Gấu kéo vào làng, nước nhấn chìm phố vì biến đổi khí hậu
Băng tan, xói mòn bờ biển và mực nước biển dâng cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều cộng đồng người, đẩy họ tới cảnh mất nhà và lối sống truyền thống.
ge Hammeken Danielsen, một thợ săn từ Ittoqqortoormiit, đang lái xe trượt tuyết chó kéo qua Vịnh Walrus. Làng của anh có hạn ngạch cho phép săn chỉ 35 con gấu bắc cực mỗi năm, theo anh là quá thấp. Có quá nhiều gấu bắc cực đi vào làng. Ở Greenland, biển đóng băng do hậu quả của biến đổi khí hậu. Việc diện tích băng thu hẹp khiến gấu bắc cực khó tìm thức ăn hơn nên chúng vào đất liền nhiều và các vụ đụng độ với con người trở nên thường xuyên hơn. Ảnh: WWF.
Johan Aaqqii đang săn hải cẩu ở vùng biển lạnh quanh Ittoqqortoormiit. Hải cẩu là loài động vật săn bắn chính duy nhất không bị đặt hạn ngạch. Tuần này, Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu sẽ công bố một báo cáo đặc biệt có sự tham gia của WWF về tác động của băng tan trên đại dương và khu vực ven biển. Ảnh: WWF.
Báo cáo “Đại dương và băng quyển trong bối cảnh biến đổi khí hậu” chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu đối với đại dương và những phần bề mặt đóng băng, hay băng quyển, của Trái Đất, và những giải pháp ứng phó của con người trước vấn đề này. Trong ảnh là Kaare Winther Hansen và Torben Klose chăm chú “rình” một con gấu Bắc cực gần trạm thời tiết ở Ittoqqortoormiit. Ảnh: WWF.
Saraf, tám tuổi, ngồi trên cốp xe khi nhà cô bé bị ngập do triều cường ở Chittagong, Bangladesh. Tại đây, mực nước thủy triều dâng cao ngoài dự đoán hai lần mỗi ngày dẫn đến lũ lụt thường xuyên, buộc người dân phải di dời. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc tệ hơn là xấu đi, phần lớn diện tích thành phố sẽ có thể bị ngập hoàn toàn trong tương lai gần. Ảnh: WWF.
Học sinh lội nước trên một con phố ngập lụt ở Chaktai, Chittagong. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 19/6/2013 dự báo nhiệt độ trung bình của thế giới tăng sẽ tăng 2 độ C trong những thập kỷ tới. Xem xét xu hướng Trái Đất nóng lên hiện nay, báo cáo cảnh báo thậm chí 20 đến 30 năm nữa, mưa lớn có thể khiến một số khu vực của Bangladesh chìm trong nước trong khi một số khu vực khác không có đủ nước để sản xuất điện, tưới tiêu hoặc thậm chí để uống. Ảnh: WWF.
Một người đàn ông lội qua thủy triều ở Chaktai, Chittagong. Nếu mực nước biển tăng 65 cm vào năm 2080, khoảng 40% diện tích đất trồng trọt ở miền nam Bangladesh sẽ biến mất. Khoảng 20 triệu người ở các khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi độ mặn trong nước uống và mực nước biển dâng cao. Ảnh: WWF.
Video đang HOT
Josateki Manatua bên bờ biển ở làng Raviravi. Ông dự đoán nước biển sẽ tràn đến vị trí ông đang đứng trong vòng vài năm tới. Manatua đã sống ở làng này cả đời và chứng kiến quá trình nước biển xâm lấn đất liền. Trong suốt cuộc đời, ông nhận thấy đại dương đã tiến hơn 30 mét về phía làng mình. Ảnh: WWF.
Josateki ngồi trước một ngôi nhà ở Raviravi. Nhà bếp của ngôi nhà gần biển nhất thường xuyên bị ngập khi thủy triều lên. Cộng đồng người ở đây vô cùng lo lắng về tương lai của họ. Họ đã trồng rừng ngập mặn với hy vọng làm chậm tốc độ nước dâng. Ảnh: WWF.
