Gạt hiềm khích giúp đỡ nhau thời Covid-19
UAE gửi vật tư y tế cho đối thủ lâu năm Iran để giúp đỡ chống Covid-19, Trung – Nhật trao cho nhau những ngôn từ nồng ấm hiếm có.
Covid-19 có thể làm tăng nhiệt căng thẳng toàn cầu, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng trong một số trường hợp, đại dịch khiến các đối thủ lâu năm hợp tác với nhau.
Lô hàng hỗ trợ được UAE đưa sang Iran hồi tháng ba. Ảnh: AFP.
Tổ chức bảo thủ Orange Order ở Bắc Ireland, Vương quốc Anh tháng trước mua một lô hàng đồ bảo hộ để phân phát ở cả Bắc Ireland và nước láng giềng Cộng hòa Ireland. Đây là điều đặc biệt vì Orange Order ủng hộ Bắc Ireland duy trì là một phần của Vương quốc Anh. Họ thường cảnh giác về hợp tác xuyên biên giới, coi đó là cửa ngõ để thống nhất Ireland.
Lãnh đạo Bắc Ireland đã ký một thỏa thuận với chính quyền Cộng hòa Ireland để tăng cường hợp tác chống Covid-19. “Chúng tôi đối mặt với thách thức chung”, quan chức Bắc Ireland Robin Swann nói. “Thách thức này thử thách chúng tôi hơn bao giờ hết”.
“Cả dịch bệnh và hệ quả kinh tế là những vấn đề đòi hỏi hợp tác toàn cầu”, nhà sử học người Israel Yuval Noah Harari nói hồi tháng ba. Harari nhấn mạnh thế giới phải đối mặt với lựa chọn giữa “sự tách biệt theo chủ nghĩa dân tộc” và “tình đoàn kết toàn cầu”.
Hồi tháng ba, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi “một lệnh ngừng bắn toàn cầu” nhưng nhiều bên đã phớt lờ. Giao tranh tiếp tục ở các chiến trường, từ Libya đến Yemen.
Nhưng trong một số trường hợp, cuộc chiến chống virus đã khiến các đối thủ gạt hiềm khích sang một bên.
Video đang HOT
Tại đảo Cyprus bị chia cắt, chính phủ tháng trước gửi 4.000 thiết bị bảo hộ và 2.000 viên chloroquine (thuốc điều trị sốt rét) qua đường ngừng bắn được Liên Hợp Quốc giám sát để giúp phe ly khai ở miền bắc. Đó là hành động thiện chí hiếm hoi giữa chính quyền Cyprus và phe ly khai tự nhận là Cộng hòa Bắc Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được Ankara công nhận.
Đảo Cyprus bị chia cắt từ năm 1974, khi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng một phần miền bắc hòn đảo để phản ứng trước cuộc đảo chính do Hy Lạp hậu thuẫn. Ba năm trước, đàm phán hòa bình giữa chính quyền và phe ly khai đã sụp đổ.
Các chính trị gia có quan điểm chủ nghĩa dân tộc ở Bắc Cyprus đã chỉ trích việc họ nhận hàng hỗ trợ. “Nếu cần thứ gì, chúng ta đề xuất với Thổ Nhĩ Kỳ”, Ersin Tatar, lãnh đạo hàng đầu của Bắc Cyprus nói.
Trong khi đó, quan chức phụ trách y tế ở Bắc Cyprus Ali Pilli nói: “Bất kể hỗ trợ đến từ đâu, chúng tôi đều chấp nhận”.
Đầu năm nay, khi Covid-19 hoành hành mạnh mẽ ở Trung Quốc, chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đã quyên góp hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ. Người dùng mạng xã hội Trung Quốc ca ngợi những món quà. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ “vô cùng cảm động” – khác xa với sự nguội lạnh trong quan hệ song phương từ trước Thế chiến II.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sự hào phóng có thể được thúc đẩy một phần bởi sự thực dụng. Chuyên gia khu vực Victor Teo đánh giá Nhật Bản muốn Trung Quốc kiềm chế được dịch vì lo ngại virus sẽ lan sang nước mình. “Nếu mối đe dọa y tế được kiểm soát, điều đó tốt cho lợi ích quốc gia của Nhật Bản”.
