GenZ và Trịnh: Tại sao các dự án “trẻ hóa” nhạc Trịnh lại luôn bị phản ứng và thất bại?
Không phải tất cả, nhưng đa phần các dự án này đều gặp những vấn đề gần tương tự nhau.
“Hát nhạc Trịnh theo cách của riêng mình” là câu nói quen thuộc, dễ nói. Bất cứ dự án làm mới nhạc Trịnh Công Sơn nào cũng muốn hát theo cách riêng. Ít ai thừa nhận mình bị ảnh hưởng, hay hát mà “làm hỏng” nhạc Trịnh.
Nhưng, bất cứ sự mới mẻ nào cũng sẽ vấp phải những ý kiến trái chiều. Và nhạc Trịnh thậm chí còn “nặng nề” hơn bất kỳ ca khúc nào có thể sử dụng để cover lại.
Trịnh Công Sơn có một cái đầu tràn ngập tư tưởng và có lõi triết học gồm cả minh triết phương Đông, đặc biệt là đạo Phật và minh triết phương Tây.
Nhờ xây dựng trên nền tảng triết học nên các tác phẩm của ông luôn chứa đựng chiều sâu nội dung đặc biệt, đòi hỏi người thể hiện cũng phải chia sẻ được những tư tưởng và nguồn năng lượng tương đồng với ông.
Chính vì thế, những dự án làm mới nhạc Trịnh luôn gặp phải những phản ứng và thường xuyên bị nhận xét là thất bại.
Lý do rất đơn giản, những ekip thực hiện các sản phẩm âm nhạc này đa phần đều là những người trẻ, và độ “trải” của họ không thể nào so sánh được với một Trịnh Công Sơn đã đi qua những ngày chiến loạn.
Nhạc Trịnh đã có đời sống riêng, được định hình trong văn hóa thưởng thức như một chỉ dấu đặc trưng của âm nhạc Việt Nam.
May ra, có dự án Trịnh Contemporary của Hà Lê phần nào đó nhận được sự hưởng ứng từ khán giả khi làm mới dựa trên những giá trị đặc biệt
Bà Trịnh Vĩnh Trinh – em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – trong một buổi phỏng vấn từng nói về phiên bản nhạc Trịnh được rapper Hà Lê làm mới như sau:
“Để tìm ra được một đường đi mới nhưng vẫn giữ được tinh thần của người nhạc sĩ, điều đó rất khó. Tôi tin anh Sơn cũng sẽ rất thích âm nhạc của Hà Lê. Những tiếng hát của Khánh Ly, Hồng Nhung… rất hay nhưng đôi khi không dễ dàng chạm đến trái tim thế hệ trẻ.
Tôi thấy rất lạ nhưng sang trọng và vẫn giữ được tinh thần Trịnh Công Sơn. Tôi là người của thế hệ trước nhưng thực sự âm nhạc của bạn ấy đã làm tôi thích thú và gia đình tôi hoàn toàn ủng hộ việc này”.
Lý do thành công của Hà Lê đến từ việc anh thực sự tìm hiểu không khí và lý do sáng tác của ca khúc, từ đó khoác lên một tấm áo mới nhưng vẫn giữ được phần “hồn” của các sản phẩm âm nhạc này.
Còn với EP GenZ và Trịnh, hãy lấy phiên bản của Juky San làm ví dụ. Việc tăng tốc độ và giảm bớt tính tự sự của ca khúc được nhạc sĩ họ Trịnh viết tại Bảo Lộc khiến khán giả không cảm nhận hết được sự trĩu nặng trong nội dung gốc.
Cách xử lý cũng “nửa nạc, nửa mỡ” và thiếu đi cả tính quen thuộc lẫn sự đột phá cũng là nguyên do khiến nhiều khán giả dành sự chỉ trích cho các sản phẩm này.
Video: Sản phẩm của Juky San đang bị chỉ trích rất nhiều.
Cần loại bỏ đi sự hời hợt nếu muốn làm mới những ca khúc nhạc Trịnh đã ăn sâu vào tiềm thức của khán giả. Nếu không, dù có là bản phối Jazz Swing, RnB hay hip-hop cũng khó lòng thỏa mãn được những khán giả trung thành của dòng nhạc này.
Làm mới không khó, làm hay mới khó!
Từ VieZ: Phan Mạnh Quỳnh nói về việc hát nhạc Trịnh: "Tôi thay đổi bố cục vì muốn có dấu ấn cá nhân"
Những chia sẻ của Phan Mạnh Quỳnh sau khi nhạc phim vấp phải một số ý kiến trái chiều.
Sự nhạy bén với những thứ tưởng chừng là hữu hạn, vô thường và khó để diễn tả thành lời chính là thứ đã tạo nên phong cách của riêng Trịnh Công Sơn, và chỉ có thể tìm được ở nhạc Trịnh.
