Gây tê ngoài màng cứng thời điểm nào thì không có tác dụng?
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và sinh mổ, tuy nhiên nếu tiêm quá muộn, nó sẽ không phát huy tác dụng.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê vùng giúp sản phụ giảm đau khi vượt cạn, có thể áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. Kỹ thuật viên gây tê sẽ tiêm vào sống lưng sản phụ, thuốc gây tê được đưa vào cột sống, sau đó phân tán sang hai vùng lân cận xung quanh. Sau thời gian huy tác dụng, sản phụ sẽ mất cảm giác đau ở một vài bộ phận chịu lực nhiều nhất khi chuyển dạ. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ giảm đau, không giảm cơn co tử cung và sản phụ vẫn tỉnh táo trong quá trình vượt cạn.
Những năm gần đây phương pháp này được nhiều sản phụ lựa chọn để có thể sinh thường nhanh chóng, giảm thời gian chuyển dạ và giảm nguy cơ sinh mổ. Tuy nhiên nếu tiêm quá muộn, thủ thuật này sẽ không có tác dụng.
Nhiều sản phụ chọn gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ. (Ảnh minh họa: Feedspot)
Các sản phụ cần phải biết rằng thủ thuật gây tê màng cứng chỉ mất khoảng 10 giây, nhưng cần 15 phút để phát huy tác dụng. Thông thường, kỹ thuật này được thực hiện khi sản phụ đã có những cơn co tử cung và cổ tử cung đã mở từ 2 – 3cm. Nếu đã nhìn thấy đầu của em bé mới gây tê thì sẽ không có tác dụng giảm đau cho sản phụ.
Ngoài kiến thức hữu ích này, mẹ đang mang thai cũng nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản để chủ động trong cuộc đẻ. Một số điều cần lưu ý phải kể đến như sau.
Thời gian chuyển dạ mất bao lâu?
Nếu bạn đang mang thai em bé đầu, trung bình sẽ mất 12-24 giờ để đón con yêu chào đời. Nếu đây không phải là em bé đầu, thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn, khoảng 8-10 giờ.
Không vỡ nước ối vẫn có thể sinh con?
Bạn vẫn có thể sinh con ngay cả khi không vỡ nước ối. Nhiều phụ nữ không bị vỡ ối trước khi họ sinh. Một số chỉ ra một chút nước ối, thậm chí bác sĩ phải chọc nước ối của nhiều người khi ở bệnh viện. Bởi vậy đừng coi nước ối vỡ là dấu hiệu báo sinh mà đó chỉ là một dấu hiệu nhỏ cần đi kèm nhiều dấu hiệu chính khác.
(Ảnh minh họa: Eketawa)
Sau khi con chào đời, các cơn co thắt sẽ biến mất?
Video đang HOT
Đáng tiếc là không. Sau khi con chào đời, có thể người mẹ vẫn tiếp tục có các cơn co để sổ nhau thai ra ngoài. Thường từ 5-30 phút sau sinh, bạn sẽ gặp các cơn co thắt nhưng không mạnh như khi chuyển dạ. Chúng giúp bạn đẩy nhau thai xuống dưới và ra ngoài âm đạo.
Khi sinh mổ người mẹ vẫn tỉnh táo?
Ngoài trừ trường hợp đặc biệt phải gây mê cho sản phụ, các trường hợp sinh mổ còn lại, sản phụ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ lấy thai. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khiến bạn mất cảm giác đau, chứ không gây hôn mê.
Toàn bộ quá trình sinh mổ mất khoảng 45-60 phút. Tuy không đau, nhưng sản phụ vẫn cảm nhận được một số hành động của bác sĩ như rạch, đưa em bé ra ngoài…
Dấu hiệu sắp sinh em bé?
