“Gay” dạy chân dài kỹ năng làm vợ, kỹ năng trên giường
Trong thế giới “chân dài nửa mùa”, “gay” dạy chân dài kỹ năng làm vợ là đúng và rất an toàn còn kỹ năng trên giường sẽ phong phú hơn.
Trong thế giới nhập nhằng sáng – tối của giới chân dài, nhiều “bóng hồng” nửa mùa còn nuôi ý định rất rõ ràng khi lấy sắc đẹp thường thường bậc trung của mình để đánh cược với số phận sau khi làm “việc lớn” (tức các cuộc thi người đẹp) nhưng không thành.
Vậy là, bao nhiêu công sức khổ luyện giờ chỉ phục vụ bến đậu cuối cùng là… bay tour.
Tham vọng làm giàu từ… đôi chân
“ Sao mình lại nghèo, lại hèn thế này chứ. Mình xinh đẹp thế cơ mà! Tại mình không có cơ hội làm giàu?” – Quân, một “gay” chính hiệu kể lại lời tâm sự rất thật của chân dài tên H.H.. Trước khi bước chân vào “ lò luyện”, H. đã nghĩ như vậy và chấp nhận vay tiền (thực chất là cầm cố thân xác với một dân anh chị – PV) để đầu tư. Nàng được một người đàn bà chuyên làm công việc môi giới lấy chồng ngoại cho vay tiền để học làm đẹp. H. có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng, dáng dong dỏng cao.
Bến đỗ cho những “chân dài nửa mùa” luôn là khoảng đen đầy cạm bẫy.
Theo Quân, đó là những thứ tự nhiên chuẩn, nếu được “luyện” đúng bài, cộng với “tố chất” và có “căn cơ” của bà hoàng sắc đẹp thì chuyện đoạt giải tại một cuộc thi sắc đẹp bình thường là thừa khả năng. Thế nhưng, ngay từ đầu, H. đã bị “nhồi sọ” là quyết vào “lò luyện” để lấy chồng ngoại, học cách để làm bà chủ nên không đòi hỏi phải chi tiết quá, không cần phải biểu cảm khuôn mặt nhiều mà chỉ cần cái mặt lạnh thì mới đúng với phong thái của bà chủ.
H. có lấy được chồng ngoại giàu có, là đại gia, là ông chủ lớn thì người môi giới mới mong được “huê hồng” nhiều. Cả hai cùng hướng tới mục đích là tiền nên họ chỉ tìm cơ hội làm giàu chứ những cuộc thi sắc đẹp không phải là đích đến.
Quân lấy ví dụ: “Con Ng. “mèo” ấy, tập tọe vào lò luyện để dựa hơi “chân dài”, rồi cũng đăng ký thi sắc đẹp túa lua cả lên. Ba lần dự thi thì “bị loại từ vòng gửi xe” cả ba, nhưng đi đâu cũng khoe, em dự cuộc thi sắc đẹp này, sắc đẹp kia đấy. Khoe để nâng giá ấy mà”. Nâng giá là gì vậy? Quân ném vào mặt tôi cái nhìn ngờ vực rồi giải thích: “Nâng giá trị của cô ta lên để được tiền bo, tiền “công” cao hơn”.
Tôi hỏi: Chân dài đó làm nghề gì? Quân đỏ mặt nhưng lại bật cười. “Bồ ngoại đạo nên không hiểu gì về thế giới “chân dài nửa mùa” này cũng đúng. Nó đi làm đẹp để kiếm tiền ấy mà. Lấy mác chân dài làm gái gọi để thoả mãn ước mơ cháy bỏng là làm giàu bằng bất kỳ giá nào. Chắc đã giàu bằng ai hay thân tàn ma dại, bệnh tật đầy người, là mồi ngon cho đàn ông chơi bời, cho bọn môi giới đến khi chúng không lợi dụng được nữa thì vứt ra ngoài đường như một con vật. Cái kiểu làm giàu bằng mọi giá ấy, chỉ thiệt thân thôi”, Quân chép miệng như nói với chính mình.
Quân cho biết: “H. học ứng xử, học đi đứng, tạo dáng ở lò luyện vào ban ngày, còn ban tối và đêm, người môi giới cho H. đi học cách “làm vợ” để trở thành một gái làng chơi điêu luyện ở chỗ khác. Người dạy “kỹ năng làm vợ” cho H. là những cao thủ tình trường, là một bọn người “gay”". Nghe xong, tôi choáng đến xây xẩm mặt mày và thắc mắc, chả lẽ lại có chuyện điên rồ như thế ở đời sao?
