GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ 2009 do lĩnh vực sản xuất
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc trong tháng 12/2015, ghi nhận quý tăng trưởng chậm nhất kể từ đợt suy thoái năm 2009, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nhiều hơn.
Tất cả các lĩnh vực, từ công nghiệp, bán lẻ, đến đầu tư tài sản cố định đều tăng trưởng chậm lại vào cuối năm, khiến GDP quý IV/2015 chỉ tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2015, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990, sát với mục tiêu của chính phủ là khoảng 7%.
Sản lượng công nghiệp là một trong những lĩnh vực tăng trưởng yếu nhất trong quý IV, với mức chỉ 5,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, ngành bán lẻ tăng 11,1% và đầu tư tài sản cố định tăng 10% – thấp nhất kể từ năm 2000.
Những số liệu trên đang thúc đẩy đồn đoán rằng các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể sẽ tung ra thêm biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.
Video đang HOT
Theo một cựu quan chức của Goldman Sachs, năm 2016 sẽ là một năm nhiều thách thức nữa với Trung Quốc do ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn của nước này tiếp tục gặp khó khăn.
Còn theo các chuyên gia kinh tế của HSBC, Trung Quốc sẽ cần nới lỏng chính sách tiền tệ và tk để thúc đẩy nhu cầu và kiềm chế kỳ vọng lạm phát khi nước này đang đối mặt với áp lực giảm phát ngày càng lớn.
HSBC dự báo Trung Quốc sẽ hạ lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đi 100 điểm cơ bản trong quý I/2016.
Tuy nhiên, chắn chắn các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải “đau đầu” khi cân nhắc giữa việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ và rủi ro khiến đồng Nhân dân tệ giảm thêm và làm tăng rủi ro dòng vốn chảy ra ngoài.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 19/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,3% năm 2016 và hạ dự báo kinh tế thế giới xuống còn 3,4%. IMF cho biết thế giới đang đối mặt với 3 sự điều chỉnh lớn: Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bớt phụ thuộc vào xuất khẩu và chế biến chế tạo, và Fed sẽ dần dần bỏ chính sách lãi suất cực thấp.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bật tín hiệu có thể cho phép nền kinh tế tăng chậm lại hơn nữa, nhưng không thấp hơn mức 6,5% đến năm 2020.
Theo_NDH
Kinh tế Trung Quốc bất ngờ báo tăng trưởng vượt dự tính
Kinh tế Trung Quốc trong quý III/2015 tăng trưởng nhanh hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ bật tăng trở lại.
GDP Trung Quốc quý III/2015 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo cơ quan thống kê Trung Quốc. Con số này vượt qua dự tính 6,8% của các chuyên gia được đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý I/2009, dựa trên những số liệu được công bố trước đây.
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh trở lại cũng như nhu cầu tiêu thụ nội địa vững chắc hơn đã giúp đỡ cho tăng trưởng GDP, khi mà lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu có biểu hiện yếu kém. Chính phủ Trung Quốc đã 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11/2014 và tăng chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong những tháng gần đây nhằm giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế không giảm quá sâu so với mức mục tiêu 7% trong năm 2015.
Thông tin này khiến chứng khoán Đại lục có phiên tăng điểm, với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5%, lên 3.408,14 điểm lúc 12h trưa theo giờ địa phương.
Trong quý III/2015, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả sản xuất, suy giảm 6%.
Đầu tư tài sản cố định tăng 10,3% trong 9 tháng đầu năm so với cùng thời gian năm 2014. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Việc cả lĩnh vực công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều suy giảm khiến một số chuyên gia kinh tế nghi ngờ tính chính xác của số liệu GDP vừa được công bố.
"Chúng tôi không hoàn toàn tin tưởng vào các con số và chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên vì tốc độ gia tăng đáng kể của lĩnh vực dịch vụ", Tom Orlik và Fielding Chen, chuyên gia kinh tế được Bloomberg phỏng vấn cho biết.
Trung Quốc đang có sức ảnh hưởng tới thế giới mạnh hơn bao giờ hết, khi mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lên tiếng thể hiện mối lo ngại về việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm, ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng.
Việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc được cho là một trong những lý do khiến Fed chưa nâng lãi suất trong tháng 9 vừa qua.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Dự cảm xấu từ tiết lộ tăng trưởng GDP Trung Quốc Ông Lý Khắc Cường tiết lộ tăng trưởng kinh tế nước này năm 2015 là 7% ngay trong bối cảnh con số này còn nhiều tranh cãi. Tại lễ khai trương Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường, cho biết tổng lượng kinh tế năm 2015 của Trung Quốc là hơn...