Gây hấn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông
Trong bối cảnh dư luận quốc tế đang nóng lòng chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án quốc tế liên quan đến vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Trung Quốc và Philippines, Bắc Kinh vì lo sợ về một tình huống xấu nhất gây bất lợi cho mình, đã không thể “bình chân như vại” mà liên tục giở chiêu đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông, bao gồm các hành vi gây hấn trên biển Hoa Đông gần đây.
Tàu chiến của Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tập trận chung trên biển Đông Trung Quốc năm 2013.
Cụ thể, theo The Diplomat, rạng sáng ngày 9.6, một khinh hạm của Hải Quân Trung Quốc (PLAN) đã đi vào vùng tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đây được xem là lần đầu tiên một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc áp sát lãnh hải Nhật Bản ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, chỉ tàu tuần tra của Hải cảnh Trung Quốc, dưới quyền chỉ huy của Bộ Công an nước này mới thường có những hoạt động tương tự.
Theo lẽ tự nhiên, chính phủ Nhật Bản phản ứng mạnh mẽ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lập tức chỉ đạo chính phủ theo sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với phía Mỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ biến cố nào.
Nhật Bản cũng triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào 2 giờ sáng (theo giờ địa phương) để “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng” trước động thái của Trung Quốc.
Video đang HOT
Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo
Theo bà Yuki Tatsumi, thành viên cấp cao của Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington, D.C kiêm thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu toàn cầu Canon có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, bằng việc điều tàu chiến tiến sát lãnh hải Nhật Bản, Trung Quốc đã đột ngột thổi bùng căng thẳng ở biển Hoa Đông.
Đặc biệt, vụ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc tiến sát lãnh hải Nhật Bản xảy ra chỉ vài ngày sau khi chiến đấu cơ J-10 của nước này có hành động liều lĩnh, chặn máy bay do thám RC-135 của Không quân Mỹ ở không phận quốc tế trên biển Hoa Đông. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả, máy bay Trung Quốc đã bay cách phi cơ Mỹ chỉ trong khoảng 30 mét. Sự việc được xem là mất an toàn khi máy bay của Trung Quốc bay ở tốc độ cao, cùng độ cao và bay sát máy bay Mỹ, rất dễ xảy ra va chạm.
Lý giải động cơ của Trung Quốc khi gần đây liên tục gây hấn trên Biển Hoa Đông, bà Yuki Tatsumi nhận định, đó là vì Bắc Kinh đang muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề Biển Đông sau khi bị cô lập tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần trước.
Theo bà Yuki Tatsumi, Trung Quốc đã bị chỉ trích, lên án mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La vì sự quyết đoán ngày càng tăng của nước này ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: “Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập nước này, vào lúc mà toàn bộ các nước trong vùng đang xích lại gần nhau và hợp tác với nhau”.
Đồng thời, ông còn cảnh báo “nếu những hành động như vậy tiếp diễn, Trung Quốc sẽ dựng lên một bức Vạn lý trường thành tự cô lập” và buộc Mỹ cũng như các nước trong khu vực sẽ có hành động đáp trả.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian mạnh mẽ kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện “thường xuyên và rõ ràng” tại khu vực Biển Đông để duy trì luật biển và tự do hàng hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani nêu bật mối quan ngại của Tokyo đối với các hành vi “đơn phương” của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông.
Bà Yuki Tatsumi bình luận, nhấn thấy vấn đề Biển Đông đã phát triển vượt ra ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc, có thể cảm thấy bắt buộc phải củng cố vị thế ở biển Hoa Đông.
Hơn nữa, trong bối cảnh dư luận quốc tế đang nóng lòng chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án quốc tế liên quan vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Trung Quốc và Philippines, lo sợ thua kiện và bị đẩy vào một tình huống bất lợi cho mình, Bắc Kinh đã không thể “bình chân như vại”, không quan tâm đến vụ kiện như nước này vẫn luôn tuyên bố. Các hành vi gây hấn ở biển Hoa Đông theo đó có thể giúp Bắc Kinh đánh lạc hướng dư luận, chuyển sự chú ý từ Biển Đông sang biển Hoa Đông.