Để miêu tả về âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hãy sử dụng cách Google Doodles lý giải việc tôn vinh nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông:
"Với một di sản để lại cho làng âm nhạc Việt Nam gồm hơn 600 ca khúc, trong đó có hơn 236 ca khúc được phổ biến rộng rãi và được công chúng tích cực đón nhận và yêu mến, cái tên Trịnh Công Sơn đã trở thành một huyền thoại trong làng âm nhạc Việt và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam".
Video: Phiên bản Tình Nhớ của nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh.
Chính vì thế, việc hát lại một ca khúc nhạc Trịnh luôn khiến những người trẻ gặp nhiều khó khăn. Và Phan Mạnh Quỳnh cũng đã chấp nhận một thử thách rất lớn khi làm lại ca khúc Tình Nhớ của cố nhạc sĩ với một phong cách mới mẻ và trẻ trung hơn.
Anh cũng đã có những chia sẻ cùng VieZ về sản phẩm âm nhạc này.
Vì sao Phan Mạnh Quỳnh chọn hát nhạc Trịnh?
Vì tôi mến mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thứ hai là, trong ekip của tôi, có những người anh em có khả năng tạo ra những màu sắc khác cho ca khúc bất hủ như Tình Nhớ.
Chúng tôi cảm thấy rằng việc này sẽ phù hợp với tinh thần của bộ phim, và đây cũng sẽ là một kỉ niệm của tôi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bản thân tôi rất thích hát nhạc Trịnh, chỉ là không hát nhiều và có cơ hội được hát trên sân khấu thôi. Bình thường tôi vẫn nghêu ngao suốt. Có một dịp như này thì thực sự thú vị, và tôi đã nhận lời.
Bản thân tôi rất thích hát nhạc Trịnh, chỉ là không hát nhiều và có cơ hội được hát trên sân khấu thôi.
Anh tìm hiểu ra sao để hát ca khúc này?
Tất nhiên, về nhạc của bác Trịnh thì nhiều nghĩa lắm. Trong ca khúc này, khi được ekip đưa khoảng 10 ca khúc để các ca sĩ lựa chọn, tôi chọn ca khúc này. Sở dĩ tôi thích Tình Nhớ vì các hình ảnh, câu từ của bài hát rất rộng lớn và có thể làm thành chất epic được.
Bài hát này tôi hiểu về phần ý nghĩa trước. Đó là nỗi nhớ của một con người dành cho một con người khác. Sau bao nhiêu năm vẫn cứ âm ỉ như thế, và nó luôn cuộn trào như sóng, như gió.
Đó là tinh thần tạm gọi theo định nghĩa thời nay là tình yêu đơn phương đi. Đó là cảm xúc không dứt ra được và là một mảnh nào đó trong ký ức, dù xa xăm nhưng rất dữ dội.
Thách thức lớn nhất khi thể hiện ca khúc này?
Về phần sản xuất, tôi muốn có một chút dấu ấn cá nhân cũng như hợp với không khí cinematic thì việc chia lại bố cục cũng khá mất thời gian. Ví dụ như là phần điệp khúc, tôi để dành nó ra nửa sau và chỉ hát đúng một lần thôi.
Tất nhiên bài này cũng có sự thách thức về việc lên bổng, xuống trầm nhiều, phần lời cũng phải được truyền tải rõ ràng hết sức để đưa ra trọn vẹn thông điệp của bác Trịnh. Nên hát bài này phải trau chuốt và kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với khi hát nhạc của bản thân.
Tôi muốn có một chút dấu ấn cá nhân ở ca khúc này nên đã thay đổi bố cục bài.
Đâu là câu hát anh yêu thích nhất?
Câu này hơi khó thật. Tại nguyên bài câu nào tôi cũng thấy hay, khó chọn lắm. Tôi sẽ trả lời là câu nào tôi cũng yêu thích ca khúc này rất thơ! (Cười)
Còn về việc hát sai lời ở câu đầu tiên?
Tôi cũng đã nhận được một vài bình luận về việc này. Thật ra, nếu mọi người search trên Google thì sẽ ra là "nhưng".
Mãi sau đây, tôi nghe nhiều người nói thì mới biết là "như" mới đúng. Tôi không dám viết lại lời, là do tôi tìm kiếm lyric trên mạng. Nhưng tôi nghĩ là từ "như" sẽ đúng hơn. Tôi rất tiếc về điều đó nên nếu được làm lại, tôi sẽ làm kỹ hơn.
Phan Mạnh Quỳnh là ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng. Anh sinh năm 1990 tại Nghệ An, từng đạt nhiều giải thưởng về nghệ thuật, là tác giả nhiều bản hit như Vợ Người Ta, Có Chàng Trai Viết Lên Cây,...
GenZ và Trịnh: Khán giả phản ứng hời hợt khi Mỹ Anh, Juky San hát Trịnh "hời hợt" Chiếc áo mang tên "nhạc Trịnh" dường như quá rộng với những nữ ca sĩ Gen Z. Nhạc Trịnh luôn là một thử thách lớn dành cho bất kỳ giọng hát nào. Không phải vì độ khó về mặt nhạc lý của các ca khúc, mà đến từ những yêu cầu về mặt trải nghiệm và độ sâu trong cách truyền đạt nội...