Gen Z đi du lịch để cuộc sống sâu sắc hơn
Thay vì những lần đi du lịch chữa lành, đến một nơi yên bình để tái tạo năng lượng, thư giãn sau những giờ làm việc và học tập.
Giờ đây, với người trẻ đặc biệt là Gen Z, việc du lịch còn là sự học hỏi, tiếp thu kiến thức và làm dồi dào vốn sống.
Theo Klook, 61% thế hệ trẻ đam mê du lịch tại Việt Nam lựa chọn những chuyến đi trải nghiệm văn hóa. Báo cáo Du lịch Bền vững 2023 của Booking.com cũng cho thấy, 75% du khách Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn du lịch bền vững.
Một báo cáo của Hilton (trang báo cáo tài chính quốc tế) phát hiện ra rằng, 77% du khách (phần đông là người trẻ) ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ ưu tiên lựa chọn các điểm đến giúp họ tìm hiểu văn hoá bản địa, gắn liền với nguồn cội dân tộc.
Một góc của Kinh thành Huế, Việt Nam. |
Khi ý thức được văn hóa – lịch sử là một trong những yếu tố góp phần định hình nên giới trẻ, Gen Z bắt đầu thực hành sự học, tìm tòi mỗi ngày, điều này được thể hiện rất rõ trong tư duy du lịch của một bộ phận Gen Z.
Là những chuyến đi “kép”…
Đối với người trẻ việc họ ưu tiên những chuyến đi, mà ở nơi đó, có thể vừa thoải mái thư giãn, vừa học thêm nhiều điều mới hoặc vừa làm việc trong không gian bình yên, trong lành vừa vẫn có thể làm giàu có hơn cả kiến thức lẫn trải nghiệm là những điều họ mong muốn hướng đến. Đó có thể là tận mắt chứng kiến cách nghệ nhân làm nên sản phẩm thủ công từ làng nghề truyền thống hàng trăm năm, hoặc là kiến thức về một loài động thực vật địa phương chưa từng tiếp xúc, trải nghiệm làm những món ăn đặc sản bản địa. Tất cả đều là những hoạt động mà người trẻ ưu tiên lựa chọn trải nghiệm khi đến một nơi nào đó tham quan, du lịch.
|
Bạn Ánh Linh (22 tuổi – TP.HCM) cũng đặt ra cho mình những mong muốn khi đi du lịch. Ở đó, bạn muốn được tham gia các lễ hội truyền thống gắn với di tích, phong tục bản địa được người dân tổ chức. “Ngoài việc thư giãn, thay đổi không khí khi đến nơi mới, tôi mong muốn bản thân được học hỏi, từ đó làm giàu thế giới quan và biết yêu thương thiên nhiên, con người xung quanh” – Ánh Linh cho biết.
Bạn Vân Anh (24 tuổi – TP.HCM) bày tỏ trong chuyến đi Cao Bằng: “Vì tuổi trẻ là những chuyến đi. Mỗi lần đi là một lần thấy mình giàu hơn về trải nghiệm, sung túc hơn về vốn sống, và vì mỗi lần đi là một lần bản thân mình sẽ thốt lên rằng: Vì nước mình còn lạ, cần chi đâu nước ngoài”.
Video đang HOT
Khi xem việc đi du lịch là những trải nghiệm dồi dào hơn về vốn sống, các bạn trẻ cảm nhận được việc du lịch là một trong những cách “vừa học, vừa chơi” có giá trị trong cuộc sống. Từ đó, họ sẽ hướng bản thân cho những chặng hành trình hòa mình vào nhịp sống hiền hoà tại vùng đất mới, đắm mình trong bầu không khí của tự nhiên – văn hóa – lịch sử. Những người trẻ đam mê du lịch sẽ tạo được sự kết nối với chính mình, gắn kết và cởi mở cùng cộng đồng, sống hài hoà với thiên nhiên. Khi đã hiểu được thế giới xung quanh, người trẻ sẽ có cho mình những định hướng về cuộc sống, có thể hiểu hơn về bản thân sau những chuyến đi tạm rời xa khoảng thời gian mải miết chạy theo guồng quay của công việc, học tập.
