Gen Z Trung Quốc sẵn sàng vay nợ để mua đồ ủng hộ thần tượng anime
Giới trẻ Trung Quốc đang mạnh tay chi tiêu để sưu tầm thẻ bài, huy hiệu và đồ chơi lấy cảm hứng từ các nhân vật anime (loại hoạt hình vẽ tay và máy tính) nổi tiếng.
Nhiều thập kỷ qua, anime và manga ( truyện tranh) trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tại Trung Quốc. Chỉ vài năm trở lại đây, xu hướng sưu tầm các sản phẩm liên quan đến nhân vật hoạt hình thực sự bùng nổ mạnh mẽ.
Từ trẻ em đến người lớn không ngần ngại chi tiêu số tiền “khủng” để sở hữu đủ loại mặt hàng ăn theo như thẻ bài, huy hiệu, poster (áp phích), búp bê và các món đồ chơi phiên bản giới hạn.
Một số bạn trẻ sẵn sàng vay tiền để có thể sở hữu những món đồ chơi đắt đỏ (Ảnh: Sixth Tone).
Tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), cảnh tượng những bạn trẻ Gen Z (những người sinh năm 1997-2012) tụ họp và trao đổi thẻ bài liên quan đến bộ phim hoạt hình My Little Pony đã trở nên quen thuộc.
Việc buôn bán, hoán đổi các thẻ bài hoạt hình của giới trẻ Thượng Hải (Trung Quốc) không khác gì các nhà đầu tư đang giao dịch cổ phiếu trên sàn Phố Wall (New York, Mỹ).
Các thẻ bài là một phần của cơn sốt sưu tầm những vật phẩm đồ chơi liên quan đến nhân vật anime nổi tiếng đang càn quét khắp Trung Quốc. Thậm chí, trào lưu này còn gây ra sự biến động đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán của đất nước tỷ dân.
Một sinh viên đại học sống ở Tô Châu (Trung Quốc) bộc bạch với Sixth Tone: “Tôi hiện sở hữu bộ sưu tập lớn về huy hiệu và búp bê nhồi bông liên quan đến các nhân vật anime.
Không ít lần, tôi cảm thấy áp lực hay sợ bỏ lỡ cơ hội mua sắm khi nhìn thấy hình ảnh người khác sở hữu các món đồ chơi phiên bản giới hạn mà mình chưa có”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Liu Pengcheng – sinh viên học ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc – thừa nhận, bản thân anh từng là tín đồ yêu thích nhân vật manga Chiikawa của Nhật Bản.
Trước thực trạng các mặt hàng đồ chơi liên tục bị người bán hàng trực tuyến đẩy giá lên cao, anh chàng dần mất đi hứng thú và không còn muốn chi trả số tiền lớn để sở hữu như trước đây.
“Có người còn vay nợ để mua sắm. Mức độ chịu chi mà người hâm mộ sẵn sàng làm để chạy theo những xu hướng mới nhất có thể khiến chúng ta bất ngờ”, Liu cho hay.
Thẻ bài về nhân vật “My Little Pony” được trưng bày rộng rãi tại các cửa hàng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Ảnh: Sixth Tone).
Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Qianzhan, thị trường “văn hóa 2D” – thuật ngữ chỉ anime, truyện tranh manga và các văn hóa liên quan khác – đã đạt mức doanh thu khoảng 210 tỷ nhân dân tệ (tức 29 tỷ USD) vào năm 2023.
Các sản phẩm liên quan đến “văn hóa 2D” đã nhảy vọt từ 5,3 tỷ nhân dân tệ (gần 730.000 USD) vào năm 2016 lên 102,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD) vào năm 2023, tăng gần 20 lần.
Trước sự tăng trưởng bùng nổ, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực “văn hóa 2D” nhanh chóng tìm cách niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của họ thường biến động mạnh, làm dấy lên mối lo ngại trong ngành tài chính.
Một nhân viên tại công ty chuyên sản xuất thẻ bài cho biết, khách hàng chính của họ là những người trẻ thuộc thế hệ 9X và 10X. Đó là nhóm đối tượng sẵn sàng chi tiền để đầu tư vào đam mê cá nhân.
Theo nhân viên này, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá các sản phẩm thuộc “văn hóa 2D” và giúp các thương hiệu xây dựng cộng đồng người hâm mộ độc quyền.
Chen Kangning – sinh viên đại học – xem bộ sưu tập huy hiệu của mình như một cách để thể hiện bản thân. Đối với cô, những sản phẩm về nhân vật anime mang lại cho bản thân cảm giác hài lòng.
Trao đổi với The Paper, Zhang Shule – nhà phân tích trong ngành – cảnh báo rằng, các thương hiệu nội địa tại Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với người tiêu dùng.
“Đa số thương hiệu anime và manga nổi tiếng hiện nay chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Trong khi đó, các sản phẩm nội địa lại chưa tạo được tầm ảnh hưởng rõ rệt”, Zhang Shule nhận định.
