt chuẩn cho phép từ 5 - 6 lần. Trong khi đó, ở rạch Sang Trắng 2, nơi cách xa KCN hơn thì hàm lượng hữu cơ vượt tiêu chuẩn 4 - 6 lần.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Nước xả đập thượng nguồn sông Mekong về tới miền Tây Người dân các tỉnh đầu nguồn ở miền Tây những ngày qua đã phấn khởi, bắt đầu xuống giống lúa hè thu khi nước xả đập từ Trung Quốc, Lào đổ về. Từ ngày 27/3, tại đầu nguồn sông Hậu, lượng nước đổ về tăng lên mỗi ngày. Ảnh:A.X Bà con vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc hai tỉnh Đồng Tháp,...