Germanwings hỗ trợ thân nhân hành khách trên 4U 9525
Hãng hàng không giá rẻ Đức hôm qua hỗ trợ tài chính ban đầu cho gia đình các nạn nhân trên chuyến bay 4U 9525, giúp họ giải quyết những chi phí trực tiếp.
Thân nhân hành khách từ Tây Ban Nha tới đặt hoa tại khu tưởng niệm các nạn nhân ở làng Le Vernet, gần khu vực phi cơ Airbus A320 của Germanwings rơi xuống. Ảnh: Reuters.
Khoản hỗ trợ “lên đến 50.000 euro (54.806 USD) cho một hành khách” và gia đình các nạn nhân không phải hoàn trả, AFP dẫn lời một người phát ngôn của Germanwings cho biết. Số tiền này tách biệt với khoản bồi thường mà hãng hàng không phải chịu sau thảm họa.
Tờ Tagesspiegel trước đó dẫn lời Holger Hopperdietzelm, chuyên gia luật hàng không, nói Lufthansa, công ty mẹ của Germanwings, phải bồi thường từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn euro cho mỗi nạn nhân.
Elmar Giemulla, giáo sư luật hàng không tại Đại học Kỹ thuật Berlin, dự tính Lufthansa tốn tổng cộng từ 10 đến 30 triệu euro tiền bồi thường, tờRheinische Post đưa tin.
Trách nhiệm của các hãng hàng không trong tai nạn được quyết định tại một hội nghị tổ chức tại Montreal, Canada, năm 1999. Theo đó, mức bồi thường tối đa đối với một nạn nhân là 143.000 euro (155.700 USD). Mức này có thể lớn hơn “trên thực tế”, người quản lý pháp lý một hãng hàng không nói.
Chuyến bay 4U 9525 của hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings chở 150 người gặp nạn hôm 24/3 khi đang trên đường bay từ thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, tới thành phố Duesseldorf, Đức. Vị trí máy bay rơi xuống là vùng núi Alps. Toàn bộ hành khách và thành viên tổ bay đều thiệt mạng.
Video đang HOT
Giới chức Pháp hôm 26/3 cho biết Andreas Lubitz, cơ phó trên chuyến bay, đã chủ định khóa cơ trưởng ở ngoài buồng lái và lái máy bay lao vào núi. Theo các công tố viên, Lubitz đã giấu tình trạng bệnh lý với công ty, sau khi họ phát hiện giấy chứng nhận ốm bị xé nát trong nhà người này. Giới chức chưa tiết lộ cụ thể về căn bệnh.
Như Tâm
Theo VNE
Vụ rơi máy bay tại Pháp: Quy định về an toàn hàng không đã bị lợi dụng
Quy định an toàn hàng không áp dụng sau sự kiện 11/9 khiến các khoang lái máy bay trở thành các pháo đài kiên cố.
Với việc nhốt cơ trưởng bên ngoài buồng lái trước khi cho máy bay Đức đâm vào núi hôm 24/3, viên cơ phó đã tận dụng một trong các quy định an toàn hàng không được đưa vào áp dụng sau sự kiện 11/9, theo đó các khoang lái máy bay trở thành các pháo đài kiên cố.
Cần gạt cửa có 3 nấc: Thông thường (mặc định), Mở khóa, và Khóa (đồ họa của New York Times)
Sự cố hàng không xảy ra với chuyến bay Airbus A320 của Đức cũng cho thấy rõ một khác biệt lớn giữa các quy định về khoang lái giữa châu Âu và Mỹ. Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA) của Mỹ quy định rõ khi có 1 phi công bước vào khoang hành khách thì phải có một tiếp viên hàng không ngồi trong buồng lái, trong khi bên châu Âu lại không có quy tắc 2 người tương tự.
Phản ứng lại vụ việc xâm phạm an ninh hàng không, một số hãng hàng không thế giới, bao gồm Air Canada, Norwegian Air Shuttle và easyJet đã thông báo vào hôm 26/3 rằng họ sẽ lập tức áp dụng quy tắc 2 người trong buồng lái.
Mark Rosenker, cựu chủ tịch Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, nói: "Tôi thấy sốc khi không có một người thứ 2 trong buồng lái".
Ở Mỹ, việc tiếp cận buồng lái được quy định rất chặt chẽ. Hành khách không được tụ tập gần cửa buồng lái và hễ khi nào cửa buồng mở thì không được phép ở trong nhà vệ sinh phía trước và khi đó các tiếp viên hàng không thường chặn lối đi, đôi khi bằng xe đẩy chở thức ăn. Tuy nhiên quy định 2 người này không nhằm ngăn ngừa một phi công có mưu đồ xấu mà chỉ là để đề phòng một phi công bị ốm hoặc bất lực trong việc điều khiển máy bay.
Vụ Germanwings cũng chỉ ra các nguy cơ tiềm ẩn trong cách thức kiểm tra tình trạng tâm thần của các phi công - mối quan tâm thường trực của một ngành đòi hỏi sự tập trung và kỷ luật với yếu tố kỹ thuật và stress ngày càng tăng.
Peter Goelz, cựu giám đốc quản lý của Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, nói: "Tôi cho rằng sự cố này sẽ tác động sâu sắc lên ngành hàng không và cách thức kiểm tra tâm lý phi công".
Ông Mark Rosenker cho biết, vấn đề sức khỏe phi công là mối quan tâm lâu dài của ngành hàng không nhưng việc phát hiện ra các vấn đề tâm lý có thể vẫn là thách thức lớn.
Ở Mỹ, phi công được kiểm tra về mặt y tế và tâm lý trước khi được tuyển dụng. Sau đó họ phải trải qua các cuộc kiểm tra y tế một lần mỗi năm nếu dưới 40 tuổi và hai lần/năm sau độ tuổi đó.
Mô phỏng những gì diễn ra trước lúc máy bay Germanwings rơi (đồ họa của Daily Mail)
Thế nhưng các cuộc khám sức khỏe này - thường do các nhân viên y tế phổ thông thực hiện -không phải lúc nào cũng kỹ càng. Các hãng hàng không và cơ quan quản lý hàng không dựa vào các phi công tự nguyện tiết lộ bất cứ vấn đề nào về thể chất hoặc tinh thần.
Các phi công mà không làm được điều này hoặc thậm chí làm giả thông tin, thì có thể chịu mức phạt lên tới 250.000 USD, theo FAA.
Tuy nhiên, một số phi công ngại tiết lộ các thông tin như vậy do sợ mất việc.
Ngoài việc khuyến khích "tự khai", các hãng cũng dựa vào các thành viên tổ bay báo cáo về các hành vi đáng ngờ hay theo dõi tình trạng sức khỏe của đồng nghiệp.
Rất may các vụ phi công cố ý gây tai nạn là khá hiếm./.
Trung Hiếu Theo New York Times
Theo_VOV
Germanwings có thể phải bồi thường cao hơn vì cơ phó Hang hang không gia re Đưc Germanwings co thê phai đôi măt vơi trach nhiêm bôi thương cao hơn mưc trân trong vu tai nan khiên toan bô 150 ngươi thiêt mang vi hanh đông cua cơ pho. Manh vơ may bay Airbus A320 ơ day Alps, Phap. Anh: Reuters. Theo môt sô luât sư nganh hang không, hanh đông khoa cưa buông...