Ghana phạt các hãng hàng không ‘dung túng’ hành khách chưa tiêm vaccine
Ngày 13/12, Ghana Airports – nhà điều hành sân bay quốc tế Kotoka của Ghana, thông báo sẽ phạt các hãng hàng không vận chuyển hành khách chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc có kết quả xét ngiệm dương tính khi nhập cảnh nước này.
Mức phạt các hãng phải nộp sẽ là 3.500 USD cho mỗi hành khách thuộc diện trên.
Khu vực làm thủ tục check-in qua mạng tại sân bay quốc tế Kotoka của Ghana. Ảnh: Phi Hùng/TTXVN
Quy định này có hiệu lực từ ngày 14/12 tại sân bay quốc tế Kotoka ở thủ đô Accra của Ghana. Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Y tế Ghana tuần trước yêu cầu mọi du khách nước ngoài muốn nhập cảnh phải tiêm phòng đầy đủ. Đây là một trong số những biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt nhất tại châu Phi nơi chương trình tiêm chủng được triển khai chậm do thiếu nguồn cung vaccine và các vấn đề hậu cần trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về nguy cơ lây lan nhanh của biến thể mới Omicron.
Liên quan tới tình hình dịch bệnh, Giám đốc điều hành Cơ quan Y tế Ghana (GHS), ông Patrick Kuma-Aboagye, cho biết nước này đã xác nhận các ca đầu tiên lây nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng vào tối 12/12.
Video đang HOT
Theo ông Kuma-Aboagye, 7 ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện trong quá trình xét nghiệm cộng đồng, nâng số ca nhiễm biến thể mới này ở Ghana đến nay lên 41 ca. Tuy nhiên, người đứng đầu GHS khẳng định biến thể Delta vẫn chiếm đa số trong các ca lây nhiễm trong cộng đồng nước này.
Theo GHS, Ghana đến nay đã ghi nhận tổng cộng 131.412 ca mắc và 1.239 ca tử vong do COVID-19. Trong hai tuần qua, số ca mắc tại sân bay Kotoka chiếm khoảng 60% trong tổng số ca mắc trên toàn quốc.
Cùng ngày, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere cho biết nước này sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm khống chế số ca mắc biến thể gia tăng như dự báo. Cụ thể, các quán bar và nhà hàng bị cấm phục vụ rượu; phòng tập thể dục, bể bị đóng cửa đối với phần lớn người sử dụng và áp đặt quy định phòng chống dịch chặt chẽ hơn ở trường học. Bên cạnh đó, các biện pháp cách ly sẽ được triển khai trên quy mô lớn hơn.
Trong nỗ lực đẩy nhanh tiêm mũi vaccine tăng cường, Chính phủ Na Uy cho biết sẽ huy động các lực lượng vũ trang cũng như các nhà thuốc hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng này.
Na Uy hiện đang ghi nhận số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện cao kỷ lục, chủ yếu do biến thể Omicron mà theo dự báo sẽ là biến thể chính gây bệnh COVID-19 tại nước này trong những ngày tới.
Slovakia nới lỏng các biện pháp chống dịch trước lễ Giáng sinh
Bất chấp là quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, ngày 10/12, Chính phủ Slovakia đã cho phép các cửa hàng, khu trượt tuyết và nhà thờ mở cửa tiếp đón người dân đã tiêm vaccine hoặc đã bình phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bratislava, Slovakia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới sau khi công bố quyết định trên, Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimir Lengvarsky cho biết tình hình dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng nhưng đã "nằm trong tầm kiểm soát". Ông cho biết việc việc cho phép các cửa hàng mở cửa là bước đi tương đối rủi ro từ quan điểm dịch tễ học, nhưng sẽ giúp xoa dịu tâm lý của công chúng trong bối cảnh lễ Giáng sinh đang đến gần.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Slovakia, Lubica Janikova cho biết chính phủ sẽ thảo luận tình hình các bệnh viện trong tuần tới và có thể điều chỉnh các biện pháp chống dịch sau đó.
Quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi dư luận chỉ trích chính sách của chính phủ khiến họ không thể đi mua sắm Giáng sinh hoặc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm.
Slovakia đã áp dụng lệnh phong tỏa một phần vào cuối tháng 11, khi ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày là 1.099 ca /100.000 dân. Đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU), với chưa đến 50% dân số được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
* Trong bối cảnh Ghana đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, giới chức y tế nước này đã ban hành hướng dẫn đi lại mới, theo đó yêu cầu từ tuần tới hành khách phải xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Theo các quy định mới có hiệu lực từ nửa đêm 5/12, hành khách "sẽ được yêu cầu cung cấp chứng nhận tiêm đủ liều vaccine".
Quốc gia Tây Phi này mới chỉ tiêm 5,7 triệu liều vaccine cho người dân. Hiện tại, công dân Ghana và nước ngoài chưa được tiêm phòng có ý định trở về trong vòng 14 ngày sau thời hạn chót vẫn sẽ được phép nhập cảnh, song sẽ được tiêm vaccine ngay khi đến sân bay. Các yêu cầu đi lại khác như có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi khởi hành và xét nghiệm kháng nguyên âm tính khi đến Ghana vẫn được áp dụng.
Tới nay, Ghana chỉ ghi nhận trên 131.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.200 ca tử vong. Tuần trước, Ghana và nước láng giềng Nigeria đã phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron.
9 học sinh trung học đuối nước trong vụ lật hai ca nô ở Ghana Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, cảnh sát Ghana cho biết 9 học sinh trung học đã đuối nước hôm 12/11 sau khi hai chiếc ca nô bị lật úp trên một con sông ở miền Bắc nước này. Cảnh sát địa phương cho biết có 31 học sinh trên hai chiếc ca nô vượt sông Oti để đến một trang trại,...