Gậy lathi đánh gãy xương, chết người – vũ khí đàn áp biểu tình Ấn Độ
Gậy lathi từng được thực dân Anh sử dụng nhằm đàn áp phong trào độc lập tại Ấn Độ, và nay vẫn tiếp tục được các lực lượng an ninh Ấn Độ sử dụng trong các cuộc trấn áp biểu tình.
Gậy lathi được thực dân Anh đưa vào sử dụng cho lực lượng cảnh sát tại Ấn Độ từ cuối thế kỷ 19 nhằm đối phó với các phong trào bất tuân dân sự và phản kháng bất bạo động tại thuộc địa lớn nhất của đế chế. Kể từ thập niên 1920, khi phong trào chống đối lan rộng với các cuộc tuần hành thu hút hàng trăm nghìn người, việc sử dụng gậy lathi dần trở nên phổ biến. Ảnh: AP.
Chính quyền Anh khi đó còn có một số bài hướng dẫn sử dụng gậy lathi, với một số đòn như “jabbing” tức đánh vào bụng, hay “cutting” là một cú đánh vào cổ và đầu của đối phương. “Gậy lathi là di sản của chế độ thực dân Anh. Có những bằng chứng lịch sử hiển nhiên cho thấy chiến binh tự do Lala Lajpat Rai (một anh hùng trong phong trào giải phóng dân tộc của Ấn Độ) đã hy sinh vì cú đánh bằng gậy lathi vào đầu trong một cuộc biểu tình chống thực dân”, Syed Ali Kazim, phó giáo sư từ Đại học Hồi giáo Aligarh, cho biết. Ảnh: BCCL.
Ban đầu, lathi là một loại gậy xuất phát từ một vũ khí sử dụng trong võ thuật ở vùng Nam Á. Trong quá khứ, gậy lathi từng được sử dụng rộng rãi bởi các lãnh chúa nhằm chống lại sự nổi dậy của dân nghèo, xuất hiện như biểu tượng của quyền lực không thể thách thức. Hiện nay, ngoài trang bị cho lực lượng an ninh, gậy lathi vẫn được sử dụng trong võ thuật, thể thao, tập luyện sức khỏe. Trong ảnh, màn biểu diễn môn võ gậy sử dụng gậy lathi ở Ấn Độ. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Sau khi giành được độc lập từ Anh, chính quyền Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng gậy lathi như một thứ vũ khí hiệu quả để trấn áp các cuộc bạo động hay giải tán các cuộc biểu tình. Ngày nay, gậy lathi dùng trong lực lượng an ninh của Ấn Độ được làm từ 2 vật liệu chính là nhựa tổng hợp và tre. Hindu Times dẫn lời cảnh sát New Delhi cho biết lực lượng an ninh thủ đô có 85.000 gậy lathi bằng nhựa tổng hợp và 15.000 chiếc bằng tre. Ảnh: AFP.
Dù trông chỉ giống như những cây gậy thông thường, gậy lathi là một vũ khí thực sự gây sát thương nghiêm trọng. Những vết thương do gậy lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày. Một số trường hợp bị gãy xương, bại liệt hay thậm chí mất mạng vì vết thương của gậy lathi. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, chính quyền Ấn Độ gặp nhiều sự chỉ trích do tình trạng cảnh sát lạm dụng gậy lathi để đối phó với các cuộc biểu tình. Ảnh: AFP
Tại Ấn Độ, gậy lathi được nhiều tổ chức do các đảng phái chính trị hậu thuẫn sử dụng rộng rãi. Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) là một tổ chức bán quân sự của Ấn Độ, được coi là tổ chức mẹ đã khai sinh ra đảng Bharatiya Janata đang cầm quyền. RSS thường xuyên sử dụng gậy lathi trong các cuộc diễn tập vào sáng sớm. Tuần trước, khi các cuộc biểu tình chống nạn cưỡng bức dâng cao ở Hyderabad, một hàng dài các thành viên của RSS tuần hành dọc các con đường ở thành phố này, trong tay cầm những chiếc gậy lathi dài. Ảnh: AFP.
