Gây dựng lợi ích chung
Chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Anh David Cameron ở Indonesia và Malaysia thuộc về những chuyến công du khá hiếm hoi của ông tới Đông Nam Á kể từ khi lên cầm quyền.
Thủ tướng Cameron trong một buổi đối thoại tại thánh đường Hồi giáo Sunda Kelapa tại thủ đô Jakarta, Indonesia – Ảnh: Reuters
Nó rất đáng được lưu ý bởi suốt từ đó đến nay, chính phủ của ông Cameron quá bận rộn với những chuyện nội bộ, với mối quan hệ không được êm thấm của nước Anh với EU và với cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, đặc biệt đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Với chuyến đi này, ông Cameron muốn dùng hoạt động đối ngoại để cân bằng áp lực đối nội, dùng thúc đẩy quan hệ với các đối tác ở bên ngoài châu Âu để cân bằng mức độ hoạt động đối ngoại ở châu Âu.
Ở cả Indonesia lẫn Malaysia, chủ ý của ông Cameron là gây dựng lợi ích chung để kiến tạo thời kỳ quan hệ mới với hai nước này, tạo đà, tiền đề và bàn đạp để thúc đẩy quan hệ với những đối tác còn lại trong khu vực. Lợi ích chung ấy là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác đối phó với IS.
Ở đây, ông Cameron sao chép cách thức thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với những nước này, cụ thể là theo phương châm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Ông cam kết dành ưu đãi tín dụng với quy mô lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều để bổ sung cho quan hệ thương mại với EU hoặc bù trừ cho những thua thiệt trong trường hợp quan hệ trao đổi thương mại với EU bị trắc trở.
Video đang HOT
Ở cả hai nơi này, ông Cameron đều khai thác triệt để nhu cầu cấp thiết về đối phó với IS bởi Indonesia và Malaysia đều có đông đảo người theo đạo Hồi. Lợi thế nên mới công du xa như thế.
La Phù
Theo Thanhnien
Nga và Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì lợi ích chung?
Bất chấp một số vấn đề khúc mắc trong ngoại giao, Nga và Mỹ cần phải thực tế hơn, đưa quan hệ trở lại mức "bình thường", trang tin International Business Times (Mỹ) dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Vì lợi ích chung, ông Obama (trái) và ông Putin có thể gạt bỏ mọi mâu thuẫn? - Ảnh: Reuters
Trong khi mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trong tình trạng xấu nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, có vẻ như thời điểm này những bình luận của ông Lavrov đang thay đổi một phần sự căng thẳng ấy, International Business Times nhận định trong bài viết ngày 1.7.
Hướng về lợi ích chung
Ông Lavrov tiết lộ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc thảo luận "thực tế" với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong cú điện thoại bất ngờ của ông Putin gần đây.
Ngoại trưởng Nga cho biết câu chuyện của ông Putin và ông Obama xoay quanh "các lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi". Trong khi đó, những cuộc tiếp xúc gần đây của ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là "đi sâu vào chi tiết" của những lợi ích ấy,International Business Times dẫn lời ông Lavrov.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg của Mỹ, Ngoại trưởng Nga cũng một lần đề cập đến việc "bình thường hóa" giữa Moscow và Washington. Ngoài ra, ông Lavrov cũng thổ lộ ông rất bất ngờ về việc dư luận thế giới đã dồn sự chú ý đặc biệt cho cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Kerry hồi tháng 5, bất kể hai bên đã gặp nhau 17 lần trong năm 2014, tức giai đoạn mối quan hệ Nga - Mỹ đang trong tình trạng rất căng thẳng sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tại miền đông Ukraine.
Ông Kerry (trái) và ông Lavrov chú trọng bàn về việc tiêu diệt IS - Ảnh: Reuters
Xoa dịu căng thẳng
Trên thực tế, trước khi ông Lavrov chính thức lên tiếng về "bình thường hóa", truyền thông Mỹ cũng đã có những bài viết cho rằng Moscow và Washington có thể hàn gắn, ít nhất trong một số vấn đề.
Hôm 1.7, hãng tin AP có bài viết cho rằng các cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran sẽ là tác nhân thắt chặt mối quan hệ Nga - Mỹ. Một thỏa thuận thành công sẽ giúp Mỹ không cần thiết phải can thiệp vào Iran và quan hệ với Israel, trong khi cũng phù hợp với ý định của Nga.
Ông Gary Samore, nhà đàm phán đại diện cho Mỹ tại các cuộc đàm phán hạt nhân đến năm 2013, cho biết việc đạt được một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran là lợi ích chiến lược của Nga với mong muốn hạn chế sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông. Trong khi đó, đây cũng là mong muốn của ông Obama, vì việc tránh tham gia vào các cuộc xung đột Trung Đông là "di sản trong quan hệ ngoại giao" của ông, theo AP.
Bên cạnh đó, bất đồng trong việc Nga tuyên bố ủng hộ Tổng thống Syria, Bashar Assad cũng sẽ được xoa dịu bằng một mối nguy lớn hơn: tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông Samore cũng cho rằng việc Nga ủng hộ ông Assad cũng chỉ vì mục tiêu đánh bại IS, phù hợp với mong muốn chung của Mỹ lẫn các đồng minh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc xoa dịu Mỹ trước đối thoại Giới chức và truyền thông Trung Quốc cố gắng giảm nhẹ bất đồng, đề cao hợp tác và lợi ích chung với Mỹ trước thềm cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước. Công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải Ngày 20.6, tờ China Daily dẫn lời giới chức...