Ghana: Vấn nạn hiến tế gái trinh làm nô lệ tình dục
Chính quyền Ghana đã thất bại trong việc dẹp trừ phong tục hiến tế bé gái còn trinh cho thầy tế làm “nô lệ cho thánh thần”, thực chất là làm nô lệ tình dục suốt đời, các chuyên gia thuộc Ủy ban về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc nhận định.
Hai bé gái là trokosi, tức “nô lệ của thần thánh”, nhảy múa trong một buổi lễ tế thần năm 2001 tại ngôi làng Klikor ở Ghana – Ảnh: AFP
Phong tục Trokosi của tộc người Ewe ở miền nam Ghana vẫn còn được duy trì, Ủy ban về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc cho hay, theo AFP.
Từ Trokosi trong tiếng Ewe có nghĩa là “nô lệ của thần thánh”. Gia đình sẽ hiến bé gái còn trinh cho thầy tế để “giải tội cho gia đình” và thầy tế sở hữu bé gái này, có quyền sai khiến bé gái làm bất kỳ thứ gì. Sau tuổi dậy thì, những bé gái này trở thành nô lệ tình dục, và nhiều bé gái đã thiệt mạng vì sinh con khi còn quá trẻ. Nếu nô lệ chết, gia đình sẽ phải cung cấp một bé gái còn trinh khác cho thầy tế để thay thế.
Video đang HOT
“Năm 1998, chính quyền Ghana ban hành luật cấm Trokosi, phạt tù ba năm những ai vi phạm, nhưng đến nay vẫn không có tiến triển đáng kể”, ông Benyam Mezmur, chủ tịch Ủy ban về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc, cho biết.
Ông Mezmur nói thêm rằng chính quyền Ghana “không thể nói cho chúng tôi biết liệu có bất kỳ phiên tòa xét xử người vi phạm hay không, trong khi nhiều trẻ em vẫn đang là nạn nhân của Trokosi”.
Theo Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 3.000 phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở Ghana vì phong tục Trokosi. Ủy ban về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Ghana tăng cường biện pháp nhằm giải cứu các nạn nhân.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Đài Loan sẽ mở bảo tàng 'nô lệ tình dục' thời Thế chiến 2
Đài Loan sẽ có bảo tàng về những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong thời Đế quốc Nhật xâm chiếm châu Á, tờ Japan Times (Nhật Bản) ngày 5.6 cho biết.
Những cuộc biểu tình đòi chính phủ Nhật Bản có trách nhiệm đối với vấn đề "nô lệ tình dục" trong Thế chiến thứ 2 - Ảnh: AFP
Nhà lãnh đạo lãnh thổ Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố sẽ thành lập bảo tàng "phụ nữ giải trí" đầu tiên tại Đài Loan để tưởng nhớ đến những người là nạn nhân của quân đội Nhật thời Thế chiến thứ 2. Bảo tàng dự kiến sẽ mắt công chúng vào tháng 12.2015.
Ông Mã đưa ra thông báo này nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc chiến vệ quốc chống lại Đế quốc Nhật, theo Japan Times.
Japan Times cho biết người đứng đầu chính quyền lãnh thổ Đài Loan rất hào hứng về bảo tàng này. Ông nói việc sử dụng "phụ nữ giải trí" là vi phạm nhân quyền và là tội ác chiến tranh nghiêm trọng. Hồi năm 2014, ông Mã đưa ra ý tưởng này cùng với bảo tàng về cuộc chiến của Trung Quốc chống Nhật Bản xâm lược, cũng sẽ được xây dựng trong năm nay.
Ở Đài Loan có nhiều người là nạn nhân của Nhật Bản thời thế chiến 2. "Phụ nữ giải trí" (Comfort women) là cách gọi những phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản. Hàng trăm nghìn phụ nữ châu Á, phần lớn từ Hàn Quốc, bị đẩy vào những nhà thổ để phục vụ quân đội Nhật Bản.
Vấn đề nô lệ tình dục gây căng thẳng trong quan hệ 2 nước Nhật Bản, Hàn Quốc dù cuộc chiến tranh đã kết thúc từ rất lâu. Seoul muốn Tokyo chính thức xin lỗi người Hàn về vụ này nhưng vẫn chưa được đáp ứng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật Bản tính chuyện xin lỗi Hàn Quốc về vấn đề nô lệ tình dục Chính phủ Nhật Bản đang xem xét đưa ra một lời xin lỗi khác đối với Hàn Quốc trong vấn đề "nô lệ tình dục", vướng mắc tồn tại từ thời Thế chiến 2 và gây bất đồng sâu sắc giữa 2 nước, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin từ báo Mỹ cho hay. Phụ nữ Hàn Quốc mang hình các nạn nhân...