Gen Z Đà Nẵng, hành động xanh vì biển quê hương
Chương trình ‘Gen Z Đà Nẵng, hành động xanh vì biển quê hương’ mang chủ đề ‘ Thiếu nhi Đà Nẵng với dự án môi trường năm 2023′ được Thành Đoàn phối hợp Trung tâm An toàn môi trường và hóa học (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố) thí điểm tổ chức nhằm tuyên truyền cho thiếu nhi thành phố những kiến thức, kỹ năng và tạo nguồn lực thực hiện các dự án cộng đồng giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Tham gia chương trình “Gen Z Đà Nẵng, hành động xanh vì biển quê hương”, học sinh Đà Nẵng được đào tạo về những kỹ năng giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống. Ảnh: H.L
Sau gần 1 tháng tham gia chương trình “Gen Z Đà Nẵng, hành động xanh vì biển quê hương”, học sinh Kiều Hồ Thảo Nguyên, Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển cho biết, em có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin về thực trạng rác thải nhựa đại dương cũng như các giải pháp giảm nguồn rác thải này. Không chỉ vậy, các buổi tập huấn chuyên đề về kỹ năng xây dựng và triển khai dự án, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên ý tưởng, trình bày dự án… đã giúp Thảo Nguyên nâng cao khả năng xử lý tình huống.
Trong khi đó, Nguyễn Đức Anh, học sinh Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, lại tỏ ra ấn tượng với những chuyến đi điền dã, tìm hiểu thực tế tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng như trải nghiệm 1 ngày làm nông dân tại làng rau Trà Quế và tham quan mô hình khách sạn không rác thải nhựa và đồ uống dùng một lần tại Silk Sense Hoi An River Resort.
Tại Caman Village, khu làng chài với những vườn rau hữu cơ, máy tái chế rác thải hữu cơ, Đức Anh tìm hiểu dự án Green Cups và cảm thấy thú vị với các giải pháp dự án đưa ra. Ví dụ như họ đã sử dụng những chiếc ly dùng một lần để trồng cây xanh và rau nhằm kéo dài vòng đời của ly và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Rau xanh sau khi thu hoạch sẽ được phân phát miễn phí cho những nơi có nhu cầu.
“Những chiếc ly và cây xanh tươi tốt từ dự án Green Cups đã truyền cảm hứng cho em, giúp em đặt mục tiêu sẽ trồng một vườn cây nhỏ xinh từ những chiếc ly dùng một lần và mang tặng cho bạn bè, người thân”, Nguyễn Đức Anh hồ hởi nói.
Được biết, đây là lần đầu tiên Thành Đoàn tổ chức chương trình này, hoạt động diễn ra trong thời gian gần một tháng với sự tham gia của 10 đội dự án bao gồm 100 học sinh đang sinh hoạt, học tập tại quận Thanh Khê. Tại chương trình, các em học sinh được đào tạo về kỹ năng xây dựng và triển khai dự án, kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận các chương trình, hoạt động, mô hình bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa.
Xuất sắc đoạt giải Nhất chung cuộc với ý tưởng “Gian hàng trao 1 đổi 1 vì sắc xanh của đại dương”, Phan Thị Bảo Kim, Trưởng nhóm dự án Đại dương đen, học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi cho biết, ý tưởng của nhóm xuất phát từ mong muốn khuyến khích bạn bè thu gom và phân loại rác thải. Cụ thể, nhóm đưa ra mục tiêu mỗi 0,2-2,3kg rác nhóm sẽ đổi một chiếc móc khóa và hơn 0,5kg rác sẽ đổi một chiếc túi vải. Đặc biệt, những chiếc móc khóa làm bằng thân con ốc, sò trên bãi biển và túi vải từ quần áo cũ tái chế.
Giám đốc Trung tâm An toàn môi trường và hóa học Bùi Văn Xuân cho biết, kết quả nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng do dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” thực hiện năm 2020 cho kết quả: 40% nhóm học sinh, sinh viên ít có hiểu biết về các vấn đề liên quan đến nhựa dùng một lần. Điều này thôi thúc trung tâm phối hợp tổ chức Đoàn, Hội, Đội thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao năng lực, nhận thức cho học sinh. Điểm mới của chương trình “Gen Z Đà Nẵng, hành động xanh vì biển quê hương” là các em được học tập, tìm hiểu nhiều nội dung liên quan đến môi trường, có cơ hội tương tác, tiếp cận các dự án bảo vệ môi trường thành công, từ đó có biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa và quản lý rác tại nguồn.
Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Nguyễn Thị Anh Thảo đánh giá, qua gần một tháng triển khai hoạt động, nhiều học sinh đã thay đổi tư duy và chia sẻ những ý tưởng đầy sáng tạo, khả thi. Có thể kể đến một số dự án như đổi rác thải nhựa nhận quà, ngôi nhà sắc màu cho động vật, thuyền nhặt rác tự động dưới biển, thùng rác tự phân loại, cá voi thu gom rác trên bãi biển… Với thành công bước đầu, Thành Đoàn dự kiến sẽ tiếp tục triển khai tại các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Những dự án xuất sắc sẽ được Thành Đoàn, Trung tâm An toàn môi trường và hóa học vận động nguồn lực để hiện thực hóa trong giai đoạn 2023-2025.