Nơi đông khách 'chữa lành' nhất dịp lễ
Trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, Đà Lạt chứng kiến sự gia tăng ấn tượng cả về số lượng du khách và công suất đặt phòng.
Trong khi đó, Măng Đen, Phú Quý có tỷ lệ tăng khiêm tốn hơn.
Đà Lạt đón lượng khách tăng hơn 41% trong dịp nghỉ lễ vừa qua. Ảnh: Chung Bảo Ngân.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, phần lớn khu vực trên cả nước nắng nóng gay gắt khiến các điểm đến vùng biển hoặc có khí hậu mát mẻ thu hút du khách. Bên cạnh đó, giá vé máy bay tăng cao, du khách có xu hướng ưu tiên chọn đi du lịch đường bộ, sử dụng phương tiện cá nhân đến các địa điểm gần trong bán kính 300 km.
Từ TP.HCM, Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn luôn là điểm du lịch được ưa chuộng bởi sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp, mát mẻ, di chuyển thuận tiện. Kỳ nghỉ lễ năm nay, thành phố này tiếp tục ghi nhận số lượng du khách đông đảo, khẳng định sức hút kéo dài qua nhiều năm.
Ngoài ra, Măng Đen (Kon Tum) và Phú Quý (Bình Thuận) cũng là những điểm đến "chữa lành" mới nổi trong những năm gần đây nhờ vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, được cho là thu hút tệp du khách tương đồng với Đà Lạt.
So với cùng kỳ năm ngoái, 2 địa điểm này cũng đón số lượng khách tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu so sánh với Đà Lạt, Măng Đen và Phú Quý chưa thể là sự lựa chọn thay thế bởi nhiều lý do.
Đà Lạt "thắng thế"
Kỳ nghỉ lễ năm nay, thời tiết ở Đà Lạt có nhiệt độ vào khoảng 17-28 độ C, trời nắng đẹp, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi của du khách.
Từ 27/4-1/5, thành phố này đón khoảng 170.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 7.200 lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ, khách nội địa ước đạt 162.800 lượt khách, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Công suất phòng bình quân của các khách sạn 1-5 sao đạt khoảng 80%, các loại hình khác như nhà nghỉ, homestay đạt khoảng 75%. TP Đà Lạt ghi nhận 115.000 lượt khách lưu trú trong dịp lễ này, phần lớn tập trung vào các ngày từ 27-29/4.
Cách TP.HCM khoảng 300 km, Đà Lạt là điểm đến giải nhiệt được nhiều người yêu thích. Ảnh: Sơn Nguyễn.
Trong khi đó, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, toàn tỉnh đón khoảng 114.450 lượt khách, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đạt 350 lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 47,5 tỷ đồng. Tỷ lệ buồng phòng trung bình đạt 75-80%, đặc biệt trong các ngày 29-30/4 và 1/5 có nhiều khách sạn đạt 100% công suất.
Trong đó, khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông là địa điểm du lịch nổi bật, thu hút khoảng 50.000 lượt khách ghé thăm trong kỳ nghỉ lễ. Trước đó, vào dịp Tết Giáp Thìn, Măng Đen đón khoảng 200.000 lượt khách tập trung đến vui chơi ở thị trấn này, đến dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay lượng khách đông, nhưng không bùng nổ.
Thị trấn Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt khách dịp lễ 30/4 - 1/5. Ảnh: Nguyễn Đổ La Phan.
Còn huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đón 7.662 lượt khách đến du lịch từ ngày 27/4-1/5, tăng 762 lượt so với cùng kỳ năm trước (tương đương 11%), trong đó có 119 lượt khách quốc tế.
Hòn đảo nhỏ cách TP Phan Thiết khoảng 110 km sở hữu những bãi biển đẹp với hệ sinh thái đa dạng, phong phú với các rạn san hô nhiều màu sắc, thu hút giới trẻ yêu thích khám phá, trải nghiệm.
Trở thành địa điểm hot trên bản đồ du lịch Việt, số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên đảo tăng hơn 25% để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, dịp nghỉ lễ vừa qua, công suất phòng tại huyện đảo chỉ đạt 70-80%, doanh thu du lịch ước đạt hơn 19 tỷ đồng.