Xu hướng địa chính trị cũng là một yếu tố. Richard McGregor, chuyên gia tại Viện Lowy, chỉ ra rằng Trung Quốc “luôn muốn xích lại gần Nhật Bản hơn” khi căng thẳng gia tăng với Mỹ.
Covid-19 cũng dẫn đến những cử chỉ khác thường ở Trung Đông. Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed Al-Nahyan gọi điện cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào cuối tháng trước, lần đầu tiên kể từ khi nội chiến Syria nổ ra năm 2011, cam kết UAE “sẵn sàng giúp đỡ người dân Syria”.
Chưa rõ họ có gửi hàng hỗ trợ cho Syria hay không. Tuy nhiên, UAE đã điều một máy bay quân sự vào tháng ba để chở các chuyên gia y tế và hàng hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đến Iran – đồng minh của Assad, dù UAE vốn liên minh với Mỹ chống lại ảnh hưởng của Tehran trong khu vực.
Iran là vùng dịch lớn nhất ở Trung Đông. Việc UAE hỗ trợ họ có thể gây bất ngờ vì căng thẳng gần đây gia tăng ở Vùng Vịnh với các vụ phá hoại tàu dầu, Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ và Washington hạ sát tướng Iran.
Nhưng quan chức cấp cao phụ trách viện trợ của UAE Mohammed al-Shamsi nhấn mạnh “hỗ trợ nên đến với tất cả mọi người, bất kể quốc gia nào”. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cảm ơn UAE, gọi Covid-19 là “vấn đề toàn cầu cần có quyết tâm của tất cả quốc gia thì mới đánh bại được”.
Michael Stephens, thuộc trung tâm tư vấn RUSI ở London, nói rằng “ngoại giao viện trợ là điều rất đáng chú ý trong thế giới Hồi giáo”. Nhưng ông cũng nhắc đến lợi ích cá nhân. Bất chấp những bất đồng, UAE và nước láng giềng Iran có liên kết thương mại chặt chẽ và hàng chục nghìn người Iran sống ở Dubai.
“Tôi nghĩ rằng lô hàng hỗ trợ này mang tính thực dụng. Nếu láng giềng của bạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi virus, bạn cũng ở trong tầm ngắm”, ông nói.
Hơn nữa, “bất cứ hành động nào làm giảm căng thẳng cũng là điều tốt”, ông nói thêm.
Lãnh đạo cấp cao Liên minh châu Âu kêu gọi tự chủ về nguồn cung y tế
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 6/5 kêu gọi khối này cần tăng tính "tự chủ chiến lược" trong các chuỗi dây chuyền cung ứng vật tư y tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Borrell cho biết: "Thật không bình thường khi châu Âu không thể tự sản xuất một gam paracetamol, và 80% việc sản xuất các loại thuốc kháng sinh trên thế giới đều tập trung ở Trung Quốc."
Quan chức trên thừa nhận rằng việc tin cậy vào các thị trường toàn cầu trong việc cung ứng đã trở thành bình thường, nhưng "trong thời khủng hoảng, điều này không còn đúng."
Ông đặt câu hỏi: "Khi chuỗi dây chuyền cung ứng cần rút ngắn thì tại sao không có những trung tâm sản xuất ở gần chúng ta hơn," đồng thời gợi ý khả năng phát triển sản xuất tại châu Phi.
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính được sản xuất tại châu Âu, chỉ 20% được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm.
Trung Quốc cũng nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện không còn được bào chế nữa.
Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm, song nền sản xuất phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế./.
Công dân Việt Nam ở Nhật được hỗ trợ gần 1.000 USD/người Thủ tướng Shinzo Abe thông báo chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100.000 yen (gần 1.000 USD) cho công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đây là một nội dung trong cuộc điện đàm chiều 4/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Hai thủ tướng đã trao đổi...