Gậy sắt hàn đinh lính Trung Quốc dùng tấn công binh sĩ Ấn Độ
Một quan chức Ấn Độ gửi cho truyền thông ảnh những cây gậy sắt gắn đinh tua tủa được lính Trung Quốc sử dụng trong vụ ẩu đả ở biên giới.
Một quan chức cấp cao Ấn Độ tại biên giới Ấn Độ – Trung Quốc hôm nay gửi cho BBC bức ảnh cho thấy những vũ khí thô sơ mà họ thu được tại nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tối 15/6. Hình ảnh cho thấy những cây gậy sắt được hàn rất nhiều đinh ở một đầu, nhằm tăng tối đa tính sát thương.
Quan chức này khẳng định quân đội Trung Quốc đã sử dụng loại vũ khí này trong cuộc đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Hình ảnh về loại vũ khí thô sơ tự chế này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Ấn Độ.
“Những gậy sắt gắn đinh được binh sĩ Ấn Độ thu được từ địa điểm đối đầu ở thung lũng Galwan, nơi lính Trung Quốc tấn công một nhóm tuần tra Ấn Độ và giết 20 người. Sự man rợ này phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải lính”, nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đăng trên Twitter bức ảnh này, viết.
Hình ảnh gậy sắt gắn đinh của lính Trung Quốc được quan chức biên giới Ấn Độ gửi cho truyền thông hôm nay. Ảnh: BBC.
Cựu chủ tịch quốc hội Ấn Độ Rahul Gandhi cũng lên tiếng sau khi xem bức ảnh. “ Sao Trung Quốc dám giết những binh sĩ không vũ trang của chúng ta. Sao chúng ta lại khiến những binh sĩ không được vũ trang này phải ngã xuống”, ông Gandhi cho hay.
Video đang HOT
Việc binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng khi đụng độ bắt nguồn từ thỏa thuận song phương năm 1996 rằng súng và các thiết bị nổ bị cấm dọc biên giới tranh chấp để ngăn căng thẳng leo thang.
Vài giờ sau bài đăng Twitter của ông Gandhi, Ngoại trưởng S Jaishankar khẳng định tất cả binh sĩ làm nhiệm vụ biên giới luôn mang theo vũ khí, đặc biệt khi rời đồn, và nhóm tuần tra ở thung lũng Galwan hôm 15/6 cũng vậy. “Tuy nhiên, từ lâu chúng ta đã tuân theo thỏa thuận không sử dụng súng trong các cuộc đối đầu”, ông viết.
Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về thông tin trên.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy tiểu đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong vụ ẩu đả. Tuy nhiên, giới chức hai nước đang nỗ lực liên lạc để giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự.
Trung Quốc nói không muốn thêm ẩu đả với Ấn Độ
Trung Quốc tuyên bố không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ đụng độ nào ở biên giới với Ấn Độ, sau cuộc ẩu đả khiến nhiều người chết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/6 ra tuyên bố cáo buộc lực lượng biên phòng Ấn Độ đã "vi phạm nghiêm trọng quy trình liên quan đến các vấn đề biên giới" cũng như thỏa thuận đạt được giữa sĩ quan chỉ huy hai bên, dẫn đến vụ ẩu đả đêm 15/6 tại thung lũng Galwan khiến nhiều người chết và bị thương.
"Chúng tôi yêu cầu Ấn Độ nghiêm khắc kỷ luật lực lượng ở tiền phương, ngừng hoạt động xâm phạm và hành vi khiêu khích ngay lập tức, hợp tác với Trung Quốc và quay lại hướng đi đúng đắn, giải quyết bất đồng bằng đàm phán và đối thoại", ông Triệu nói.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cáo buộc binh sĩ Trung Quốc đã xâm phạm Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Trung - Ấn, tại khu vực thung lũng sông Galwan. "Ẩu đả dữ dội xảy ra do Trung Quốc tìm cách đơn phương thay đổi hiện trạng tại biên giới tranh chấp", Srivastava nói.
Triệu Lập Kiên cho biết Trung Quốc đang duy trì liên lạc qua kênh ngoại giao và quân sự với Ấn Độ sau sự cố. "Chúng tôi đương nhiên không muốn thấy thêm các vụ đụng độ", ông Triệu nói, đồng thời yêu cầu Ấn Độ tránh "các hành vi gây hấn" có thể làm phức tạp tình hình biên giới.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có thiếu tá Santosh Babu, chỉ huy trung đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả.
Trung Quốc không công bố thương vong, song cáo buộc lính Ấn Độ vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này. Ấn Độ và Trung Quốc xác nhận không có nổ súng, thương vong do binh sĩ hai nước tấn công nhau bằng nắm đấm, gạch đá và gậy sắt.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhiều tuần qua đối đầu tại hồ Pangong Tso, thung lũng Galwan, làng Demchok và căn cứ Daulat Beg Oldi ở phía đông Ladakh. Các vụ ẩu đả trước đây khiến binh sĩ hai bên bị thương, song không gây chết người.
Giới chuyên gia cho rằng căng thẳng biên giới với Trung Quốc bùng phát do Ấn Độ xây dựng các tuyến đường và sân bay trong khu vực Ladakh. Trung Quốc nhiều lần phản đối các dự án này của Ấn Độ.
Sau vài tuần căng thẳng, Trung Quốc và Ấn Độ tổ chức hội đàm cấp chỉ huy tiểu đoàn và lữ đoàn tại khu vực thung lũng Galwan và Kyam, nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc cũng rút một phần lực lượng tại thung lũng Galwan, Kyam và Điểm tuần tra số 15 (PP-15) ở phía đông Ladakh trước khi tổ chức hội đàm.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Lý do Ấn - Trung không đụng độ bằng súng đạn Lính Ấn Độ và Trung Quốc tấn công nhau ở biên giới bằng gậy, đá thay vì nổ súng do một thỏa thuận song phương năm 1996. Tối 15/6, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, khiến 20 lính Ấn Độ chết. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương...