Gây dựng lại ảnh hưởng
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến 5 nước Trung Á là Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Kazakhstan diễn ra gần như ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe công du khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại sân bay quốc tế Astana ở Kazakhstan – Ảnh: Reuters
Kể từ khi rút quân khỏi Afghanistan và không được tiếp tục duy trì căn cứ quân sự ở Uzbekistan, chuyến thăm là bằng chứng rõ nét nhất về chủ định của Mỹ gây dựng lại ảnh hưởng ở Trung Á.
Những điểm đến của ông Kerry trở nên quan trọng đối với Mỹ vì tình hình Afghanistan diễn biến không theo mong đợi, vì nhiều đối tác khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hay Nhật Bản đã và đang gây dựng được ảnh hưởng ở khu vực. Mỹ hiện buộc phải tranh thủ các nước Trung Á dù chưa hết hậm hực về việc trong thời gian qua một số quốc gia tại đây thân Nga và Trung Quốc hơn hoặc vướng mắc với Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Video đang HOT
Trong khi đó, cả 5 nước mà ông Kerry tới thăm đều phát huy triệt để chiêu thức đối trọng giữa các đối tác. Họ đều nhận thấy hiện là thời điểm có thể ra giá cao với Mỹ và vai trò của nước này trong khu vực đặc biệt có lợi cho họ. Chính vì thế nhân chuyến công du của ông Kerry, Mỹ và 5 nước Trung Á đã có ý tưởng thiết lập khuôn khổ quan hệ đa phương mới đồng thời với các mối quan hệ song phương, được gọi là 5 1.
Nếu ý tưởng này được triển khai thực hiện và từng bước thể chế hóa thì Mỹ sẽ có được cơ hội thật sự để không chỉ đuổi kịp mà còn đi nhanh hơn không ít đối tác bên ngoài khác. Một cuộc chơi địa chiến lược mới đang hình thành ở Trung Á.
La Phù
Theo Thanhnien
Vươn ra xa để cạnh tranh gần
Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh: AFP
Các điểm đến bao gồm Mông Cổ và 5 quốc gia vùng Trung Á Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Ông Abe còn là Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Nhìn từ giác độ địa chiến lược thì có thể thấy chủ ý của ông Abe là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Ở khu vực này, ảnh hưởng của Trung Quốc đặc biệt sâu đậm và đang có phần vượt qua Nga. Về địa lý, tất cả những nước nói trên đều gần Trung Quốc hơn Nhật Bản.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tiềm lực kinh tế - tài chính của mình để thiết lập những thể chế tài chính đa phương mới cũng như nhiều cơ chế hợp tác mới để tập hợp và tranh thủ các đối tác ở khu vực. Đặc biệt là những nước có nhu cầu lớn về viện trợ và hỗ trợ tài chính để phát triển như 6 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm.
Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh thể chế hóa, mở rộng phạm vi hoạt động và kết nạp thành viên mới vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm BRICS và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tiềm lực kinh tế - tài chính nhưng chỉ có mỗi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm công cụ. Vì thế mà Thủ tướng Abe phải cất công đi xa, tới những đối tác bị xao nhãng ở thời trước để ganh đua với đối tác ở gần mình.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang châu Á, dự hội nghị quốc phòng ASEAN Từ hôm nay 30.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có chuyến công du 8 ngày tới châu Á, tham gia các hội nghị lớn, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng - Ảnh: Reuters Theo thông cáo đăng...