Để hạn chế những vụ chấn thương nghiêm trọng đáng tiếc, vài năm qua, cảnh sát Ấn Độ đã tăng cường các buổi đào tạo về sử dụng gậy lathi cho lực lượng chấp pháp. Bên cạnh đó, gậy lathi bằng gỗ cũng đã dần bị loại bỏ và thay thế bằng nhựa tổng hợp, do những chiếc gậy bằng gỗ có khả năng gây ra những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Ảnh: AFP.
Những người từng có kinh nghiệm “ăn đòn” từ gậy lathi cho biết những chiếc gậy có thể dài tới hơn 1 m, làm từ tre, nhựa tổng hợp cứng, hay thậm chí kim loại. Những vết thương do gậy lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày. Một số trường hợp bị gãy xương, bại liệt hay thậm chí mất mạng vì vết thương của gậy lathi. Ảnh: AFP.
Duy Anh
Theo news.zing.vn
Nhật Bản đầu tư vào Jammu, Kashmir nếu tình hình trở lại bình thường
Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ cho biết khi tình hình trở lại bình thường, ông hy vọng vào thời điểm nào đó sẽ có sự hợp tác kinh doanh giữa Nhật Bản và vùng Jammu, Kashmir.
Lực lượng an ninh Ấn Độ gác tại một tuyến phố ở Jammu ngày 5/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Kenji Hiramatsu ngày 10/8 khẳng định Tokyo sẵn sàng đầu tư và xây dựng mối quan hệ kinh doanh ở Jammu và Kashmir, nếu tình hình ở thung lũng này trở lại bình thường.
Phát biểu tại một sự kiện ở bang Tây Bengal của Ấn Độ, khi được hỏi liệu Nhật Bản có xem Jammu và Kashmir là điểm đến đầu tư tiềm năng hay không, sau khi Chính phủ Ấn Độ bãi bỏ quy chế đặc biệt của bang này và cho phép các công ty từ những bang khác và của nước ngoài đến đầu tư, ông Hiramatsu bày tỏ Tokyo trông đợi những diễn biến tích cực trong khu vực này.
Ông nói: "Vâng, tất nhiên, chúng tôi mong đợi điều đó. Tôi hy vọng tình hình ở đó trở nên bình thường. Vào thời điểm này tôi không thể nói chắc điều gì. Nhưng Nhật Bản có mối quan hệ kinh doanh tốt với Ấn Độ và tất nhiên, có thể sẽ tiến hành kinh doanh ở bất cứ nơi nào là một phần của Ấn Độ. Khi tình hình trở lại bình thường, tôi hy vọng vào thời điểm nào đó sẽ có sự hợp tác kinh doanh giữa Nhật Bản và vùng Jammu, Kashmir."
Về mối quan hệ thương mại ngày càng gia tăng với Ấn Độ, ông Hiramatsu cho hay số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản tại Ấn Độ đã tăng từ 1.156 năm 2014 lên 1.441 năm 2019, trong khi các lĩnh vực đầu tư cũng mở rộng đáng kể.
Nhà ngoại giao này khẳng định quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nước đang tạo được đà mới. Bên cạnh đó, hợp tác an ninh và quốc phòng cũng đang nhanh chóng bắt kịp quan hệ kinh tế vốn đã phát triển mạnh mẽ./.
Theo Vietnam
Giải pháp bền vững cho nguồn tài nguyên đang bị đe dọa Chúng ta chung sống trên Trái Đất, mái nhà ôn hòa, nuôi dưỡng và bảo vệ con người. Nhưng với việc làm cạn kiệt tài nguyên Trái Đất, khai thác quá mức đất đai và rừng cây, chúng ta không chỉ làm suy yếu khả năng đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu, mà còn tác động tiêu cực đến điều...