Binesh Chand đang lái máy kéo của mình. Nông dân ở Korovatu chủ yếu trồng mía. Tường ngăn biển được chính phủ xây dựng để bảo vệ đất nông nghiệp nay đã không còn đủ cao nữa. Nước mặn xâm nhập ngày càng tăng, gây mất mùa và sản lượng của nhiều hộ nông nghiệp sụt giảm hơn một nửa so với trước đây. Ảnh: WWF.
Gerda Kosbrank chụp ảnh tại một trong những ngôi nhà được di dời từ khu định cư Meshik đến cảng Heiden. Ở Alaska, băng tan và bờ biển xói mòn nghiêm trọng đã buộc dân cư phải dời nhà vào sâu hơn trong đất liền, ảnh hưởng lớn đến lối sống truyền thống của cộng đồng. Ảnh: WWF.
Ba thế hệ (từ trái sang) trong gia đình gồm Lillionna Kosbrank bên bà ngoại, Annie Christensen, và mẹ cô, Gerda Kosbrc, đứng trước một trong những ngôi nhà được chuyển đến cảng Heiden. Ảnh: WWF.
Candace Shangin nuôi gà và gà tây tại trang trại ở cảng Heiden, một dự án mới của thị trấn để giảm sự phụ thuộc của người dân vào thực phẩm nhập khẩu. Ảnh: WWF.
Thợ lặn và tình nguyện viên của dự án “Cỏ biển” thu thập hạt giống quanh bờ biển Porthdinllaen, Wales. Giai đoạn đầu, dự án đặt mục tiêu thu thập khoảng 1 triệu hạt giống. Đội cứu hộ Sky Ocean, WWF và Đại học Swansea đã khởi xướng dự án phục hồi và nuôi trồng cỏ biển lớn nhất ở Anh. Cỏ biển tiêu thụ một lượng lớn carbon và là một trong các giải pháp thiên nhiên hiệu quả giúp chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh: WWF.
Thợ lặn và tình nguyện viên thuộc mọi lứa tuổi đều có thể tham gia dự án này. Phần lớn cỏ biển nằm ở vùng nước nông và hạt giống dễ dàng thu hoạch. Ảnh: WWF.
Cỏ biển có tác động môi trường quan trọng đối với nhiều loài và hấp thụ một lượng carbon đáng kinh ngạc giúp đẩy lùi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, loài thực vật này đang bị đe dọa nghiêm trọng với 92% cỏ biển ở Anh biến mất trong thế kỷ trước. Ảnh: WWF.
Theo Zing.vn
Biến đổi khí hậu và những nỗi lo tiềm ẩn
Biến đổi khí hậu đang ngày càng báo động. Trái đất liên tục phải chứng kiến nhiều hình thái thời tiết cực đoan bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, gần đây nhất là việc rừng Amazon bị cháy.
Nếu không có những hành động ngay từ bây giờ, Trái Đất sẽ sớm bị tàn lụi và diệt vong.
Nước biển dâng cao
Theo Tuổi Trẻ, ở những ngôi làng nhỏ dọc bờ biển phía đông Bangladesh - một trong các nước bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất, các nhà nghiên cứu mới đây đã lưu ý tỉ lệ sẩy thai đặc biệt cao. Nghiên cứu xa hơn, giới khoa học đi tới kết luận thủ phạm là... biến đổi khí hậu.
Trong khi các ca sẩy thai không phải là điều gì quá khác thường, những nhà khoa học đã theo dõi một cộng đồng ở làng Failla Para trong nhiều năm và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về địa hình địa mạo ở đây.
Tới những năm 1990, các vùng đất trũng trong làng vẫn có thể trồng lúa, dù là năng suất thấp. Ngày nay thì điều đó không khả thi nữa. Nước biển dâng đã khiến nước mặn hơn nhiều và khiến người dân buộc phải chuyển dần sang nuôi tôm hoặc làm muối.