Tử cung giãn nở và cảm thấy em bé tụt xuống thấp hơn là dấu hiệu cho thấy chuẩn bị đến lúc sinh nhưng chưa đến lúc. Nhưng cơn co thắt thường xuyên, mạnh mẽ là tín hiệu chắc chắn em bé đang chuẩn bị ra ngoài. Điều này được gọi là quy tắc 4-1-1: có nghĩa là các cơn co thắt sẽ đến sau mỗi 4 phút, mỗi lần kéo dài một phút, và diễn ra trong một giờ.
(Ảnh minh họa: Alodokter)
Dấu hiệu chuyển dạ giả?
Chuyển dạ giả là khi các cơn co xuất hiện nhưng biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Rất bình thường nếu bạn cảm thấy thi thoảng tử cung co thắt lại, thậm chí rất đau trước ngày dự sinh. Đây là gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, nó đến và đi ngay. Nó không gây co thắt gần nhau và biến mất khi bạn thay đổi vị trí, nghỉ ngơi hoặc đi bộ. Khi bạn chuyển dạ thật sự, các cơn co thắt sẽ không dừng lại, bất kể bạn di chuyển như thế nào. Để chắc chắn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Độ giãn nở của tử cung
Sự giãn nở được tính bằng centimet (10 cm là dấu mốc khi tử cung giãn nở hoàn toàn và kết thúc giai đoạn chuyển dạ đầu tiên).
Làm thế nào để rút ngắn thời gian chuyển dạ?
Trong quá trình chuyển dạ, hoạt động có thể rút ngắn thời gian sinh con cho phụ nữ tới 28% là hoạt động đi bộ. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ thường khuyên bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt của các cơ vùng chậu giúp chuyển dạ nhanh chóng.
Ngôi thai thuận là?
Ngôi thai thuận là đầu em bé quay xuống dưới, mặt úp vào bên trong bụng mẹ. Đây chính là vị trí thuận lợi và cũng phổ biến nhất của em bé khi chào đời. Với đầu quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để ra ngoài. Nếu đầu em bé đã quay xuống dưới, nhưng mặt quay ra ngoài, đầu em bé sẽ khó đi ra ngoài hơn, gây khó khăn cho việc sinh nở.
Theo Vietnammoi
Nếu làm việc này từ tuần thứ 35, mẹ bầu sẽ hạn chế được nguy cơ bị rách tầng sinh môn khi sinh nở
Mẹ bầu nào cũng mong muốn mình sẽ vượt cạn bằng phương pháp sinh thường nhưng cũng vô cùng lo lắng việc bị rạch hoặc rách tầng sinh môn trong quá trình sinh nở.
Và các chuyên gia đã gợi ý để hạn chế việc bị rách tầng sinh môn trong quá trình vượt cạn, mẹ bầu có thể áp dụng kĩ thuật mát xa vùng đáy chậu khi gần đến ngày sinh.
Tác dụng của việc mát xa vùng đáy chậu
Mặc dù có nhiều quan điểm y khoa khác nhau về tác dụng của việc mát xa vùng đáy chậu trong việc phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh thường, tuy nhiên có bằng chứng chứng minh những người sinh con đầu lòng mà có thực hiện mát xa đáy chậu thì tỉ lệ bị rách cần khâu giảm 10% và nguy cơ cần rạch tầng sinh môn cũng giảm 16%.
Vùng đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và âm đạo. Nó được biết đến với tên đầy đủ là vùng đáy xương chậu được cấu tạo bởi các cơ, dây chằng và các mô dạng lớp được kéo dài từ xương mu đến xương cụt. Nhiệm vụ của vùng đáy xương chậu là giữ cho trực tràng, bàng quang và tử cung nằm đúng vị trí. Đáy xương chậu cũng giúp cơ thể kiểm soát áp lực khi đi vệ sinh cũng như đạt khoái cảm lúc giao hợp. Việc mát xa vùng đáy chậu sẽ giúp vùng này trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn, từ đó hạn chế được việc bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở.
Một trong những nỗi ám ảnh của các sản phụ sinh thường là bị rách tầng sinh môn (Ảnh minh họa).
