Gây hấn trên biển Đông: Trung Quốc yếu cả pháp lý và đạo lý
Sáng qua (13/5), tại Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VN) đã tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ thông tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam về tình hình biển Đông
Sáu căn cứ chứng tỏ Trung Quốc vi phạm luật pháp
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Trưởng Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao – đã chỉ ra sáu luận điểm để chứng minh Trung Quốc (TQ) đã vi phạm luật pháp quốc tế khi đặt giàn khoan 981 vào vùng biển của VN.
Thứ nhất, theo TS. Lan Anh, vị trí đặt giàn khoan 981 của TQ cách điểm cơ sở là đảo Lý Sơn của VN chỉ 119 hải lý, cách ranh giới bên ngoài 300 hải lý và 80 hải lý, cách đảo Tri Tôn 17 hải lý, cách xa đảo Hải Nam hơn 180 hải lý. Theo Điều 57 và Điều 76 của Công ước Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS), vị trí đặt giàn khoan của TQ nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.
Thứ hai, vị trí đặt giàn khoan không phải thuộc vùng biển Tây Sa của TQ mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của VN. VN có đầy đủ bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa từ thế kỷ XII qua những hoạt động sở hữu thực sự của các tàu tuần tiễn và các hoạt động này đã được thực thi một cách liên tục, hòa bình. TQ đã chiếm đóng bất hợp pháp tại Hoàng Sa bằng cách dùng vũ lực vào năm 1974, trái với Hiến chương LHQ, theo đó quy định rằng hòa bình là biện pháp giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, các quốc gia thành viên không được đe dọa sử dụng vũ lực.
Thứ ba, đảo Tri Tôn chỉ là cồn cát, theo quy định trong Điều 121 của UNCLOS sẽ không có thềm lục địa. TQ đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN. Điều 56 và Điều 76 của UNCLOS đều quy định về quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển, theo đó, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên tại vùng thềm lục địa của nước mình. Quyền tài phán của các quốc gia ven biển là quyền được cấp phép cho các nước khác lắp đặt các công trình nổi trên biển.
Giàn khoan của TQ là một công trình nổi trên biển mà nước này đã lắp đặt tại vùng thềm lục địa của VN mà không được VN cho phép. Điều 81 của UNCLOS cũng nói rằng mọi hoạt động khoan, thăm dò trong thềm của một nước phải được nước đó cho phép, trong khi VN rõ ràng chưa cấp phép cho TQ. Do đó, TQ đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN.
Thứ tư, theo UNCLOS, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là các quốc gia có bất đồng dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, các quốc gia không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực. Những hành động như dùng vòi rồng để phun vào các tàu chấp pháp của VN, sử dụng các máy bay tuần tiễu và đặc biệt nguy hiểm hơn là việc các vũ khí luôn được đặt trong chế độ sẵn sàng nổ súng bất cứ lúc nào là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng chấp pháp có thẩm quyền trên vùng biển của VN. Chính vì vậy, TQ đã vi phạm các nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp và nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Thứ năm, TQ đã vi phạm quyền tự do hàng hải. Ngày 5/5/2014, Cục Hải sự của TQ ra Thông báo số 14034 trong đó nói rằng TQ còn cấm các tàu thuyền đi lại trong phạm vi ba hải lý xung quanh giàn khoan 981. Khi tàu VN tiếp cận khu vực cách giàn khoan từ bảy đến 10 hải lý đã bị tàu thực thi pháp luật và tàu quân sự của TQ đe dọa, tấn công. Hành động này có thể xảy ra với bất kỳ tàu thuyền của nước nào đi qua khu vực này, vi phạm rõ ràng quyền tự do hàng hải không chỉ của VN mà còn các nước trên thế giới, đe dọa đến an toàn, an ninh hàng hải trên thế giới.
Video đang HOT
Hơn nữa, trong UNCLOS, kể cả khi TQ có quyền đặt giàn khoan trên biển thì theo quy định một quốc gia chỉ được thiết lập một vùng an toàn 500m. Trong khi đó, TQ cấm tàu thuyền đi lại trong phạm vi ba hải lý quanh giàn khoan và đe dọa, tấn công tàu VN ở cách đó 10 hải lý, vi phạm trắng trợn UNCLOS. Bên cạnh đó, TQ cũng đã vi phạm Công ước chống đâm va (COLEG).
Thứ sáu, qua các hành động của mình TQ đã vi phạm cam kết Tuyên bố về cách hành xử của các bên trên biển Đông (DOC). Trong khi VN hết sức kiềm chế để giữ nguyên hiện trạng trên biển Đông thì TQ bằng việc làm hạ đặt giàn khoan 981 đã làm phức tạp thêm tình hình, thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho mình.
Các diễn giả tại buổi tọa đàm
“Trung Quốc yếu nhất về đạo lý và pháp lý”
Bình luận tại buổi tọa đàm, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) – nói rằng, ít nhất từ năm 2010 cho đến nay, năm nào TQ cũng gây hấn với VN, điển hình như các việc cắt cáp của tàu VN, xua đuổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, thậm chí thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Vụ hạ đặt giàn khoan lần này là một sự xâm lăng pháp lý cực kỳ nghiêm trọng của TQ. Ông Cương khẳng định, khu vực TQ hạ đặt giàn khoan là của VN chứ không hề có tranh chấp. “Đây là nhà của chúng tôi, chúng tôi có quyền ngăn cấm các hành vi vi phạm, chứ không phải là tranh chấp” – ông nhấn mạnh.
Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận xét: “Trong một thời gian ngắn, xét về mặt hành vi học, TQ có ba loại hành vi: vi phạm luật pháp quốc tế, sử dụng bạo lực và lừa dối dư luận quốc tế”. Ông Cương đề cập đến Chiến tranh biên giới nổ ra ngày 17/2/1979 như một minh chứng cho sự lừa dối dư luận của TQ. Tại thời điểm ấy, quân TQ tràn lên 6 tỉnh biên giới của VN giữa ban ngày, rõ ràng là như vậy, nhưng 3.700 tờ báo của TQ đều nói rằng chính quân đội VN tấn công TQ và TQ buộc phải tự vệ. Lần này, TQ ngang ngược tấn công tàu của VN nhưng một mực phủ nhận, đổ lỗi cho VN đâm tàu TQ “171 lần”.
Ông Cương cho rằng, trên thế giới này có 2 yếu tố tạo nên sức mạnh của một quốc gia, gồm vật chất đong đếm được và yếu tố văn hóa, tinh thần. Người VN luôn có tinh thần bất khuất, sáng tạo, lấy đạo nghĩa để thắng hung tàn. “TQ mạnh thật nhưng họ có rất nhiều điểm yếu, yếu nhất là không có đạo lý và pháp lý, bị cả thế giới cô lập, nên chúng ta không có gì phải lo lắng” – Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương khẳng định.
Theo Báo pháp luật
Tuyên bố ASEAN kêu gọi không dùng vũ lực ở biển Đông
Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 bế mạc ngày 11/5 tại Myanmar, thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw, kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và không sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Ngày 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 (Trong ảnh: Các trưởng đoàn chụp ảnh chung). Ảnh: TTXVN
Tuyên bố Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 cũng nêu rõ, các bên cần sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC) như đã được thể hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông. Ngoài ra, các nước cần tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Cùng ngày, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia DOC thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế, và UNCLOS. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được COC", tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN - 24 viết. Lãnh đạo các nước ASEAN cũng ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở biển Đông được đưa ra hôm 10/5.
ASEAN cần đoàn kết hơn bao giờ hết
Tại các phiên họp của Hội nghị Cấp cao, các nhà lãnh đạo đặc biệt quan tâm vấn đề biển Đông, dành nhiều thời gian trao đổi và cuối cùng nhất trí rằng, hơn bao giờ hết, ASEAN càng cần duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và trách nhiệm trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực, xử lý hiệu quả các thách thức đặt ra.
Một tình hình nghiêm trọng hiện nay ở biển Đông là việc Trung Quốc lần đầu tiên hạ đặt giàn khoan HD 981 và điều nhiều tàu hộ tống xâm phạm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một nước thành viên ASEAN. Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng, đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC mà Trung Quốc là một bên ký kết.
Không giải quyết căng thẳng, Trung Quốc sẽ mất uy tín
PGS Wei Min công tác tại Viện Nghiên cứu Á - Phi (Đại học Bắc Kinh) vừa nói với báo South China Morning Post của Hong Kong rằng, Trung Quốc sẽ là "nạn nhân lớn nhất" nếu sự việc trên biển Đông (vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam) không được giải quyết càng sớm càng tốt. "Nếu không được giải quyết, dù chính phủ Trung Quốc có giải thích thế nào chăng nữa thì uy tín và độ tin cậy của chính phủ sẽ giảm sút nặng nề và khiến tình hình ồn ào ở biển Đông tồi tệ hơn", ông Min nhận định.
Tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN-24, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có phát biểu quan trọng về triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, về tương lai Cộng đồng ASEAN và về định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN. Đặc biệt, bài phát biểu của Thủ tướng đã chuyển tải thông điệp rõ ràng của Việt Nam về những diễn biến nghiêm trọng hiện nay ở biển Đông, khẳng định lập trường nhất quán và những đề xuất hết sức xây dựng của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này.
Tại các phiên họp, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh việc xây dựng và bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung trong quan hệ giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài; phát huy hiệu quả các công cụ hợp tác chính trị-an ninh như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, DOC...; đồng thời tăng cường các khuôn khổ đối thoại và hợp tác xây dựng lòng tin ở khu vực, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Diễn đàn Khu vực ASEAN...
Các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh quyết tâm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai hiệu quả các biện pháp còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) ở cả cấp quốc gia và khu vực, cũng như xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho sự kiện công bố Cộng đồng ASEAN ra đời vào ngày 31/12/2015.
Sẵn sàng phối hợp với Việt Nam
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN-24, ngày 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Myanmar Thein Sein và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang.
Tổng thống Myanmar khẳng định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều hơn vào Myanmar, trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, ngân hàng, du lịch... Hai bên nhất trí phối hợp cùng các nước ASEAN khác thúc đẩy đoàn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; cùng có tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông.
Tại cuộc gặp Tổng thống Indonesia, hai bên khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các nước ASEAN khác hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác khu vực. Về những diễn biến mới đây ở biển Đông, Tổng thống Indonesia bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở khu vực này. Ông nói rằng, mọi tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình, không qua can thiệp quân sự và Indonesia sẵn sàng phối hợp cùng Việt Nam và các bên liên quan tìm những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Học giả quốc tế phản đối Trung Quốc
Nhiều học giả công tác tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy (trụ sở ở Úc) phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu cùng nhiều tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam, coi đây là hành động mang động cơ chính trị. Theo họ, không một doanh nghiệp thương mại nào để khoảng 80 tàu vây quanh giàn khoan, hành xử "hung hăng, thiếu thận trọng". Động thái của Trung Quốc "rõ ràng đi ngược lại tinh thần và nội dung của DOC", The Interpreter dẫn lời nhà nghiên cứu Malcolm Cook.
Theo Tiền phong/dân trí
ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông Ngày 10/5, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực. Các Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và...