Thế khó của Phú Quý, Măng Đen
Sở hữu thời tiết mát mẻ, nhiệt độ chỉ từ 19-29 độ C, Măng Đen được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" với khí hậu dễ chịu, cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, nhiều điểm du lịch sinh cộng đồng, du lịch sinh thái hấp dẫn như: Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo xã Đăk Tăng, Điểm du lịch Eban Farm, Điểm du lịch Thiện Mỹ Farm, Điểm du lịch Hồ Đambri, Điểm du lịch Thác Pa Sỹ, hồ Đăk Ke...
Trong 5 ngày nghỉ lễ, tại trung tâm huyện Kon Plông diễn ra nhiều chương trình đặc sắc, thu hút khách trải nghiệm như không gian Ẩm thực Măng Đen huyện Kon Plông, Chương trình nghệ thuật "Măng Đen - Say nhau thì về", biểu diễn nhạc Rock với chủ đề "Sắc màu của Rock"...
Tuy nhiên, để đến được Măng Đen, du khách TP.HCM phải bay đến sân bay Pleiku hoặc di chuyển bằng xe khách mất 10-12 giờ. Giá vé máy bay neo cao, đi xe khách tốn nhiều thời gian là lý do nơi đây rất đẹp nhưng nhiều du khách còn e dè khi lựa chọn.
Khách đến Phú Quý cũng đối mặt khó khăn tương tự khi phải đi xe từ TP.HCM đến Phan Thiết, sau đó đi tàu cao tốc thêm 2-3 tiếng mới đến huyện đảo. Tuy nhiên, số lượng vé tàu khá giới hạn.
Trong dịp lễ vừa qua, các tàu cao tốc đã chạy tăng chuyến, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến tàu đưa khách ra đảo nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Vì đang vào mùa cao điểm du lịch Phú Quý, phần lớn vé tàu được bán hết từ sớm, nhiều du khách không mua được vé dịp lễ đành phải mua vé đến đây vào tháng 5 và tháng 6 để khám phá hòn đảo tuyệt đẹp này trước mùa gió chướng.
Nhiều du khách đã đặt vé tàu đi Phú Quý vào tháng 5 và tháng 6. Ảnh: Sơn Nguyễn.
Trong khi đó, với kinh nghiệm vận hành du lịch lâu năm cùng hạ tầng được đầu tư, Đà Lạt là điểm đến thuận tiện hơn với du khách. Từ TP.HCM, du khách có thể đi ôtô 7-8 giờ (qua một đêm) trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoặc bay 1 giờ đến sân bay Liên Khương.
Từ trước giai đoạn nghỉ lễ, thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao "khởi động" nhằm thu hút du khách trẻ như: Giải marathon Đà Lạt Fresh Night diễn ra 19-20/4, giải chạy bộ của Điện lực Lâm Đồng ngày 26/4.
Đặc biệt, chương trình Best Dance Crew ngày 29-30/4 tại Quảng trường Lâm Viên thu hút trên 15.000-20.000 du khách tham gia, sự kiện Đà Lạt Music Festival 2024 - Sweet Love ngày 27-28/4 tại sân vận động Đà Lạt cũng thu hút hàng chục nghìn lượt khách.
Ngoài ra, thành phố còn phối hợp tổ chức lại khu phố đi bộ tại khu vực chợ đêm, tổ chức giải đua xe đạp cúp truyền hình TP.HCM, tổ chức chương trình biểu diễn kết hợp giao lưu văn hóa giữa nghệ sĩ Anna Koch và nghệ sĩ nhà hát Đó (TP Nha Trang) tại Đà Lạt...
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, không để xảy ra những vấn đề như hét giá, thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm không tốt... làm ảnh hưởng đến du lịch của thành phố.
Du khách Việt trong hành trình khám phá dấu tích của nền văn minh Maya Là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới hiện đại, khu di tích Chichen Itza thu hút hàng triệu du khách mỗi năm tới bán đảo Yucatan, Mexico. Sân bay quốc tế Cancun (Mexico) một ngày tháng 5 với nền nhiệt lên tới 37 độ C vẫn tấp nập du khách quốc tế với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày. Đa...