GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng “khiêm tốn”
Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5,5% vào thời điểm 2015 và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được hồi phục cơ bản.
Báo cáo “Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam” được công bố hôm nay cũng cho rằng, triển vọng kinh tế vĩ mô trung hạn vẫn tiếp tục có những điều kiện thuận lợi trong cán cân thanh toán.
“Năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện trong cán cân đối ngoại”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. “Cần tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.” – bà Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.
Báo cáo thực hiện hai lần mỗi năm – Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô. Các rủi ro bao gồm: dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất mong manh; nguy cơ không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và mất niềm tin vào ngành ngân hàng.
“Với sự gia tăng áp lực lên nguồn ngân sách, Chính phủ đang đứng trước một số lựa chọn chính sách quan trọng, trong khi cố gẵng cân bằng hai mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh hơn và ổn định kinh tế vĩ mô,” ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.
Báo cáo “Điểm lại Tình hình kinh tế” nhận định tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm hơn mong đợi và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có thể thực hiện các mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước; cần chú ý thích đáng hơn nữa tới sự phức tạp và đặc thù của từng doanh nghiệp; và cần tăng cường cơ chế kiểm soát và phối hợp. Nợ xấu ngành ngân hàng (và cách tính nợ xấu thực sự) vẫn rất quan ngại và cần chú ý tới vấn đề phá sản, mất khả năng thanh toán, quyền của chủ nợ – những vấn đề sẽ tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu nợ doanh nghiệp.
Video đang HOT
Báo cáo cũng đề cập tới 3 chủ đề đặc biệt, đó là: Thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam; Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam.
Về thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam, báo cáo cho biết xuất khẩu vẫn duy trì mạnh trong những năm gần đây mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp. Báo cáo đề xuất tập trung hơn vào các mặt hàng có giá trị cao nhưng muốn vậy đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng vận tải và kho vận ngoại thương, thủ tục cho thương mại và tổ chức chuỗi cung ứng.
Tham nhũng từ lâu đã được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Theo các kết quả điều tra gần đây, phần lớn các trường hợp hối lộ là xuất phát từ hành động của các doanh nghiệp không gây phương hại đến chính họ chứ không phải từ quan chức chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có các chính sách tập trung vào cải cách hành chính và minh bạch, đồng thời giúp giảm tệ quan liêu gây cản trở tới doanh nghiệp và qua đó giảm cơ hội tham nhũng. Việt Nam cần xem xét những chính sách này.
Dựa trên phân tích ban đầu từ dữ liệu điều tra mới đây nhất, báo cáo cũng ghi nhận phúc lợi của hầu hết người Việt Nam đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2012, ngay cả khi tăng trưởng bị chậm hơn các năm trước. Tỉ lệ nghèo và mức độ bất bình đẳng có vẻ đã giảm. An sinh xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể theo thời gian. T vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng, tình trạng nghèo vẫn tập trung trong các cộng đồng này – vì họ xuất phát đã nghèo hơn và tụt hậu hơn so với những tiến bộ vượt bậc đã đạt được trong cả nước.
Báo cáo khuyến cáo lộ trình thoát nghèo đã được xem xét cho các nhóm này cũng tương tự như cho các nhóm đa số dân khác. Quá trình có thể bao gồm chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thâm canh, chuyển sang đa dạng hóa nông nghiệp hoặc chuyển sang thương mại và dịch vụ và đầu tư vào giáo dục cho trẻ em.
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã mở rộng đến mức độ báo động, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu hôm 10.12.
Tờ China Daily dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc cho biết, chỉ số Gini của Trung Quốc, thường dùng để đo mức độ bất bình đẳng, là 0,61 trong năm 2010.
Chỉ số này cao hơn mức báo động là 0,4 và cao hơn chỉ số trung bình toàn cầu là 0,44.
Chỉ số Gini càng cao chứng tỏ mức độ bất bình đẳng càng lớn. Chỉ số 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn toàn và 1 biểu thị sự bất bình đẳng tối đa.
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng gia tăng - Ảnh: AFP
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới trong đợt thống kê tại 47 quốc gia vào năm 2008, Honduras là nước bất bình đẳng nhất với chỉ số Gini là 0,613.
Lần gần nhất Trung Quốc công bố mức độ bất bình đẳng là vào năm 2000, khi đó chỉ số Gini của nước này là 0,412.
Theo tờ China Daily, Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc được sáng lập bởi Trường đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam và Viện Nghiên cứu Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trong bài tường thuật về báo cáo hôm 10.12, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã ở mức "báo động".
Tuy nhiên, trung tâm công bố báo cáo nói rằng đây là hiện tượng thường thấy tại các quốc gia phát triển với tốc độ nhanh.
Báo cáo kêu gọi chính phủ sử dụng nguồn tài chính lớn để hỗ trợ những người thu nhập thấp về ngắn hạn và cải thiện giáo dục nhằm giải quyết sự mất cân bằng về lâu về dài.
Theo TNO
Nữ sinh viên xuất sắc Australia từng 5 năm đi làm giúp việc ở Việt Nam Vượt qua hơn 1.000 ứng viên sinh viên quốc tế, Đặng Thị Hương, một sinh viên Việt Nam xuất thân từ gia đình nghèo khó, từng phải làm người giúp việc, sống gầm cầu thang, đã được giải thưởng kép danh giá Sinh viên quốc tế của năm bang Victoria và Sinh viên quốc tế của năm bậc đại học bang Victoria do...