Học đi, học đứng và học cách… “làm vợ”
Video đang HOT
Tôi thắc mắc, sao đám chân dài, người môi giới lại nhờ “gay” dạy kỹ năng làm vợ mà không phải là một má mì hay tú bà, hoặc gái gọi cao cấp nào đó? Quân giải thích, “gay” dạy chân dài kỹ năng làm vợ là đúng và rất an toàn. Thứ nhất, “gay” không thích phụ nữ nên chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện “mèo mỡ” vì thế “học viên” sẽ được an toàn và nguyên vẹn trong quá trình học.
Thứ hai, “gay” dạy thì “kỹ năng trên giường” của chân dài sẽ phong phú hơn là tú bà hoặc má mì. Vì tú bà, má mì chỉ quản lý, kinh doanh và thu tiền, làm sao biết được cách làm thế nào để có “kỹ năng” tốt nhất trên giường.
Thứ ba, “gay” vừa hướng dẫn bằng lời nói, vừa đưa ra các động tác để cho chân dài thực hiện mà không hề gây “khó chịu” cho đối phương. Thấy tôi không hài lòng với cách giải thích đó, Quân thú thật: “Gay” nhìn thấy gái đẹp cũng chỉ là cục gỗ thôi. Loại “chân dài nửa mùa” này không làm “gay” rung rinh đâu. Họ chỉ thích yêu thương, âu yếm những người đàn ông nam tính, đẹp trai…”.
Đang thao thao bất tuyệt, Quân đưa tay lên tính toán: “Thằng H., thằng Ph. là một cặp dạy “kỹ năng làm vợ” cho các chân dài khá đắt sô. Nó dày đặc lịch trong tuần. Nó chỉ dạy buổi tối, ban ngày vẫn đi làm bình thường, làm cán bộ hẳn hoi. Có nghề nghiệp đàng hoàng, tiền không thiếu nhưng chúng nó thích thế, vì còn có cơ gặp “vợ” – tức “gay”", Quân cung cấp thêm thông tin.
Như để chứng minh “đẳng cấp” của H. và Ph., Quân kể tiếp: “Những đối tượng môi giới chân dài lấy chồng ngoại, các chân dài muốn học “kỹ năng làm vợ” để làm gái bao, gái gọi cao cấp, đều phải đặt hàng với nó trước cả tháng trời đấy. Một số nơi ở Hải Phòng cũng mở lớp dạy ngoại ngữ, dạy cách đi đứng, ăn nói… cho chân dài để tìm cơ hội lấy chồng ngoại nhưng chưa ai dạy các nàng “kỹ năng làm vợ” để trói buộc người đàn ông giàu có. Thế nên, dịch vụ này vẫn là một bí ẩn nhưng khá hot”.
Như một sự tình cờ, trong chuyến du hý Hải Phòng, tôi được Quân cho diện kiến cùng lúc cả 3 nhân vật đang “nức tiếng” trong giới rèn quân gồm H., Ph. và L. (đều là những dân “gay” chính hiệu – PV). Ban đầu H. và Ph. tưởng tôi là “gà” môi giới nhờ giúp chân dài, nên làm bộ kiêu: “Tưởng gì chứ dạo này đây bận lắm, chẳng được nghỉ ngơi gì cả. Từ tối đến đêm, nhìn bọn chân dài mà ngán đến tận cổ. Ai không biết, cứ tưởng đây sướng, chứ “dạy” bọn “chân dài, óc ngắn” ấy mệt lắm.
Tôi, Quân và L. cười., H. im bặt, rồi hỏi: “Đằng ấy cười gì mà gớm thế? Đây nói sai gì à?”. Sau đó, Ph. bổ sung thêm vào danh sách “nghề nghiệp” của chân dài là tham gia các sự kiện. Theo Ph., đây là công việc đơn giản, các em không tốn nhiều công sức nhưng lại phải có “kỹ năng đong đưa” để thông qua các sự kiện ấy, tìm kiếm lấy một ông chủ, đại gia… cho mình.
“Muốn được vào danh sách các cô gái chuyên mặc áo dài, váy đồng phục của một sự kiện nào đó, người đẹp cũng phải nhờ người giới thiệu. Để được “đánh trống, ghi tên” vào một đơn vị chuyên tổ chức sự kiện, chân dài cũng bị hỏi, đã qua “đào tạo” gì chưa? Có biết bưng bê, biết nhìn, biết đi đứng ở chỗ đông người không? “Nói chung, làm gì cũng cần phải chuyên nghiệp. Chân dài đã qua “lò luyện” sắc đẹp chính thống thì chắc chắn sẽ được trọng dụng” – Ph. nhận xét.
Cứ tưởng đó là chuyện lạ nhưng trong cái mớ bòng bong của giới chân dài ấy, thì những lời nhỏ to của những “cao nhân” trên xem ra có lý và đó là những khoảng tối trên con đường mà các “chân dài nửa mùa” lấy sắc đẹp để làm giàu đã từng trải qua hoặc sẽ phải trải qua nếu các nàng có khát vọng làm giàu, đổi đời bằng… vốn tự có.
