Gấu Bắc cực bơi lội siêu phàm, sao chúng lại có nguy cơ tuyệt chủng?
Một nghiên cứu mới đây đã chứng tỏ khả năng bơi lội siêu phàm của Gấu Bắc cực. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng của loài này.
Dựa vào thiết bị điện tử gắn trên mình một gấu trắng Bắc cực, các nhà khoa học thấy rằng nó gấu bắc cực bơi ít nhất 74 km mỗi ngày. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy gấu có thể bơi qua khoảng cách xa như vậy. Mỗi năm, gấu thường bơi 1000 km để kiếm mồi như hải cẩu và có thể bơi từ đảo này đến đảo khác, hoặc băng qua các vịnh rộng lớn.
Các nhà khoa học thuộc cơ quan Geological Survey (Mỹ) đã gắn một thiết bị theo dõi GPS vào cổ gấu Bắc cực để theo dõi các hoạt động của chúng. Cụ thể, 1/3 trong tổng số 52 con gấu Bắc cực được theo dõi có thể bơi liên tục hơn 48 km. Một con gấu có thể bơi 354 km liên tục không nghỉ, trong khi, một con gấu Bắc cực mẹ đã lập kỷ lục khi bơi liên tục 675 km trong suốt 10 ngày liền.
“Gấu Bắc cực có thể bơi liên lục trong thời gian dài đồng nghĩa chúng có nhiều cơ hội sống sót hơn. Tuy nhiên, việc phải bơi một khoảng cách dài cần rất nhiều năng lượng. Vì thế,một con gấu Bắc cực giảm trung bình 20% trọng lượng cơ thể sau 1 tháng bơi trên biển”, cơ quan USGS cho biết trên Daily Mail.
Photo: ..
Các nhà khoa học cũng thống kê được rằng thời gian trung bình gấu Bắc cực hoạt động dưới nước gấp 2,3 lần so với trên các tảng băng.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân khiến gấu Bắc cực phải bơi ngày càng xa để tìm kiếm thức ăn là hiện tượng biến đổi khí hậu khiến băng ở Bắc cực tan ngày càng nhanh. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa các tảng băng trôi ngày càng xa.
Theo trung tâm dữ liệu về băng tuyết quốc gia của trường đại học Colorado ở Boulder, băng đang tan chảy nghiêm trọng với tốc độ hơn 59.570m2 một năm
Gấu bắc cực thường xuyên phải di chuyển giữa các tảng băng trôi để săn hải cẩu làm thức ăn. Vì thế, việc phải di chuyển với một khoảng cách dài sẽ khiến gấu Bắc cực tiêu tốn nhiều năng lượng. Điều này khiến gấu sinh sản thưa hơn, ảnh hưởng tới những thế hệ tiếp theo. Hơn nữa, khi các tảng băng ở vùng cực tan ra, chúng sẽ có ít thời gian để vỗ béo vào mùa hè, và đó chính là lý do làm cho gấu con bị chết
Hiện tại, gấu Bắc cực đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào danh Sách Đỏ. Đây là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do môi trường sống của chúng ngày càng bị tàn phá do biến đổi khí hậu. Loài gấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên ở vùng Bắc cực.
Video đang HOT
Top các loài gấu khổng lồ nhất thế giới
Gấu trắng Bắc Cực. Là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc và Tây Tắc Alaska (Mỹ), Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Nga. Con đực trưởng thành nặng từ 400-800kg, con cái nặng từ 200-300kg. Loài gấu này thường thích săn hải cẩu và một số loài cá. Gấu
Gấu nâu Kamchatka (gấu nâu Viễn Đông). Có nguồn gốc ở một số vùng đất ở tại Nga như huyện Anadyrsky, bán đảo Kamchatka, đảo Karaginskiy… Gấu đực trưởng thành thường dài từ 2,4-3m, nặng 650kg. Con cái nhỏ hơn con đực. Chúng thích ăn các động vật có vú, cá, hạt cây…
Kodiak (gấu xám Alaska). Loài gấu này sinh sống chủ yếu tại các đảo thuộc quần đảo Kodiak ở Tây Nam Alaska (Mỹ). Con đực trưởng thành nặng trung bình 480-680kg. Con cái thường nhỏ hơn khoảng 20% và cân nhẹ hơn khoảng 30% so với con đực. Gấu xám Alaska thường ăn cá hồi, các loại quả mọng…
Gấu nâu Ussuri. Phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Gấu đực trưởng thành có cân nặng dao động từ 400-550kg, con cái thường nhỏ hơn con đực. Gấu nâu Ussuri thường ăn động vật có vú nhỏ, cá, chim và một số loại côn trùng.
