GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 ASEAN
Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.
Tổng cục Thống kê vừa công bố thông cáo của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 với một vài điểm sáng tích cực, cho thấy hy vọng thoát khỏi khủng hoàng kinh tế ngày càng cao.
Theo ASEAN Stats, Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng qua từng năm. Tuy chỉ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình so với các nước trong khu vực nhưng tính theo GDP bình quân đầu người thì tốc độ tăng trưởng năm 2013 của Việt Nam lại đạt tương đối khá 9,1% (chỉ sau Campuchia với mức tăng 9,2%).
Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.
Năm 2013, quy mô GDP của Việt Nam đạt 171 tỷ USD trong năm 2013, ghi nhận mức tăng trưởng 5,4%, cao hơn so với mức 5,2% của năm 2012 và cũng cao hơn mức bình quân 5,2% của các nước ASEAN trong cùng năm. Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của ASEAN Stats thì trong khi các nước phát triển cao như Brunei, Singapore, Thái Lan và Malaysia vật lộn với những khó khăn do khủng hoạt kinh tế với tốc độ tăng GDP khá thấp, thậm chí tăng trưởng âm như Brunei (-1,8%) thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối và đứng thứ 6 trong khu vực (sau Lào, Myanmar, Philippines, Campuchia và Indonesia).
Quy mô nền kinh tế hiện hành của Việt Nam tương đối thấp so với các nước ASEAN, nhưng mức chênh lệch này ngày càng thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây. Nếu như năm 2005, quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Indonesia thì đến năm 2013 con số này đã cải thiện đáng kể: bằng 1/2 Thái Lan và trên 1/2 Singapore.
Dịch vụ hiện đang là ngành đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam chiếm 43,3% GDP, cao hơn mức 41,7% của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%, cao hơn tốc độ 5,9% của năm trước đó. Theo ASEAN Stats, đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, so với mức tăng bình quân giai đoạn 2005-2012 là 7,4% thì con số này vẫn còn khá thấp.
Ngược với xu thế phát triển tích cực của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng lại trên đà suy giảm từ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 5,4% trong năm 2013 thấp hơn con số 5,8% của năm 2012, 6,7% của năm 2011 và 7,2% của năm 2010. Đóng góp vào GDP của ngành cũng giảm từ 38,6% năm 2012 xuống còn 38,3% năm 2013. Bên cạnh đó, tồn kho của công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/12/2013 vẫn tăng so với cùng kỳ 10,2%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là “bệ đỡ” của nền kinh tế trong những giai đoạn suy thoái trước nhưng những năm gần đây, do kinh tế khó khăn nên ngành này cũng đang rơi vào xu thế suy giảm. Tăng trưởng chỉ đạt 2,6% năm 2013 và đóp góp vào GDP chỉ chiếm 18,4% – thấp nhất từ trước tới nay.
Bích Diệp
Theo Dantri
Việt Nam sẽ thành "nhà máy của thế giới" thay thế Trung Quốc?
Tờ Want Daily hôm 26-3 cho hay Việt Nam có thể sẽ thay thế thương hiệu "Nhà máy của thế giới" của Trung Quốc.
Theo bản báo cáo của phụ trương Triển vọng phát triển châu Á năm 2015 của Ngân hàng phát triển châu Á, tăng trưởng GDP Việt Nam sắp đạt đến mức 6,1% mỗi năm và sẽ là 6,2% vào năm 2016, và sẽ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai trong khu vực châu Á sau Ấn Độ.
Việt Nam được xem là quốc gia có tương lai tươi sáng nhất trong số các nền kinh tế VISTA như Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam từ năm 1998-2008 đạt 7,5%, nhưng vẫn rơi vào khủng hoảng do lạm phát, giảm tốc độ tăng trưởng và do cạnh tranh lao động.
Một nhà máy may ở Hà Nội, Việt Nam
Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam vẫn còn cơ hội trở thành nền kinh tế mới nổi vững mạnh ở châu Á nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động trẻ dồi dào và nhận được đầu tư lớn từ các công ty nước ngoài như Samsung và Intel.
Tập đoàn kiểm toán hàng đầu PricewaterhouseCoopers cũng cho hay Việt Nam có thể trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm 2050, bởi các đơn vị sản xuất của đất nước đã chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh và ngày càng cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp Trung Quốc trong tương lai.
Môi trường chính trị thuận lợi của Việt Nam cũng là một lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đẩy mạnh đầu tư khu vực.
Việt Nam cũng có thể nắm giữ vị trí là nhà sản xuất toàn cầu thay cho "thương hiệu" này hiện giờ của Trung Quốc khi chi phí lao động đang gia tăng làm phương hại đến tính cạnh tranh của Trung Quốc. Trong khi đó, 40% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-49 trong năm nay đã đem đến sự đảm bảo cho một lực lượng lao động với giá đầu tư tốt hơn, nhà nghiên cứu hàng đầu của viện nghiên cứu kinh tế châu Á HSBC Frederic Neumann nhận định.
Tuy nhiên, Karel Eloot, ông chủ tập đoàn McKinsey & Co's Asia Operations Practice cho hay sự mở rộng thị trường kinh tế của Việt Nam cũng có thể bị kìm hãm bởi năng suất lao động thấp của các đơn vị sản xuất. Nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ hoài nghi liệu Việt Nam có thể nhân ra toàn diện tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước nhà hay không.
Theo Ngọc Như
Pháp luật TPHCM
Ở nhà thu nhập thấp đi Lexus: Bộ quyết bán đúng người? Trong khi Bộ Xây dựng kiên quyết rà soát kỹ, xác định đúng đối tượng mua nhà ở xã hội thì thực tế, nhiều người giàu đang ở nơi cho người nghèo. Đi Lexus Theo phản ánh của báo Tiền phong, khu nhà ở xã hội (NƠXH) Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) nằm trong khu đô thị mới Sài Đồng với hạ...