Gấu nước bị bắn khỏi nòng súng nhưng vẫn sống sót
Loài gấu nước tiếp tụa chứng tỏ năng lực bền bỉ đáng kinh ngạc, sau khi các nhà nghiên cứu đã thử nạp chúng vào nòng súng và khai hỏa với tốc độ gần 3.480 km/giờ trong điều kiện không gian, nhưng chúng vẫn sống sót.
Gấu nước SHUTTERSTOCK
Với chiều dài cơ thể trung bình khoảng 1 mm hoặc ngắn hơn, gấu nước đã được công nhận là sinh vật có cơ thể “kim cương bất toại” và rắn chắc nhất trong thế giới động vật.
Chúng có thể sống sót mà không cần nước trong 10 năm, chịu được áp suất và nhiệt độ ở mức khắc nghiệt cũng như chống chọi trước sự tấn công của bức xạ tia cực tím độc hại và thậm chí sống sót trong không gian.
Dù bị đóng băng trong 30 năm, một số con sau khi rã đông vẫn đủ sức sinh sản hậu duệ. Và nghiên cứu mới đây một lần nữa xác nhận năng lực siêu nhiên của loài này.
Video đang HOT
Theo báo cáo trên chuyên san Astrobiology , hai chuyên gia Alejandra Traspas và Mark Burchell của Đại học Kent (Anh) đã nhồi một nhóm Hypsibius dujardini (thuộc loài gấu nước) bị cưỡng chế ngủ đông vào các viên đạn bằng nhựa.
Kế đến, họ nạp đạn vào khẩu súng và bắn vào một mục tiêu bằng cát được đặt trong khoang chân không, tái lập môi trường như không gian. Tốc độ đạn rời khỏi nòng dao động từ 556 m đến 1 km/giây.
Kết quả cho thấy gấu nước vẫn có thể sống sót với tốc độ va chạm đến 825 m/giây. Sau mốc này, chúng bị tan vỡ và không thể “phục sinh”, theo các nhà nghiên cứu.
Vào tháng 4.2019, loài gấu nước trở thành đề tài trên trang báo sau khi tàu thăm dò Beresheet của Israel rơi xuống mặt trăng, mang theo hàng ngàn cá thể của loài sinh vật này đâm xuống bề mặt chị Hằng. Vẫn chưa có ai kiểm tra được liệu nhóm này còn sống sót hay không.
Phát hiện quái vật sống dưới đáy biển bất ngờ dạt vào bờ
Con cá có ngoại hình khác thường với hàm răng sắc nhọn, thân hình tròn như quả bóng dạt vào bờ biển California, Mỹ.
Sinh vật biển màu đen, miệng há to nằm nổi bật trên bãi cát trong vùng biển Laguna thuộc khu bảo tồn Tiểu bang Crystal Cove.
Các chuyên gia cho biết đó có thể là loài cá bóng Thái Bình Dương, thường sinh sống ở vùng biển rất sâu. Vì địa điểm sinh sống ở sâu dưới đáy biển, con người ít tiếp cận được nên rất hiếm khi có được hình ảnh đầy đủ về loài cá này.
Các chuyên gia hiện chưa xác định được lý do tại sao sinh vật lạ dạt vào bờ biển California lần này.
Phát hiện quái vật sống dưới đáy biển bất ngờ dạt vào bờ
Theo Công viên bang California, cá bóng Thái Bình Dương là một trong hơn 200 loài cá vây chân trên toàn thế giới, thường sống ở vùng nước sâu, thiếu ánh sáng, tối tăm của đại dương. Chúng còn được gọi là cá cần cầu vì ngoài hình đặc trưng. Phần trên đầu có một mấu thịt phát triển dài nhọn trông giống cái cần câu cá, có nhiệm vụ phát sáng thu hút con mồi.
Màu sắc của chúng trong khoảng từ xám tới nâu sẫm. Răng của sinh vật này sắc nhọn như những mảnh thủy tinh. Phần đầu to để lộ cái miệng lớn hình trăng lưỡi liềm chứa đầy những chiếc răng dài giống như răng nanh và cong ngược vào trong, có lẽ đây là cơ chế thích nghi để giữ chặt con mồi.
Cái miệng lớn có khả năng ngậm chặt và nuốt chửng những con mồi có kích thước bằng chính cơ thể của chúng.
Dựa vào kích thước và phần nhọn nhô ra phía trên đầu, chuyên gia dự đoán đây là một con cái. Chỉ có những con cái mới sở hữu phần nhọn nhô lên đầu và phát quang sinh học để làm mồi nhử dụ con mồi trong bóng tối ở vùng nước sâu tới hơn 910 mét.
Cá thể cá cái dài khoảng 0,6 mét, trong khi con đực chỉ dài khoảng 20 cm. Mục đích duy nhất của con đực là giúp con cái sinh sản. Theo các chuyên gia, phát hiện cá thể cá kỳ lạ và hẫp dẫn này là minh chứng cho sự đa dạng của sinh vật biển sinh sống bên dưới mặt nước. Các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu về những con sinh vật biển sâu và hiểu rằng còn rất nhiều điều bí ẩn từ đại dương chờ con người khám phá.
Xác con cá kể trên đang được Cục Cá & Động vật hoang dã California lưu giữ cho mục đích nghiên cứu và giáo dục.
Đàn cá heo khốn khổ vì mắc cạn trên bờ biển Hàng chục con cá heo mắc cạn vào bờ biển phía tây bắc Ả Rập Xê Út do gió mạnh và thủy triều. Đàn cá heo khốn khổ vì mắc cạn trên bờ biển Gió mạnh và thủy triều khiến đàn cá heo hàng chục con bị mắc kẹt trên bãi biển phía tây bắc Ả Rập Xê Út, vùng Ras Al-Shabaan, cách...