Gấu xám Bắc Mỹ (gấu xám, gấu đầu bạc). Chúng thường sống ở vùng núi cao ở miền Tây Bắc Mỹ. Gấu xám đực có trọng lượng từ 300-500 kg, trong khi đó gấu cái có trọng lượng nhỏ hơn, từ 130-400 kg. Khi trưởng thành gấu có chiều dài từ 1,9-3m. Thức ăn của gấu này khá đa dạng từ cỏ, hoa màu, chồi non, quả mọng cho đến cá hồi, chồn, chim, thỏ rừng sóc…
Gấu nâu Á-Âu (gấu nâu thông thường). Phân bố khắp châu Á và châu Âu. Con đực phát triển đầy đủ nặng trung bình từ 265-355kg, gấu cái có cân nặng trong khoảng giữa 150-250kg. Loài gấu này thường ăn thịt.
Gấu đen Bắc Mỹ. Là loài gấu có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Con đực trưởng thành thường nặng khoảng 57-250kg, con cái nặng từ 41-170kg. Loài gấu này thường ăn chồi cây, củ, rễ, động vật thối rữa.
Gấu mặt ngắn Andes (gấu Andes). Chúng sinh sống ở một số vùng Nam Mỹ như Venezuela, Ecuador, Peru, Tây Bolivia và Panama. Con đực có thể nặng tới 130kg và con cái là 60kg. Thức ăn ưa thích của gấu Andes là rễ cây, lá, chồi non, quả mọng, côn trùng, động vật gặm nhấm và xác chết thối…
Gấu ngựa (gấu đen châu Á). Nó phân bố rộng rãi từ Đông sang Tây Á. Gấu ngựa dài khoảng 1,3-1,9m. Con đực cân nặng khoảng 110-150kg và con cái là khoảng 65-90kg. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật).
Gấu lợn (gấu lười). Loài gấu ăn đêm với lông rậm, sinh sống ở những cánh rừng đất thấp của Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Gấu đực trưởng thành có chiều dài từ 1,5-1,9m, cao 1,8m, nặng 80-140kg. Con cái nặng khoảng 55-95 kg, cao khoảng 0,6-0,9m. Chúng chủ yếu ăn kiến và mối. Khi cần thiết chúng có thể ăn mật ong, hoa quả, ngũ cốc và thịt.
Châu Anh (t/h)
1001 thắc mắc: Bí mật gì sau bộ lông của gấu Bắc Cực?
Gấu Bắc cực là loài động vật ăn thịt lớn nhất sống ở trên cạn và cũng là loài lớn nhất trong số các loài gấu.
Nhiều người lầm tưởng gấu Bắc Cực có bộ lông trắng, sự thực không phải như vậy. Đằng sau đó là cả một bí ẩn.
Gấu Bắc Cực sinh sống trên lãnh thổ của năm quốc gia khác nhau. Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía bắc và tây bắc Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Liên bang Nga.Quần thể gấu Bắc Cực ước tính khoảng 16.000 đến 35.000, với khoảng 60% ở Canada.
Gấu Bắc Cực là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống băng giá phía Bắc Trái Đất, song xét về mặt tiến hóa của sinh giới, nó là động vật xuất hiện khá muộn. Vào khoảng 50000 đến 100000 năm trước
Gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng từ 400 đến 600 kg và đôi khi nặng hơn 800 kg.
Con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200-300 kg. Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 đến 2,6 m; con cái là 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng được ghi nhận cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
Gấu Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của một động vật hoàn toàn thích nghi với môi trường. Chúng được nhận ra rất nhanh bởi màu lông có vẻ màu trắng. Không giống như các loài động vật có vú khác sống gần vùng cực, chúng không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè.
Ngoài bộ lông có tác dụng ngụy trang và không thấm nước, gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 C. Chúng không có lông mi, vì lông mi có thể gây đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0 C.
Thay vào đó chúng có lớp màng mí mắt thứ ba, giống như của mèo, giúp cho chúng không bị chói băng và chói tuyết. Gấu Bắc Cực dành phần lớn thời gian để đi lại trên băng. Chúng tránh những cơn bão tuyết dữ dội bằng cách đào các hang trú ẩn tạm thời.
Thường thì chỉ có gấu cái mang thai mới ngủ đông. Nhưng ở những nơi mà mùa đông lạnh hơn và thức ăn cũng khó tìm hơn, tất cả gấu Bắc Cực đều ngủ đông. Tuy ngủ nhưng chúng không chìm sâu vào giấc ngủ như sóc chuột hay sóc đất. Nhịp tim giảm từ 70 lần/phút xuống 8 lần/phút, nhưng thân nhiệt của chúng vẫn bình thường; và lúc ngủ trong hang, chúng có thể thức dậy ngay. Khi ở trong hang, chúng không ăn và sống nhờ vào lượng mỡ của cơ thể; trong thời gian này, chúng không hề đại tiểu tiện.
Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là hải cẩu; không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại. Về mùa xuân, chúng săn hải cẩu vòng mới đẻ; về mùa hè, chúng săn hải cẩu râu, hải cẩu đầu chỏm. Gấu Bắc Cực là loài rất kén ăn. Khi ăn, chúng lột da hải cẩu và thường chỉ ăn lớp mỡ dưới da và bộ lòng.