Một điều đáng lưu ý khác là mát xa đáy chậu không phải là cách duy nhất để giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn. Y tá Princess Lock thuộc Bệnh viện bà mẹ và trẻ em Orlando (Mỹ) cho biết sử dụng khăn chườm nóng khi bước vào giai đoạn hai của quá trình sinh cũng có thể giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn thứ cấp.
Cách thực hiện mát xa đáy chậu
Để mát xa đáy chậu, thai phụ hoặc chồng nên bôi dầu bôi trơn lên ngón cái và ngón trỏ rồi đưa vào âm đạo khoảng 5cm rồi ấn xuống. Các chuyên gia khuyến nghị sau khi ấn xuống trong vòng 2 phút thì tiếp theo nên ấn sang hai bên, mỗi bên 2 phút nữa. Phụ nữ chỉ nên dùng tay chứ không nên dùng dụng cụ hỗ trợ nào khác.
Các thao tác thực hiện mát xa vùng đáy chậu.
Thời điểm bắt đầu mát xa đáy chậu
Y tá Princess Lock cũng gợi ý bạn nên mát xa 10 phút mỗi ngày, tuần từ ba đến bốn lần, bắt đầu khi mang thai được 35 tuần để giảm nguy cơ rách tầng sinh môn khi lâm bồn.
" Nếu mát xa sớm hơn mốc này thì có thể gia tăng nguy cơ sinh non do co thắt cơ và sản sinh hoóc môn. Số liệu thống kê cho thấy nếu mát xa trước 6 tuần trước khi sinh thì không mang lại lợi ích rõ ràng nào cả. Và hãy nhớ rằng khi mát xa, cảm giác hơi khó chịu và châm chích thì là bình thường, còn nếu nóng và rát thì chắc chắn có vấn đề".
Loại dầu nên sử dụng để mát xa
Chị Michaela Ward, một nữ hộ sinh tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe đại học bang Ohio chia sẻ những bà bầu sắp sinh có thể dùng dầu vitamin E, dầu dừa, hoặc dầu thực vật dùng trong nấu nướng như dầu ô liu chẳng hạn. Bạn cũng có thể sử dụng những dầu bôi trơn gốc nước hoặc dùng dịch tiết âm đạo của cơ thể.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật phổ biến khi sinh thường.
Những lầm tưởng thường gặp về mát xa đáy chậu
Mặc dù mát xa đáy chậu có thể giảm nguy cơ rách tầng sinh môn nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Tuy nhiên, nếu bạn dự định sinh thường thì rất nên thử đấy chứ. " Một hiểu lầm thường gặp đó là việc áp dụng mát xa đáy chậu chỉ dành cho những sản phụ muốn sinh thuận tự nhiên, tức không gây tê ngoài màng cứng, cũng không sinh ở viện. Hiểu lầm nghiêm trọng này khiến nhiều sản phụ bỏ qua một kĩ thuật có thể giúp quá trình sinh nở, vốn nhiều đau đớn, trở nên dễ chịu hơn nhiều", Michaela Ward cho biết.
Chị Machaela cũng cho rằng dù không phải bà mẹ nào ra khỏi phòng sinh cũng lành lặn, không bị rách và đau, nhưng nếu có cơ hội giảm bớt phần nào tổn thương thì vẫn là một trải nghiệm đáng thử. Tuy vậy, chị nhấn mạnh các bà bầu cũng không nên quá kì vọng vào phương pháp này bởi dù nó có hiệu quả phần nào nhưng chỉ áp dụng với những bà mẹ sinh con đầu lòng mà thôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Các bước phục hồi sau sinh theo 12 tháng chuẩn khoa học mẹ bầu nhất định phải biết Sau sinh cơ thể mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi và phải mất một thời gian nhất định để phục hồi có thể ngắn cũng có người rất dài. Để nhanh chóng phục hồi mẹ bầu hãy làm theo các bước sau nhé. Để giúp bà mẹ mau chóng hồi phục sau ca vượt cạn và trở lại với công việc hàng ngày...