Video đang HOT
Chàng trai Thanh Hóa bỏ phố về quê, viết lại câu chuyện ý nghĩa về quê hương và tuổi thơ
Chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến đã quyết định bỏ công việc thành phố để tạo nên kênh Vlog 'Bếp quê choa' đầy ý nghĩa.
Trong một thế giới hiện đại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều người đang tìm kiếm cách để tìm lại sự kết nối với quê hương và tuổi thơ của họ. Chính với ý tưởng này, chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến - 25 tuổi, (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã quyết định bỏ công việc ổn định ở thủ đô Hà Nội để quay trở về ngôi nhà của bà ngoại ở miền quê. Anh chàng đã làm một việc mà nhiều người cho rằng đó là "trò của kẻ vô công rồi nghề".
Trở về mảnh đất quê mẹ
Cuộc hành trình này của Chiến không chỉ là một câu chuyện về sự thay đổi cá nhân mà còn là một thông điệp ý nghĩa về việc kết nối với quê hương và giữ gìn những ký ức tuổi thơ.
Chiến đã từ bỏ công việc sửa chữa điện tử và điện lạnh ở Hà Nội, nơi anh kiếm được thu nhập ổn định khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Quyết định này đã khiến nhiều người xung quanh anh không hiểu và thậm chí phản đối.
Nhưng với Chiến, cuộc sống ở thành phố đã khiến anh cảm thấy xa lạ và mất đi sự kết nối với quê hương và tuổi thơ của mình. Anh quyết định quay trở về quê nhà và thực hiện một ý tưởng đầy thú vị - trồng rau, nuôi gà, và tạo ra kênh Vlog mang tên "Bếp quê choa" để chia sẻ về các món ăn và trò chơi quê hương.
Chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến
Những người xung quanh Chiến ban đầu không hiểu ý tưởng của anh. Bố mẹ anh lo lắng và cho rằng việc này chỉ dành cho những người "vô công rồi nghề". Nhưng Chiến không quay đầu, anh quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Anh đến ngôi nhà của bà ngoại, nơi có nhiều kỷ niệm tuổi thơ, và bắt đầu tu sửa lại ngôi nhà này để tạo nên không gian thú vị cho kênh Vlog của mình.
"Bếp quê choa" của Chiến không chỉ là một kênh Vlog thông thường, nó còn là hành trình tìm kiếm về quê hương và tuổi thơ trong thời đại số hóa và hiện đại. Chiến đã biến kênh Vlog của mình thành một cuộc phiêu lưu tinh thần để tìm lại những gì đã bị mất trong cuộc sống hối hả.
Khi xem các video trên "Bếp quê choa" khán giả không chỉ đơn thuần thấy những bữa ăn truyền thống và cuộc sống mộc mạc của người dân quê hương. Họ cũng trải nghiệm được sự đoàn kết gia đình, giá trị của những khoảnh khắc bên gia đình, và tầm quan trọng của việc chia sẻ với người thân.
Chiến đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phương, những từ ngữ quen thuộc và thân thuộc với những người quê mình. Việc này đã tạo ra một cảm giác gần gũi và thân thuộc, không chỉ đối với người dân Thanh Hóa mà còn với những người xem ở xa. Nhiều người xa quê cảm thấy như đang trở về với ngôi làng thân yêu của họ và kết nối với những giá trị văn hóa truyền thống.
Sự kết hợp với "diễn viên chuyên nghiệp": Bà ngoại
Những video đầu, Chiến gặp không ít sự chê bai và phản đối từ cộng đồng mạng. Nhưng anh đã tìm lối đi riêng của mình và mời bà ngoại tham gia. Bà ngoại, bà Lê Thị Thảnh, 84 tuổi, đã ủng hộ cháu mình và trở thành một phần quan trọng của "Bếp quê choa".
Những video trên kênh "Bếp quê choa" đã thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem. Những món ăn và trò chơi quê hương đã được tái hiện một cách sống động, và những ký ức tuổi thơ lại tràn về trong tâm trí của mọi người.
Để có thêm thu nhập, Chiến đã bán các sản phẩm đặc sản từ quê hương như mắm tép, nước mắm mực, cá thu, cá ngừ qua mạng xã hội. Dần dần, Chiến có thể tự chủ về tài chính và thời gian. Đặc biệt, bố mẹ của Chiến đã thay đổi và ủng hộ con trai sau những thành công của kênh.
"Bếp quê choa" của Chiến mang thông điệp "nơi đưa bạn về với tuổi thơ". Thế nên, vào những dịp lễ, cuối tuần, Chiến còn mở tour tại gia, đón nhiều du khách từ khắp nơi đến ngôi nhà mộc mạc của hai bà cháu.
Cuộc sống có thể trở nên quá phức tạp và nhanh chóng, nhưng những giá trị cơ bản của quê hương và tuổi thơ luôn đáng trân trọng. Chiến đã dũng cảm lắng nghe trái tim mình và có chút thành công. Anh hy vọng câu chuyện của mình sẽ lan tỏa tới nhiều người khác, khuyến khích họ tìm kiếm sự kết nối và giữ gìn những giá trị quý báu của quê hương.
Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc", chương trình giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc đã thu hút hơn 200 em từ 7 tỉnh, thành khu vực phía nam tham dự. Tối ngày 26.9 tại Bình Phước, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Liên hiệp phụ...