Ph. thừa nhận: Chân dài đi dự các sự kiện chỉ là “nhỡ độ đường” trong giai đoạn tìm kiếm con đường để làm giàu chứ họ không xác định đó là bến đỗ. Ph. kể: “Chân dài H.O. cũng ghi tên học ở “lò luyện” sắc đẹp chính thống. Thị đến chỉ để tập thể hình là chính. Thị cũng tham gia vào vài sự kiện như cắt băng khánh thành nhà máy, khai trương đại lý, cửa hàng lớn của hãng này, hãng khác… Không biết thị “đong” thế nào mà ông chủ người Đài Loan không thể chạy thoát được. Tất nhiên kết cục là một đám cưới linh đình.
Giờ O. đã là mẹ của 2 đứa con, lên Thủ đô sống. Thỉnh thoảng về quê, O. như chim được sổ lồng, ra sức thể hiện, nhìn đám chân dài mới lớn với những cái nguýt dài: Còn lâu chúng mày mới bằng được các chị nha! Sau H.O. cũng có một số nàng học kinh nghiệm đó nhưng không phải em nào cũng thành công, cũng được hưởng giàu có và là vợ chính thức. Phần lớn làm gái bao nên các người đẹp này thường bị đại gia sử dụng theo kiểu “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” nên các chân dài thực hiện “chiến lược” moi được càng nhiều tiền càng tốt.
Theo_Kiến Thức
Tuyệt chiêu "săn" học bổng Mỹ của anh chàng Sài Gòn
Thể hiện "cái tôi" trải nghiệm, thú vị, sáng tạo thông qua một clip độc đáo, đậm chất quê hương xứ sở. Đó là cách Dương Quang Ngọc (SN 1995) - cựu học sinh trường THPT Lê Hồng Phong chinh phục hội đồng tuyển sinh trường ĐH Vassar College (Mỹ).
"Gap year" để trải nghiệm và trở nên... thuyết phục
Nhen nhóm ý định du học từ năm lớp 11 nhưng kết thúc cấp 3, Ngọc vẫn cảm thấy chưa sẵn sàng với những lựa chọn phía trước: "Em chưa chuẩn bị bản thân kĩ càng để đi và thành công, về bản lĩnh, ước mơ và phương hướng, kĩ năng".
Vậy nên anh chàng quyết định không thi ĐH, mà dùng 1 năm để tự do sống và định hình hướng đi (còn gọi "gap year").
"Trong thời gian này em chủ yếu khám phá bản thân, học thêm ngôn ngữ, văn hóa, tìm hiểu các ngành. Tự cho phép mình sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn", Ngọc tâm sự.
Chàng trai Quang Ngọc bỏ ra 1 năm để trải nghiệm và tìm đam mê thực sự.
Cậu tận dụng triệt để khoảng thời này để tìm kiếm chính mình, giải đáp câu hỏi "Đâu mới thực sự là điều bản thân thích?" qua các hoạt động cộng đồng.
Cũng theo Ngọc, gap year không chỉ như kì nghỉ giữa hiệp mà còn là chặng trau dồi bản thân bằng những trải nghiệm lí thú trước khi quyết hướng đi và chạy tăng tốc.
Ngọc trở thành tình nguyện viên năng nổ của tổ chức Operation Smile Việt Nam (Phẫu thuật nụ cười cho trẻ em Việt Nam). Anh chàng hóa thân thành một người bán hàng để gây quỹ từ thiện, làm phiên dịch viên cho bác sĩ nước ngoài.
Ngọc tích cực tham gia vào diễn đàn VietAbroader - tổ chức du học sinh với hàng nghìn thành viên để gặp gỡ, giao lưu kinh nghiệm cùng những bạn trẻ tài năng, yêu nghệ thuật... Môi trường này giúp cậu cọ xát, học hỏi tác phong làm việc chuyên nghiệp để không bị bỏ xa so với mọi người xung quanh.
Với cách đi "chậm mà chắc", cuối cùng Ngọc đã trở nên thuyết phục hơn trong mắt Hội đồng tuyển sinh và nhận được học bổng của ĐH Vassar College (top 13 các trường ngành Khoa học xã hội nhân văn ở Mỹ).
Theo Ngọc, nhờ gap year mà cậu có thời gian chuẩn bị kĩ hơn, trưởng thành hơn và trở nên thuyết phục hơn trong mắt hội đồng tuyển sinh. "Những điều học hỏi được và những mối quan hệ đều rất quý giá, dù sau này em có làm gì và đi đâu chăng nữa", Ngọc nói.