Theo Danviet
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc làm càn ở Biển Đông, Bắc Kinh: "Không cần làm rùm beng"
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/3 lên án những phỏng đoán là nước này sẽ tuyên bố một vùng nhân dạng phòng không ở bên trên Biển Đông có tranh chấp, sau khi Mỹ cho biết đã nói thẳng với Trung Quốc rằng sẽ không công nhận một vùng phòng không như vậy.
Trung Quốc vẫn đang ráo riết bồi lấp, xây dựng đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Các quan chức Mỹ gần đây đã bày tỏ quan ngại là phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vài tuần nữa về vụ kiện của Philippines đối với các tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến việc Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không, ADIZ, ở Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013.
Thứ trưởng Quốc phong Mỹ Robert Work hôm 30/3 nói Mỹ sẽ coi một động thái như vậy là "gây mất ổn định" và sẽ không công nhận một vùng như vậy ở Biển Đông, như đã làm ở Biển Hoa Đông.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Work, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngang ngược nói bất cứ nước có chủ quyền nào cũng có quyền lập ra ADIZ. "Về vấn đề này, các nước khác không cần phải làm rùm beng lên", Dương nói tại một cuộc họp báo hàng tháng. Dương nói thêm việc lập vùng nhận dạng phòng không tùy thuộc vào các mối đe dọa và cần nhiều cân nhắc, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng về Biển Đông đã tăng lên sau khi Bắc Kinh bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở các đảo vả bãi san hô có tranh chấp ở vùng biển. Về vụ khiếu nại của Philippines, Phó Thẩm phán Cao cấp Tòa án Tối cao Philippine Antonio Carpio hôm 31/3 nêu ra 3 kịch bản tại một diễn đàn bàn về phán quyết trọng tài và các khả năng về địa chính trị, với sự tham dự của giới quân đội, Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán nước ngoài.
Theo Phó Thẩm phán Carpio, kịch bản xấu nhất là Tòa Trọng tài Quốc tế không phán quyết về tính pháp lý của đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, tuyên bố rằng đảo đảo Ba Bình - có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và bãi cạn Scarborough (hay Hoàng Nham) chỉ có vùng lãnh hải, và không phán quyết về các vấn đề khác.
Nếu điều này xảy ra, ông Carpio nói Philippines và các nước tuyên bố chủ quyền khác sẽ phải "mua chiến hạm, chiến đấu cơ và tên lửa chống hạm" để bảo vệ vùng biển của mình. Với kịch bản này, Trung Quốc sẽ thực thi "đường lưỡi bò", chặn đường và quấy rối các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia khi họ tiếp tế các đảo do họ kiểm soát, và tranh chấp pháp lý tiếp tục diễn ra.
Vị phó thẩm phán nói Philippines cần phối hợp với Việt Nam, Malaysia và Brunei để ra tuyên bố rằng không đảo nào hoặc bãi cạn nào ở Trường Sa có vùng EEZ cả. Tuy nhiên ông cho rằng kịch bản này khó xảy ra.
Kịch bản thứ hai, theo ông, đó là "phán quyết lưng chừng", theo đó, tòa tuyên bố đường lưỡi bò vô giá trị, bãi Scarborough chỉ có hải phận là ngư trường truyền thống của Philippines, và không phán quyết về các vấn đề khác. Phán quyết này sẽ giảm vùng tranh chấp pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc từ 531.000 km2 xuống còn 23.000 km2, tự do hàng không, hàng hải bên ngoài vùng lãnh hải và không phận ở Biển Đông được công nhận.
Nhưng vị phó thẩm phán hy vọng nhất về kịch bản tốt nhất, theo đó tòa phán quyết đường lưỡi bò vô giá trị, đảo Ba Bình không có vùng đặc quyền kinh tế EEZ, xác nhận các bãi cạn mà Philippines nêu ra, bãi Scarborough chỉ có hải phận và là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines.
Nếu có phán quyết này, vùng tranh chấp của Philippines với Trung Quốc chỉ còn 1.551 kilomet vuông. "Tôi rất lạc quan về kịch bản tốt nhất này", ông Carpio nói.
Theo Viet Times
Định ngày ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện 'đường lưỡi bò' Tòa án trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan có thể sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines về "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương đưa ra ở biển Đông vào tháng 6-2016. Theo Reuters, Paul Reichler, luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện này cũng tin rằng mặc dù Trung Quốc một mực...