Gấu trúc “đột nhập” vào chuồng lợn trộm thức ăn
Vì đói, một chú gấu trúc đã “đột nhập” vào chuồng lợn của một nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và xơi thức ăn của lợn.
Ảnh minh họa.
Vì đói, một chú gấu trúc đã “đột nhập” vào chuồng lợn của một nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc, và xơi thức ăn của lợn gồm cả thịt và xương.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin chú gấu trúc này đến từ vùng núi tỉnh Tứ Xuyên.
Trước khi bị phát hiện đột nhập vào chuồng lợn ăn vụng, người dân trong vùng đã nhìn thấy con gấu trúc lởn vởn xung quanh khu dân cư. Sau khi ăn xong, gấu trúc đã lặng lẽ rút lui.
Được xếp vào loại động vật ăn thịt nhưng thức ăn chủ yếu của gấu trúc là tre nứa. Thỉnh thoảng chúng cũng ăn mật ong, trứng, cá, cam và chuối.
Việc gấu trúc ăn vụng cám lợn có lẽ là chuyện hiếm gặp.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết hiện có khoảng 1.600 con gấu trúc sống hoang dã, phần lớn tập trung tại vùng rừng núi ở Tây Nam Trung Quốc.
Vĩnh Hà
Theo Vietnamplus
Hổ lập kỷ lục đi hơn 1.300 km trong 5 tháng
Con hổ 2,5 năm tuổi vượt qua quãng đường dài nhất từng được ghi nhận tại Ấn Độ để tìm bạn tình, con mồi hoặc lãnh thổ mới.
Con hổ đi qua hai bang ở Ấn Độ. Ảnh: BBC.
Với vòng cổ phát tín hiệu vô tuyến, con hổ đực rời khỏi khu bảo tồn động vật hoang dã ở bang Maharashtra phía tây Ấn Độ hồi tháng 6. Sau đó, nó di chuyển qua các trang trại, vùng nước và đường cao tốc tới bang lân cận.
Trong suốt thời gian đó, nó chỉ đụng độ con người một lần duy nhất, gây thương tích cho nạn nhân khi người này chui vào bụi cây nơi nó đang nằm nghỉ.
Con hổ có tên C1 là một trong ba con non của hổ cái T1 ở khu bảo tồn Tipeshwar. Các nhà nghiên cứu đeo vòng vô tuyến cho nó hồi tháng 2, sau đó C1 tiếp tục lang thang trong những cánh rừng cho tới mùa mưa để tìm khu vực định cư phù hợp.
Nó rời khu bảo tồn vào cuối tháng 6, đi qua 7 quận ở bang Maharashtra và bang lân cận, Telangana. Cuối tuần trước, C1 được phát hiện ở một khu bảo tồn khác tại Maharashtra.
Hành trình của con hổ từ khu bảo tồn Tipeshwar. Ảnh: BBC.
Các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã cho biết con mèo lớn không di chuyển theo đường thẳng. Họ theo dõi nó qua thông tin từ vệ tinh GPS mỗi giờ. C1 được ghi nhận ở hơn 5.000 địa điểm trong 9 tháng qua.
"Con hổ có thể đang tìm kiếm bạn tình, thức ăn hoặc lãnh thổ. Phần lớn nơi sinh sống tiềm năng cho hổ ở Ấn Độ đã có chủ và những con hổ mới đang khám phá thêm chỗ khác", tiến sĩ Bilal Habib, nhà sinh vật học ở Viện Động vật hoang dã Ấn Độ, cho biết.
Con hổ lẩn trốn vào ban ngày và di chuyển vào đêm tối, giết lợn hoang và gia súc để ăn thịt. Tiến sĩ Habib xác nhận một người đàn ông bị thương sau khi chạm trán con hổ.
Tuy nhiên, nhà chức trách cho rằng cần bắt giữ và chuyển con hổ tới khu rừng gần nhất để tránh "tai nạn không may". Họ cũng lo ngại có thể mất liên lạc với con vật trong tương lai do pin của vòng cổ vô tuyến chỉ còn 20%.
Số lượng hổ đang gia tăng ở Ấn Độ, nhưng môi trường sống của chúng ngày càng thu hẹp và con mồi không phải luôn có sẵn. Mỗi con hổ cần khoảng 500 con mồi trong lãnh thổ của chúng để đảm bảo nguồn thức ăn.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng Lâu nay, các nhà khoa học đã cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật, và giờ đây họ tiếp tục phát hiện ra một thủ phạm mới trước sự suy giảm côn trùng trên toàn thế giới: ô nhiễm ánh sáng. Các loài côn trùng ban đêm dễ...