Chuyện của chàng trai Sài thành qua clip "độc"
Để xin học bổng thành công, Ngọc hoàn thiện bộ hồ sơ bằng các điểm chuẩn hóa với 110/120 điểm TOEFL, 2200/2400 điểm SAT... Nhưng đó chỉ là bước đầu tiên, anh bạn xác định, để không bị "bỏ qua" cần nhiều hơn một bảng điểm chuẩn và các hoạt động cộng đồng. Quan trọng, hồ sơ phải nói được với những người xa lạ ở Hội đồng tuyển sinh bên Mỹ rằng: Tôi là một ứng viên có cái "tôi" khác biệt.
Trong khoảnh khắc, Ngọc chợt nảy ra ý tưởng làm một thứ sáng tạo về chính những điều gần gũi - về cuộc sống của bản thân, của những người Sài Gòn. Và câu chuyện thú vị, sống động về cậu con trai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này ra đời: clip "Người Sài Gòn".
Clip khắc họa tính cách đặc trưng của người Sài Gòn qua lăng kính của Ngọc với bao ký ức tuổi thơ ở quê nhà. Từ chuyện "nghiền" những món đặc sản như bánh mì Sài Gòn, cà phê bệt tám chuyện, đến "say" thời tiết đỏng đảnh, sáng nắng chiều mưa mà người bản địa không thể quên...
Cuộc sống và những thú vui thường nhật của người Sài Gòn hiện lên dung dị được chắt chiu từ tình yêu sâu đậm của anh chàng. Qua đó, Ngọc phác họa sự vươn mình của quê hương sau chiến tranh và tỏ lòng mến thương những con người Sài Gòn lạc quan, chăm chỉ.
Ngọc chia sẻ, có lẽ chính những trải nghiệm đã giúp cậu hiểu rõ mình, hiểu về quê hương và muốn mang hình ảnh của bản thân - một người Sài Gòn để đính kèm trong bộ hồ sơ ứng tuyển.
"Là một người Sài Gòn đã là sự khác biệt rồi. Em nghĩ, việc ý thức được sự khác biệt, tự hào về nó và muốn thể hiện nó sẽ làm nên bản sắc cá nhân. Và điều này thường được đánh giá cao ở các trường ĐH nước ngoài", cậu khẳng định.
Với quyết tâm tìm thấy và vượt qua chính mình, cuối cùng anh chàng Sài Gòn đã đặt chân tới ngôi trường Vassar đất Mỹ để chinh phục những đam mê đã được định hình.
Chia sẻ về kinh nghiệm chọn trường du học "Mỗi bạn sẽ có một tiêu chí chọn trường khác nhau, có bạn đặt vấn đề tài chính lên hàng đầu, có bạn quan tâm đến chất lượng giảng dạy, ngành mình thích, vị trí, danh tiếng,... Có lẽ, em quan trọng nhất là việc mình nghĩ mình có thể sống tốt, vui vẻ, và tận dụng được tối đa trải nghiệm trong suốt 4 năm sắp tới hay không, vì mỗi trường đều có một "spirit" (tinh thần) khác nhau. Có trường thì đặt nặng việc học và nghiên cứu, có trường thì thường xuyên "party scene" (tiệc tùng), trường "liberal" (tự do, phóng khoáng), trường "conservative" (tư tưởng truyền thống và thường không linh hoạt).
Em thích Vassar vì trường có khuôn viên đẹp, tư tưởng cởi mở, nơi hội tụ nhiều sinh viên thông minh, động lực học tập rất cao. Trường có rất ít những môn bắt buộc, cho phép học sinh sự tự do trong việc chọn lớp. Qua đó, người học có thể thoải mái tìm hiểu bản thân cũng như khám phá niềm đam mê học thuật mà không bị gò bó. Đặc biệt, tập trung nộp đơn vào ít trường mình yêu thích sẽ hơn là nộp vào nhiều trường nhưng chất lượng hồ sơ không tốt. Cho trường thấy sự yêu thích của mình với trường: có đầu tư, tìm hiểu về trường, đúng ước mơ, mong muốn được học tại trường đó... có thể bù lại cho điểm số không cao. Nhưng phải chắc chắc, lí do khiến mình thích học ở trường cũng phải thuyết phục, thực tế và liên kết chặt chẽ với bản thân", Quang Ngọc khẳng định.
Lệ Thu
(Ảnh: NVCC)
Theo Dantri
"Tôi rất xót xa và đau lòng..." Tôi là một giáo viên dạy kỹ năng mềm và cũng là chuyên viên tâm lý. Tôi rất xót xa và đau lòng mỗi khi phải đọc những bài viết về sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của con người mà đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Khi nhìn nhận một vấn đề, trước hơn hết chúng ta phải nhìn...