Gây ra tai nạn, khi nào tài xế được rời khỏi hiện trường?
Lái xe chỉ được rời khỏi hiện trường khi có lý do tính mạng bị đe dọa. Nhưng ngay sau đó, người này phải trình diện với cơ quan công an.
Tai nạn giao thông là câu chuyện diễn ra hàng ngày và gieo nỗi đau cho không biết bao nhiêu gia đình. Khi tai nạn xảy ra mỗi người đều có cách hành xử khác nhau, bản thân các tài xế cũng vậy.
Trên thực tế, không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi người bị nạn đang cần sự giúp đỡ thì tài xế lại nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Những người này thường lý giải cho hành động của mình là do hoảng loạn, lo sợ người nhà nạn nhân tấn công hoặc vì một lý do nào đó.
Xét ở góc cạnh xã hội, việc lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, bỏ mặc người bị nạn để trốn tránh trách nhiệm thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, nó phản ánh một thực trạng đáng báo động về đạo đức, lối sống của một bộ phận những người “cầm vô lăng”.
Hiện tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy đang rất đáng báo động (ảnh minh họa).
Video đang HOT
Sự thờ ơ, vô cảm của nhiều tài xế đang là nỗi lo sợ của người đi đường khi mà bất cứ lúc nào họ cũng có thể là nạn nhân của tình huống “đâm người” rồi bỏ chạy. Một phần của sự thơ ơ đó có thể bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết pháp luật mà bấy lâu nay một số lái xe vẫn đồn đoán nhau rằng: Pháp luật cho phép bỏ trốn khỏi hiện trường khi gây tai nạn?
Chia sẻ với PV báo Người đưa tin, luật sư Trần Trung Thuận, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Luật giao thông đường bộ nêu rõ về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Trong đó có việc phải ở lại hiện trường đến khi người của cơ quan công an đến.
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được rời khỏi hiện trường khi người này bị thương phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc có lý do đe dọa đến tính mạng.
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rời khỏi hiện trường trong các trường hợp trên phải trình báo cơ quan chức năng ngay sau đó. Luật nghiêm cấm việc rời bỏ hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm”.
Rõ ràng, việc lái xe rời bỏ hiện trường với lý do hoảng loạn, thấy người bị nạn nằm bất tỉnh hay sợ phải bồi thường…đều là trái pháp luật. Những người này thậm chí còn có thể bị xem xét khởi tố về hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102 Bộ luật hình sự.
Hơn bao giờ hết, những người lái xe cần phải ý thức hơn nữa về trách nhiệm, vai trò của chính mình. Ý thức về cách hành xử về văn hóa giao thông như là một trách nhiệm với cộng đồng. Đạo đức của người lái xe cần được phát huy ngay cả khi người đó đã gây ra tai nạn.
Điều 102 luật hình sự năm 1999 quy định: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Băng Tâm
Theo_Người Đưa Tin
Xe buýt tông hàng loạt xe máy dưới hầm chui Kim Liên, Hà Nội
Chiếc xe buýt đâm vào ít nhất 5 chiếc xe máy có người điều khiển đang dừng trú mưa dưới hầm chui Kim Liên
Khoảng 13h30 chiều nay (31/10), đám đông dựng xe máy trú mưa dưới hầm cầu vượt Kim Liên (Hà Nội) đã bị chiếc xe buýt 29T-3470 của Xí nghiệp xe điện Hà Nội đâm vào.
5 chiếc xe máy xếp chồng lên nhau trước đầu xe buýt.
Tại hiện trường gần giữa hầm cầu vượt Kim Liên hướng Xã Đàn - Đại Cồ Việt, 5 chiếc xe máy xếp chồng lên nhau trước đầu xe buýt.
Nhân chứng cho hay người điều những chiếc xe này dựng xe trú mưa hoặc khoác áo mưa thì chiếc xe buýt chạy tới đâm vào.
"Một cô gái được lái xe buýt đưa vào bệnh viện Bạch Mai gần đó cấp cứu - một nạn nhân có xe bị xe buýt tông cho hay - Có thể cô gái đã bị gãy đùi".
Theo một nạn nhân, anh đang ngồi trên vỉa hè hầm chui thì chiếc xe buýt lao nhanh tới hất tung anh lên vỉa hè. Khi được hỏi vì sao lại dừng đỗ nơi nguy hiểm này, nạn nhân có xe máy bị xe buýt tông hỏi lại với thái độ giận dữ: "Ông mù sao? Thế người ta xây cái hầm có mái che này làm gì?" Ý của nạn nhân này là xây hầm và cầu vượt còn để người dân trú mưa.
Trong khi đó, ngay phía bên kia đường, nơi chiếc xe buýt đâm vào 5 xe máy, nhiều người vẫn ngang nhiên ngồi trên xe máy trú mưa, bình thản quan sát vụ tai nạn.
Mặc dù các nhà chức trách liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm tính mạng khi dừng xe máy trú mưa dưới chân cầu vượt, nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra rất phổ biến trong những cơn mưa lớn ở Hà Nội và TP HCM./.
Theo VTCNews
Xử phạt vi phạm giao thông: "Ý thức của người Việt rất kém" Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho rằng, khi tham gia giao thông, ý thức của người Việt rất kém. Thậm chí lên máy bay đã có số ghế rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thói quen chen lấn Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường...