Gây quỹ tái tranh cử, ông Trump ‘bỏ túi’ số tiền kỷ lục gần 25 triệu USD trong một ngày
Đảng Cộng hòa khẳng định sự nhiệt tình ủng hộ của cử tri đối với người đứng đầu Nhà Trắng đang ở mức cao chưa từng có.
Trong vòng chưa đầy một ngày, ông Donald Trump đã thu về gần 25 triệu USD tiền quyên góp ủng hộ ông tái tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Thông tin này được công bố hôm 19/6 trên trang Twitter của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Mỹ (RNC), bà Ronna Romney McDaniel.
“Tổng thống Donald Trump đã thu được số tiền ủng hộ kỷ lục 24,8 triệu USD cho lần tái tranh cử của mình chỉ sau chưa đầy 24 giờ. Mức độ nhiệt tình của cử tri đối với ngài Tổng thống hiện đang rất cao và chưa có tiền lệ” – Chủ tịch RNC cho biết.
Ông Trump tuyên bố chính thức bắt đầu chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2020. (Ảnh: Reuters)
Theo Giám đốc truyền thông RNC, ông Michael Ahrens, số tiền ông Trump quyên góp được trong một ngày bằng 5 ứng viên đảng Dân chủ gộp lại. Được biết, số tiền quyên góp được của Cựu Phó tổng thống Joe Biden, người dẫn đầu cuộc đua giành vị trí ứng cử viên chính thức của đảng Dân chủ, là 6,3 triệu USD trong 24 giờ đầu tiên tuyên bố ra tranh cử.
Phát biểu hôm 18/6 trước những người ủng hộ ở Orlando, ông Trump tuyên bố chính thức bắt đầu chiến dịch tái tranh cử tổng thống vào năm 2020. Nói về các đối thủ chính trị của mình, người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố: “Nếu các bạn muốn chấm dứt hệ thống tham nhũng này một lần và mãi mãi, thì hãy đến vào ngày 3 tháng 11 (ngày bầu cử tổng thống) và bỏ phiếu, bỏ phiếu, bỏ phiếu”.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 59 sẽ được tổ chức vào ngày 3/11/2020. Các cuộc họp đầu tiên của các nhà hoạt động đảng trong chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới sẽ diễn ra tại Iowa vào đầu tháng 2/2020. Đại hội của đảng Dân chủ, dự kiến đề cử một ứng viên ra tranh cử tổng thống, sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 16/7/2020 tại Milwaukee, bang Wisconsin. Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng sẽ tổ chức Đại hội của mình từ ngày 24 đến 27/8 tại Charlotte, bang Bắc Carolina.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐƯC
Theo VTC
Tái tranh cử, Trump 2020 có khác Trump 2016 đầy bốc đồng, kỳ thị?
Lần này, ông Trump có quyền lực của một tổng thống đương nhiệm và bộ máy tranh cử, tài chính hùng hậu. Nhưng tính bốc đồng của ông vẫn còn đó sau hai năm làm tổng thống.
Bốn năm trước, khi ông trùm bất động sản Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ, không ai nghĩ ông sẽ vào được Nhà Trắng. Tất cả đều coi nhẹ ông, chê cười những ý tưởng của ông. Báo đài tới đưa tin vì tính giải trí của một cựu ngôi sao truyền hình thực tế, vì những phát ngôn kỳ thị, gây sốc ngay từ đầu. Nhưng sau cùng, tất cả phải gọi ông là "Tổng thống Trump".
Tối 18/6, bên cạnh gia đình, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tái tranh cử để lãnh đạo nước Mỹ thêm nhiệm kỳ nữa.
Video đang HOT
Lần này, ông không còn là "người ngoài cuộc" với sự mới mẻ, khó đoán, mà đám đông luôn thích thú. Ông có ảnh hưởng của tổng thống đương nhiệm, tiền tranh cử dồi dào và hậu thuẫn từ toàn bộ đảng Cộng hòa hơn hẳn nhiệm kỳ trước. Liệu ông có tranh cử nghiêm túc như bao ứng viên khác, nghe lời các cố vấn? Liệu ông đã thay đổi so với bốn năm trước?
Ngày 18/6, bên cạnh gia đình, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tái tranh cử để lãnh đạo nước Mỹ thêm nhiệm kỳ nữa. Ảnh: Reuters.
Vẫn những khẩu hiệu kỳ thị?
Theo Guardian, Washington đã ngập trong nhiều tranh cãi, bê bối đến mức năm 2016 đã trôi xa "như một thiên niên kỷ trước". Năm đó, ông Trump thỏa sức miệt thị những quy tắc truyền thống của chính trường, coi thường mọi ý kiến chuyên gia, và không ngại xúc phạm từ người nhập cư, phụ nữ đến cựu chiến binh.
Đến hẹn lại lên, nước Mỹ đã thực sự bước vào mùa tranh cử mới với tuyên bố tái tranh cử của ông Trump. Chiến lược của ông có thể sẽ giống như năm 2016, tiếp tục "đổ dầu vào lửa" ở các bang đỏ (ủng hộ đảng Cộng hòa) với quan điểm bài ngoại độc hại, thông qua các phỏng vấn trên kênh Fox News thân Trump và các buổi vận động huyên náo.
Ông Trump sẽ không bỏ lỡ dịp khoe về nền kinh tế đang tăng trưởng trên 3%, chứng khoán ở mức cao, thất nghiệp thấp nhất trong nửa thế kỷ.
Người viết diễn văn sẽ muốn ông nêu cụ thể các thành tựu, như bổ nhiệm được hai thẩm phán Tóa án Tối cao, cải cách tòa án hình sự, và chiến lược ngoại giao "nước Mỹ trên hết" mà theo họ đã giúp đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS) và buộc lãnh đạo Triều Tiên phải đàm phán.
Nhưng ông Trump luôn nói những gì ông muốn, thay vì kịch bản, như họ đã chứng kiến trong đợt vận động bầu cử giữa kỳ. Ông đã không nói nhiều về kinh tế như kịch bản, mà tiếp tục châm lửa giận dữ quanh vấn đề đoàn di dân từ Trung Mỹ, giữa đám đông liên tục hò reo khẩu hiệu "xây tường".
Những người chỉ trích nói khi vận động bầu cử giữa kỳ năm 2018, ông Trump vẫn dùng chiến lược gây chia rẽ, thay vì đoàn kết. Ảnh: AP.
"(Cuộc tranh cử tới) vẫn sẽ là về nhập cư, dọa người dân về người da màu đang tràn qua biên giới", theo Michael Steele, cựu chủ tịch Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa.
Maurice Weeks, giám đốc Trung tâm Hành động về Chủng tộc và Kinh tế, nói với Guardian: "Tôi dự đoán các tranh luận lại xoay quanh bức tường, và người Hồi giáo. Tôi dự đoán các phát ngôn kỳ thị chủng tộc, giới tính, người đồng tính, vốn không ngớt từ khi ông đắc cử".
Ông Weeks nói các tổng thống thường bước qua sự chia rẽ để đoàn kết sau khi đắc cử, nhưng ông Trump không hề làm như vậy.
Nhìn Trump của 2016 để đoán Trump của 2020
Chiến dịch tranh cử lần đầu của ông Trump kêu gọi ủng hộ không phải nhờ những gì họ theo đuổi, mà nhờ những gì họ ghét bỏ. Ông chửi bới giới tinh hoa chính trị và truyền thông, đòi "làm sạch vũng lầy" Washington, và đắc chí khi đám đông cử tri kêu gào "nhốt bà ta lại" (Hillary Clinton).
Ông Trump tràn đầy năng lượng mỗi khi tìm được mục tiêu công kích mới. Và ông đã "lên đạn" cho mình bằng cách liên tục đả kích khuynh hướng cánh tả đang lên trong đảng Dân chủ, đặc biệt ở các nghị sĩ như Bernie Sanders và Alexandria Ocasio-Cortez. Vì đặc thù lịch sử, ở Mỹ, khuynh hướng cánh tả hay xã hội chủ nghĩa luôn bị coi là đe dọa lớn.
Vì vậy, chặng đường tranh cử 2020 sẽ đầy những khẩu hiệu tương tự câu phát biểu được vỗ tay trong Thông điệp Liên bang 2019 về chống cánh tả.
Các cuộc vận động của ông Trump luôn thu hút đám đông náo nhiệt. Ảnh: Getty Images.
Tiếp tục lấy 2016 làm chỉ dấu, nhiều khả năng ông Trump sẽ giành phiếu bằng các lời nói dối, vẽ nên hình ảnh sai lệch rằng đảng Dân chủ đang vận động "biên giới mở", đang "giết trẻ em" bằng cách ủng hộ quyền phá thai.
Ông cũng sẽ biến cuộc điều tra Nga trở thành nỗ lực "đảo chính" do các thế hệ lực ngầm thực hiện, và kêu gọi trả đũa: "Hãy điều tra những kẻ điều tra (Nga)".
Mặc dù nắm giữ chiếc ghế quyền lực nhất thế giới, ông Trump thường xuyên tỏ ra hằn học, trả đũa, Guardian bình luận.
Ông Trump có tận dụng được nguồn lực hùng hậu?
Chiến dịch 2016 của ông Trump đầy bị động, từ khâu tranh cử đến khi đắc cử và chuyển giao quyền lực. Nhưng chiến dịch lần này sẽ là bộ máy trơn tru với cơ sở dữ liệu cử tri và người quyên góp tiền. Họ đã huy động được 100 triệu USD và 40 nhân viên do chuyên gia công nghệ Brad Parscale dẫn dắt.
Erin Perrine, phó giám đốc truyền thông chiến dịch Trump 2020, cho biết: "Năm 2016, chúng tôi như cái máy bay vừa bay vừa lắp ráp, vừa học cách hạ cánh, và đã làm rất tốt. Bây giờ sẽ là chiến dịch xứng với một tổng thống đương nhiệm. Chúng tôi sẽ vận động hùng hậu ở cấp cơ sở".
Nhưng nhân vật chính ở đây vẫn là một người bốc đồng, khó đoán, đôi lúc khó hiểu, và không bao giờ làm theo quy tắc. Hầu hết tổng thống với nền kinh tế vững vàng như hiện nay sẽ có tỷ lệ ủng hộ cao hơn nhiều, nhưng tỷ lệ ủng hộ của ông Trump vẫn kém xa mức 50%.
Ông Trump trong một cuộc vận động tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.
Rick Tyler, nhà phân tích chính trị và cựu phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử Ted Cruz 2016, nói với Guardian: "Chiến dịch của ông Trump nên vận động theo hướng 'các bạn có thấy cuộc sống khá hơn bốn năm trước không?', và đối với nhiều người Mỹ, câu trả lời là có. Nếu là tôi, tôi sẽ vận động như vậy, nhưng ông Trump sẽ không chịu theo kịch bản".
"Cho tới giờ, ông lúc nào cũng mình ông là nạn nhân mà mọi người đều nhắm đến. Ông không kiên trì với một thông điệp nào, cũng không có khả năng thuyết phục bằng tầm nhìn của mình. Cách cư xử thì thô lỗ. Các chỉ số kinh tế có thể giúp ông tái đắc cử, nhưng ông thích phá bỏ mọi quy tắc, nên tôi hoài nghi khả năng ông tận dụng được chúng".
Hai năm cầm quyền khắc họa tính cách
Thời gian nắm quyền đến nay cho thấy ông Trump không nghe lời cố vấn. Chánh văn phòng, giám đốc truyền thông, các bộ trưởng đều đã đến và đi. Ông Tyler nhận xét: "(Lời phân tích của cố vấn) khiến ông chán. Không có mâu thuẫn, tranh đấu. Trong đầu lúc nào ông ấy cũng thích đối đầu, phải gây sự với mục tiêu nào đó".
Dù vậy, chiến dịch của ông vẫn sẽ cố kiểm soát chặt tổng thống, để chèo lái ông đến thắng lợi bất chấp mọi sự bốc đồng. Ông Trump chắc chắn không thể quản hết mọi thông điệp, quảng cáo trên truyền thông.
Cựu tổng thống Obama từng nói "chiếc ghế tổng thống sẽ khiến bạn bừng tỉnh". Nhưng điều đó không đúng với Trump. Nhiều nhà quan sát nói hai năm làm tổng thống không hề thay đổi ông.
Một người ủng hộ giơ tay ủng hộ tại lễ công bố tranh cử của ông Trump. Ảnh: Reuters.
"Ông Trump vẫn bặm trợn như khi đắc cử, còn tệ hơn vì đã nắm quyền trong tay. Mọi tổng thống đều cố đoàn kết đất nước, nhưng ông vẫn cố chia rẽ", Larry Sabato, giám đốc Trung tâm Chính trị của ĐH Virginia, nói với Guardian.
Wendy Schiller, giáo sư chính trị ĐH Brown ở bang Rhode Island, nói: "Ông ấy càng kiêu ngạo hơn... và đã thoát nhiều vụ bê bối hơn".
Nhiều đảng viên Dân chủ chỉ ra rằng ông Trump đắc cử năm 2016 chỉ nhờ các phiếu đại cử tri, và kém bà Clinton hàng triệu phiếu phổ thông. Họ cho rằng ông Trump khó có thể lặp lại điều đó, một phần vì ông không được lòng những cử tri độc lập. Ông chưa hề có ý vươn tới họ bằng giọng điệu đoàn kết, bớt chia rẽ.
Theo Zing
13 cửa hàng Ford phát hiện ma túy đá trong lốp xe 9 trong số 14 xe được tìm kiếm tại 13 đại lý của Ford phát hiện có ma túy đá. Ước tính lô ma túy đá này có giá trị lên đến 4,5 triệu USD. Một lô hàng ma túy đá bất hợp pháp từ Mexico đã bị trục trặc khi các tay buôn ma túy đã lựa chọn sai địa điểm nhận...