"Biến đổi khí hậu đang gây ra sự thay đổi rõ rệt - tiến sĩ Manzoor Hanifi, chuyên gia của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bệnh tả ở Bangladesh (ICDDRB), nói với BBC - Ảnh hưởng lên đất đai là rõ ràng, nhưng tác động lên con người là điều chúng ta không nhìn thấy".
Cháy rừng Amazon
Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng mưa Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon.
Lá phổi xanh Amazon bị thiêu cháy
Rừng Amazon, vốn được xem là 'lá phổi của nhân loại', bị cháy dữ dội trong mùa hè năm nay là 'do sự tàn phá của con người' trong nỗ lực lấy đất phát triển nông nghiệp được Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thúc đẩy với chính sách mở cửa rừng Amazon để phát triển kinh tế, một nhà nghiên cứu môi trường ở Mỹ nói với VOA.
Rừng Amazon đang trải qua vụ cháy dữ dội nhất trong nhiều năm qua khiến cộng đồng quốc tế quan ngại vì nơi đây có hệ sinh thái đa dạng nhất Trái đất và sản xuất ra một lượng lớn khí oxy cho bầu khí quyển.
Băng tan tại Bắc Cực
Năm 2019 có thể là một năm cực xấu của Bắc Cực khi khi nhiệt độ tại đảo Greenland (Đạn Mạch) đã tăng lên mức kỷ lục, đẩy nhanh tốc độ tan băng khiến giới khoa học dự báo khối lượng băng tan năm nay có thể vượt mức kỷ lục ghi nhận năm 2012.
Theo Hà Nội Mới, tính toán của các nhà khoa học, lượng băng tan chảy ở Greenland mỗi năm khiến nước biển dâng cao khoảng 0,7mm, song với tốc độ tan chảy như hiện nay, con số này có thể còn tăng.
Băng tan khiến cho mực nước biển tăng nhanh
Kể từ năm 1972 đến nay, lượng băng tan chảy của Greenland đã góp phần làm mực nước biển dâng cao tổng cộng 13,7mm. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Xavier Fettweis thuộc Đại học Liege, từ đầu tháng 6 đến nay, 37 tỷ tấn băng ở Greenland tan chảy.
Hiện tốc độ băng tan chảy tại Greenland nhanh gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là những thông tin đáng báo động về tình trạng ấm lên của Trái đất.
Cần sự vào cuộc của cả thế giới
Nếu không có sự chung tay góp sức của toàn thế giới, thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày một xấu đi.
Các nhà lãnh đạo có chức trách cần phải có những biện pháp cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, một trong những cách thức để ngăn chặn biến đổi khí hậu là nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế toàn cầu theo hướng cắt giảm lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chi phí cho việc khắc phục biến đổi môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với chi phí chuyển dịch kinh tế. Rõ ràng, thay vì đối phó với biến đổi khí hậu, ta có thể lựa chọn phương án tối ưu là thay đổi để tình trạng ô nhiễm môi trường không diễn ra. Tuy nhiên, điều này là một thách thức, phần lớn do chính sách của nhiều nước vẫn chưa sẵn sàng cho sự dịch chuyển cần thiết.
Đối với mỗi cá nhân, cần hạn chế sử dụng các đồ, vật liệu không thể tái sử dụng. Bảo vệ môi trường từ trong chính mỗi gia đình chính là cách hiệu quả nhất.
Theo anninhthudo
Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất? Sông băng khổng lồ ở Nam Cực với kích thước tương đương bang Florida ở Mỹ, có thể gây thảm họa cho Trái đất nếu tan chảy hoàn toàn. Sông băng khổng lồ ở Nam Cực đang tan chảy. Theo Mirror, sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bước vào giai đoạn "bất ổn" và trong kịch bản tồi tệ nhất, toàn bộ...