Gazprom giảm thêm lượng khí đốt bơm qua Dòng chảy phương Bắc
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/6, tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm thêm 33% lượng khí đốt vận chuyển hằng ngày qua đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Biểu tượng công ty Gazprom Germania tại trụ sở ở Berlin, Đức, ngày 5/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên kênh Telegram, Gazprom nêu rõ kể từ 1h30 ngày 16/6 (giờ Moskva), lượng khí đốt được bơm từ trạm Portovaya sẽ còn 67 triệu m3/ngày. Nguyên nhân công ty tạm dừng hoạt động của turbine là do vấn đề kỹ thuật liên quan động cơ.
Trước đó một ngày, tập đoàn Gazprom thông báo sẽ giảm nguồn cung khí đốt cho Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc do công ty Siemens không trả lại kịp thời các máy nén khí (GCU) sau khi sửa chữa. Theo đó, Gazprom cho biết chỉ có thể đảm bảo việc bơm khí qua đường ống Dòng chảy phương Bắc với khối lượng tối đa 100 triệu m3/ngày so với kế hoạch là 167 triệu m3/ngày. Như vậy, hiện chỉ có 3 tổ máy có thể hoạt động được để bơm tại trạm máy nén Portovaya, gần thành phố Vyborg, miền Tây Bắc nước Nga.
Phản ứng trước động thái này, cơ quan năng lượng Đức cho biết đang đánh giá tình hình và tác động của việc giảm nguồn cung, đồng thời nhấn mạnh an ninh nguồn cung vẫn được đảm bảo.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức hiểu được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng đường ống, nhưng cho rằng động thái trên không phải là giải pháp hợp lý. Theo ông, những bước đầu tiên nên được triển khai vào mùa Thu và không nên kéo theo việc giảm quy mô vận chuyển khí đốt.
Cùng ngày, Tập đoàn năng lượng Eni của Italy thông báo Gazprom sẽ giảm nguồn cung khí đốt cung cấp cho doanh nghiệp này xuống còn khoảng 15%. Hiện Gazprom chưa đưa ra lý do cho quyết định này và Eni vẫn đang theo dõi sát tình hình.
Đức cung cấp tín dụng cho công ty Gazprom Germania - Gazprom giảm lượng khí đốt
Để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Gazprom Germania, Chính phủ liên bang Đức cam kết một khoản tín dụng hàng tỷ USD cho công ty này, vốn là công ty con của tập đoàn Gazprom (Nga), nhưng hiện nằm dưới quyền quản lý uỷ thác của một cơ quan liên bang của Đức.
Trụ sở công ty năng lượng Gazprom Germania ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức ngày 14/6 thông báo, Ngân hàng Tái thiết (KfW) thuộc sở hữu nhà nước, sẽ cấp khoản vay có thể không phải hoàn lại cho Gazprom Germania.
Thông báo của Chính phủ không đề cập cụ thể tới khoản tín dụng, song theo các nguồn thạo tin từ Chính phủ Đức, số tiền vào khoảng từ 9-10 tỷ USD.
Chính phủ Đức cũng đang xem xét khả năng chuyển khoản vay thành vốn chủ sở hữu nhằm "đảm bảo an ninh nguồn cung về dài hạn", đồng nghĩa với việc Nhà nước có thể tham gia trực tiếp vào công ty này.
Ngoài ra, Chính phủ Đức, Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính liên bang cũng quyết định gia hạn quyền quản lý ủy thác đối với Gazprom Germania sau tháng 9/2022 và cũng có thể được gia hạn nhiều lần sau đó. Cho đến nay, quyền quản lý uỷ thác chỉ dựa trên Luật Ngoại thương (AWG) và được giới hạn đến cuối tháng 9/2022.
Tháng 4/2022, Gazprom Germania đã được đưa vào diện quản lý ủy thác của Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức, theo đó quyền biểu quyết từ các cổ đông Gazprom Germania được chuyển cho cơ quan này. Mọi quyết định của công ty cần có sự chấp thuận của người được ủy thác. Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức cũng đã bổ nhiệm một giám đốc quản lý, người có quyền ra các quy định liên quan.
Hiện công ty đang phải vật lộn với chi phí mua khí đốt cao hơn sau khi giữa tháng 5 vừa qua, Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Gazprom Germania cũng như hầu hết các công ty con của công ty này. Việc không được nhận khí đốt do lệnh trừng phạt của Nga cũng như việc mua khí đốt thay thế với giá thị trường rất cao khiến tình hình tài chính của Gazprom Germania ngày một xấu thêm.
Chính phủ liên bang Đức cuối cùng quyết định đảm bảo thanh khoản cho công ty bằng khoản vay từ KfW để công ty có thể tiếp tục vận hành cũng như mua khí đốt. Theo Chính phủ Đức, với các biện pháp can thiệp kịp thời, Berlin vẫn duy trì được ảnh hưởng đối với công ty nằm trong hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng then chốt cũng như ngăn chặn nguy cơ an ninh năng lượng bị đe dọa.
Cùng với việc đảm bảo tín dụng nêu trên, Đức cũng đã đổi tên Gazprom Germania thành Công ty TNHH Năng lượng đảm bảo cho châu Âu (SEFE - Secure Energy for Europe GmbH). Công ty hiện là đơn vị cung cấp khí đốt chủ chốt ở Đức, đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, vận chuyển khí đốt và vận hành các cơ sở lữu trữ khí đốt. Chính phủ Đức nhấn mạnh mục tiêu của các biện pháp được thực hiện là đảm bảo nguồn cung năng lượng ở Đức cũng như châu Âu và mô hình kinh doanh của SEFE cũng sẽ được điều chỉnh trên cơ sở này.
Cũng liên quan vấn đề khí đốt, Đức sẽ phải giảm đáng kể lượng khí đốt nhập từ Nga vào mùa hè, sau khi tập đoàn Gazprom thông báo sẽ giảm 40% lượng vận chuyển tối đa qua đường ống Nord Stream 1 Biển Baltic đến Đức. Nguyên nhân dẫn tới việc giảm lượng khí đốt này là do việc sửa chữa và bảo trì các thiết bị nén khí của Siemens ở Canada bị chậm trễ và chưa thể đưa trở lại vận hành do vấp phải các lệnh trừng phạt của Canada. Do vậy, sẽ chỉ có tối đa 100 triệu m3 khí đốt có thể được bơm qua đường ống mỗi ngày, tương đương với khoảng 60% sản lượng hằng ngày từ mức 167 triệu m3 thông thường.
Tuy nhiên, theo Bộ Kinh tế liên bang Đức, hiện tại, an ninh nguồn cung của Đức vẫn được đảm bảo và Berlin vẫn "tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình". Hiện Bộ Kinh tế liên bang đang làm việc Chính phủ Canada và Ủy ban châu Âu nhằm miễn trừ các lệnh trừng phạt của Canada đối với thiết bị nêu trên. Máy nén khí được xem là thiết bị không thể thiếu khi muốn tăng áp suất cần thiết của khí tự nhiên trong đường ống vận chuyển.
Gazprom giảm cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga ngày 14/6 thông báo sẽ giảm nguồn cung khí đốt cho Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc do công ty Siemens không trả lại kịp thời các máy nén khí (GCU) sau khi sửa chữa. Trạm trên mặt đất của dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tại Lubmin, Đông Bắc...