Sở hữu chiều cao khủng, cô gái bị người đàn ông chê "quá đô con để hẹn hò"
Người phụ nữ Trung Quốc, đã bị đàn ông từ chối hẹn hò ngay khi kết bạn qua mạng vì sở hữu chiều cao vượt trội.
Cô Wang Xiaoqing, sống ở vùng đồng bằng Châu Giang, Trung Quốc, rất sốc khi biết nguyên nhân hầu hết đàn ông né tránh hẹn hò với cô, đó là do chiều cao 1m73 của Wang. Cánh đàn ông nói rằng họ thích hẹn hò với những cô gái "dễ thương và có vẻ ngoài nhỏ nhắn".
Ở nơi Wang sinh sống, chiều cao trung bình của phụ nữ là 1m59,7. Ngay từ nhỏ, Wang thường xuyên nhận được lời khen ngợi của bạn cùng lớp về vóc dáng của mình. Tuy nhiên, khi Wang bắt đầu hẹn hò, sự nhìn nhận đối với chiều cao của cô đã có sự thay đổi đáng kể.
Cô được giới thiệu cho một người đàn ông cao 1m8. Sau khi kết bạn với Wang trên WeChat, anh ta lập tức nói: "Nếu cao hơn 1m7, vóc dáng của bạn thực sự hơi lớn và chúng ta sẽ không phù hợp khi thành một đôi. Tôi yêu thích những cô gái thuộc tuýp xiao niao yi ren hơn".
Sở hữu chiều cao khủng, cô gái luôn bị đàn ông chê "quá đô con để hẹn hò". Ảnh minh họa.
"Xiao niao yi ren" nghĩa đen là "con chim nhỏ rúc vào người", dùng để miêu tả những người phụ nữ dễ thương có vẻ ngoài nhỏ nhắn.
Trong cơn tức giận và thất vọng, Wang đã xóa người đàn ông này khỏi danh sách bạn bè của mình.
Ở Trung Quốc, đàn ông sử dụng những từ khóa như "nhỏ nhắn", "dễ thương" và "dịu dàng" để mô tả gu phụ nữ của họ. Trong khi đó, phụ nữ thường thích mẫu người có tính tình tốt, tình cảm ổn định và đẹp trai.
Người dân Trung Quốc đại lục cũng đặt ra những yêu cầu chung về ngoại hình, học vấn và tài chính khi hẹn hò.
Evelyn Guo, sinh viên đại học 24 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết về hình mẫu hẹn hò của mình: " Các chàng trai phải cao khoảng 1m80 và trình độ học vấn của họ không được thấp hơn tôi".
Zhang Sichen, một nhà tư vấn 30 tuổi ở Thượng Hải, cho biết: " Chị tôi đã giới thiệu cho tôi một cô gái, nhưng cô ấy thậm chí còn không thèm kết bạn với tôi trên WeChat vì tôi không có nhà hay xe hơi".
Tuy nhiên, quá đẹp trai hay có trình độ học vấn quá cao cũng có thể là một điểm bất lợi. Sophie, giám đốc ngân hàng 26 tuổi ở Vũ Hán, cho biết: "Tôi có xu hướng thận trọng với những anh chàng đẹp trai vì họ thường là tay chơi".
Còn với Maggie, một nhà thiết kế ở Thượng Hải từng tham gia 3 buổi hẹn hò giấu mặt, mức thu nhập cao của đối phương có thể khiến cô thấy bất an, nghĩ rằng mình không đủ tốt với anh ấy.
Bất chấp những băn khoăn trên, nhà tư vấn hẹn hò Xiao Yizi đúc kết rằng giá trị con người phù hợp, thu nhập ổn định và trình độ học vấn tốt là xu hướng chủ đạo trên thị trường hẹn hò Trung Quốc. Khóa học trực tuyến của Xiao trên Douyin với chủ đề " Công thức tình yêu: Cách chọn bạn đời phù hợp", có hơn 120 triệu lượt xem.
Theo một khảo sát trên Xiaohongshu năm 2023, ở Trung Quốc, nghề nghiệp lý tưởng nhất để chọn bạn đời là giáo viên, công chức và bác sỹ. Những người theo học chuyên ngành luật và khoa học máy tính có tỷ lệ độc thân lớn nhất.
Cảnh loạt nhân viên nằm rạp trước thang máy đón sếp gây tranh cãi TRUNG QUỐC - Việc nhân viên tại một cơ sở giáo dục ở TP Quảng Châu nằm rạp trước thang máy để đón sếp, đang gây ra không ít tranh cãi. Theo SCMP, khoảng 20 nhân viên đồng loạt nằm úp mặt dọc theo hành lang và hô vang khẩu hiệu chào đón sếp. Sau khi đoạn video ghi lại cảnh tượng trên...