Chỉ khi nào quá đói chúng mới ăn toàn bộ xác con mồi. Các loại mồi khác bao gồm cá heo trắng, voi biển và động vật gặm nhấm. Là một loài động vật ăn thịt thuần túy, chủ yếu là cá, gấu Bắc Cực hấp thụ một lượng lớn vitamin A, được lưu trữ trong gan.
Thường thì vào mùa hè do không có hải cẩu để săn, gấu Bắc Cực trở nên ăn tạp; chúng ăn hầu như bất cứ thứ gì tìm thấy được. Chúng đi rảo dưới các vách đá để tìm trứng và chim non bị rơi xuống từ các bờ đá. Chúng còn ăn cả chuột lemming, trái việt quất, dâu tây chua và thậm chí là cỏ héo, tảo,rong rêu biển.
Gấu Bắc Cực là động vật hoàn thiện nhất trong họ Gấu khi xét theo tiêu chuẩn của bộ ăn thịt. Chúng bơi rất tốt và thường xuyên bơi ra biển cách xa đất liền hàng dặm cây số. Điều này có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng quen với cuộc sống dưới nước để săn mồi tốt hơn. Chúng cũng săn mồi rất tốt trên đất liền do có tốc độ lớn; chúng có thể chạy nhanh hơn con người.
Khi săn mồi, gấu di chuyển im lặng trên băng tuyết, cúi đầu thấp. Dùng hai chân sau đẩy mình, chúng di chuyển về phía trước và khi cách con mồi chừng 1 m, chúng tấn công chớp nhoáng và giết chết con mồi.
Đối với loài gấu Bắc Cực, con cái thường giao phối khi được 4-5 tuổi trong khi con đực phải đợi đến lúc ít nhất được 8 tuổi. gấu Bắc Cực giao phối vào tháng tư, tháng năm và tháng sáu. Thời kỳ mang thai tương đối dài, từ 195-265 ngày.
Lông gấu Bắc Cực có phải màu trắng?
Nhiều người vẫn quả quyết bộ lông của gấu Bắc cực có màu trắng hoặc vàng nhưng sự thật thì hoàn toàn không phải vậy. Theo các chuyên gia, bộ lông của gấu Bắc cực không thực sự có màu trắng. Thay vào đó, chúng có bộ lông trong suốt, rỗng nên có thể biến đổi thành nhiều màu khác nhau như xám, xanh, vàng... Chính vì sở hữu bộ lông màu trong suốt và rỗng nên khi ánh sáng chiếu vào, một phần lông sẽ hấp thụ ánh sáng, phần khác sẽ phân tán khiến bộ lông có thể "đổi màu".
Do ánh sáng Mặt trời là ánh sáng trắng nên khi chiếu vào chúng ta sẽ nhìn ra bộ lông của gấu Bắc cực có màu trắng. Ấy thế nhưng nếu có dịp ngắm nhìn gấu Bắc cực vào ngày nhiều mây bạn sẽ nhận thấy bộ lông của chúng biến thành màu xám.
Và bí mật đằng sau bộ lông vàng của gấu Bắc cực ta đó chính là lớp dầu trên cơ thể động vật. Chính lớp dầu này khiến cho bộ lông của chúng nhuốm màu vàng.Tuy nhiên, có 1 sự thật thú vị nữa là ánh sáng không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn màu sắc bộ lông của những chú gấu.
Bởi gấu Bắc cực nếu được nuôi trong sở thú có thể sở hữu bộ lông màu xanh lá cây nữa cơ. Lý do là bởi sự ma sát với nền bê tông của sở thú khiến bộ lông của gấu Bắc cực bị xước, xuất hiện những lỗ nhỏ trên từng sợi lông. Đây là điều kiện để tảo có thể sống và sinh trưởng bên trong những sợi lông này.
Nếu như ở Bắc cực, do nền nhiệt quá lạnh nên tảo không thể tồn tại nhưng ở môi trường sở thú thì loại hoàn toàn khác. Do đó, nếu bạn có thấy chú gấu Bắc cực khoác trên mình bộ lông màu xanh lá thì cũng đừng quá ngạc nhiên.
Nhưng có lẽ đây mới là sự thật thú vị nhất về loài gấu Bắc cực. Đó là ẩn sau lớp lông dày kia là làn da màu đen. Theo giới chuyên gia, lớp da màu đen này sẽ giúp chúng dễ hấp thụ nhiệt từ ánh sáng Mặt trời để sưởi ấm.
Châu Anh (t/h)
1001 thắc mắc: Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển? Bạn có bao giờ tự hỏi thế giới sẽ trông như thế nào nếu những con vật di chuyển trên mặt đất mà không cần dùng chân, chắc hẳn sẽ rất kì cục nhưng chúng hoàn toàn có thật, loài Nosewalkers, dù có chân nhưng chúng lại dùng mũi để di chuyển. Nosewalker - Loài động vật kì lạ nhất Trái đất, dù...