“Gấu” Nga thờ ơ với Trung Quốc, vồ vập với Ấn Độ
Ngày 21 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã hội đàm với Tổng thống Nga Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đến Nga. Hai vị nguyên thủ đã xác nhận việc Nga bàn giao tàu sân bay cho phía Ấn Độ, đồng thời hai bên đã đạt được thống nhất về việc tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự.
Ngày 22 tháng 10 tờ “Yomiuri Shimbun” của Nhật cho rằng, Ấn Độ tăng cường hợp tác với Nga nhằm ý đồ chuẩn bị đối phó với sự đe dọa đến từ Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng có ý bắt tay với Moscow để đối phó với New Dehli, nhưng “gấu Nga” bày tỏ thái độ hết sức thờ ơ, ví dụ điển hình là Nga vẫn không chịu ký hợp đồng bán tàu ngầm Lada, máy bay chiến đấu Su-35, máy bay vận tải Il-476 trong khi lại “gạ gẫm” bán cho Ấn Độ.
Bài báo còn cho biết, sau cuộc hội đàm, nguyên thủ quốc gia Nga và Ấn Độ đã ra một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh về lĩnh vực hợp tác quân sự “thắt chặt quan hệ là vấn đề không thể thiếu trong chiến lược của hai nước”, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bày tỏ thái độ vui mừng khi phía Nga bàn giao cho Ấn Độ tàu sân bay Vikramaditya vào tháng 11 năm nay.
Đồng thời, hai bên còn cam kết thúc đẩy hợp tác nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA, một phiên bản của Sukhoi T-50 PAK FA của Nga. Báo cáo dẫn nguồn tin của hãng tin ITAR-TASS cho hay, sau khi hội đàm, Tổng thống Putin đã tuyên bố trước báo giới: “Ấn Độ là đối tác tin cậy trong hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga”, còn thủ tướng Ấn Độ thì khẳng định: “Quan hệ của hai nước sẽ tiếp tục được tăng cường”.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra lớp Akula, Ấn Độ đang thuê của Nga
Video đang HOT
Tờ “Yomiuri Shimbun” còn cho rằng, hoạt động của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương ngày càng gia tăng, trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ đã chạm trán tàu ngầm Trung Quốc 22 lần ở Ấn Độ Dương. Để tăng cường ngăn chặn Bắc Kinh, New Dehli đang không ngừng tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân, trong chiến lược này, Nga đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Năm 2012, tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ thuê của Nga của đã chính thức đưa vào sử dụng, làm cho Ấn Độ trở thành nước thứ 6 trên thế giới đang vận hành tàu ngầm hạt nhân; Tháng 8 năm 2013, tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất đã được hạ thủy. Vài ngày trước, hải quân Ấn Độ đã quyết định chi 1,5 tỷ USD thuê chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula thứ 2 của Nga, và tháng 11 này, tàu sân bay Vikramaditya sẽ được Nga bàn giao cho nước này.
Theo tiết lộ của phòng nghiên cứu quốc tế và hòa bình Stockholm, chi tiêu quốc phòng năm 2013 của Ấn Độ tăng 5.3%, đạt 2.367 tỷ rupee (tương đương 38,5 tỷ USD), tăng mạnh gấp 3 lần so với 10 năm trước. Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong đó vũ khí đến từ Nga chiếm 80 % thị phần.
Hiện nay, vũ khí Nga đang dần trở thành lực lượng nòng cốt, tăng cường sức mạnh cho quân đội Ấn Độ. Chính thái độ dền dứ của Nga trong hợp tác quốc phòng và trì hoãn ký các hợp đồng mua bán vũ khí với mình, nhưng lại bắt tay hợp tác hết sức mật thiết với Ấn Độ, đã làm Trung Quốc ngày càng nóng ruột muốn sắm vũ khí làm đối trọng với Ấn Độ.
Theo ANTD
Trung-Ấn ký thỏa thuận xoa dịu căng thẳng biên giới
Vài tháng sau khi xảy ra một cuộc chạm trán sự tại biên giới tranh chấp, lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ hôm nay 23/10 đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm hạn chế nguy cơ lặp lại các cuộc đối đầu trong tương lai.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thỏa thuận biên giới được ký kết tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang ở thăm và Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường.
Trung Quốc, một đồng minh thân thiết của Pakistan - đối thủ lâu đời của Ấn Độ, đã tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90.000 km2 bị tranh chấp với New Delhi tại khu vực phía đông của hãy Himalaya. Ấn Độ khẳng định Trung Quốc đã chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của mình trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây.
Hai quốc gia láng giềng đã vướng vào một cuộc chiến ngắn vào năm 1962 và kể từ đó quan hệ giữa hai nước rơi vào sự ngờ vực lẫn nhau. Hồi tháng 5, Ấn Độ đã cáo buộc lính biên phòng Trung Quốc gây ra hàng loạt vụ vi phạm biên giới.
Nhưng thỏa thuận hôm nay nhằm xoa dịu căng thẳng ở vùng biên giới tranh chấp, khi hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cố gắng phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều thập niên vì các tuyên bố chồng chéo đối với các khu vực hẻo lánh thuộc dãy Himalaya.
"Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ giúp duy trì hòa bình, sự yên bình và ổn định tại các khu vực biên giới của chúng ta", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh.
Về phần mình, Thủ tướng Singh nói thỏa thuận "sẽ bổ sung vào các biện pháp hiện thời nhằm đảm bảo hòa bình và sự ổn định tại biên giới".
Theo thỏa thuận mới, hai bên phải thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới để hạn chế nguy cơ đối đầu và sẽ kiềm chế tối đa nếu hai bên giáp mặt tại những khu vực mà đường biên giới chưa phân định rõ ràng.
Hai bên cũng nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa các quan chức cấp cao, ngoài các liên lạc cấp lữ đoàn hiện thời.
Hai thủ tướng cũng thảo luận về thương mại trong cuộc gặp hôm nay khi Ấn Độ tìm cách tiếp cận nhiều hơn vào các thị trường của Trung Quốc và muốn thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Tổng cộng, hai nước đã ký kết 9 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác về vận tải và các con sông xuyên biên giới.
Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ và 2 nước láng giềng châu Á hiện là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo Dantri
Ấn - Trung nỗ lực gác tranh chấp biên giới Tranh chấp lãnh thổ là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Thủ tướng Singh (phải) và ông Lý trong cuộc gặp hồi tháng 5 - Ảnh: Reuters Sau khi kết thúc chuyến thăm Nga, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc vào...