Garena đang dần đóng cửa tính năng mạng LAN ảo
Như vậy, các game thủ DotA, AOE, Left4Dead… sẽ không còn chỗ trú chân quen thuộc.
Bất ngờ và không hề báo trước, tính năng mạng LAN ảo của Garena Plus đã bị chặn tại một số quốc gia cuối tuần qua. Rất nhiều game thủ đã thất vọng khi không thể sử dụng dịch vụ này để chơi các game quen thuộc như Warcraft III, Call of Duty hay AOE.
Theo nhiều nguồn thông tin không chính thức cũng như các tin đồn trước đó, tính đến cuối tháng 5/2014, có vẻ như tính năng mạng LAN ảo đã được gỡ bỏ từ các Client Garena Plus tại một số quốc gia, chính thức chia lìa cộng đồng game thủ offline với các sản phẩm dịch vụ trực tuyến từ đơn vị phát hành này.
Các game đang sử dụng mạng LAN ảo từ Garena, War3 RPG ( DotA 1) luôn chiếm số lượng lớn nhất.
Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, từ giai đoạn 2008/2009, Garena đã trở thành một trong những nền tảng chính cho các game multiplayer và eSports. Với tính năng hỗ trợ mạng LAN ảo, người chơi có thể tự tạo phòng riêng và chơi cùng các game thủ khác từ nhiều nơi trên thế giới, giống như việc kết nôi các máy tính trong một quán game. Đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi, sức hấp dẫn và lợi ích mang lại của hệ thống này đã dần trở thành điều không thể thay thế đối với các game offline hỗ trợ tính năng Multiplayer trong nhiều năm qua.
Một trong những game được chơi nhiều nhất trên Garena là Warcraft III, chủ yếu là phiên bản DotA1. Trong một thời gian dài, Garena cùng với Battle.net là nền tảng được người chơi DotA1 sử dụng nhiều nhất. Đây cũng chính là tiền đề trong việc đưa trò chơi này trở thành một bộ môn thể thao điện tử nổi đình nổi đám trên toàn thế giới. Mặc dù sau đó, xuất hiện nhiều nền tảng khác như Dotalicious, RGC hoặc iCCup, kết hợp với việc phát hành DotA 2, người chơi DotA trên Garena đã dần giảm sút nhưng hằng ngày, trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn có hàng chục ngàn người lựa chọn Garena như một lựa chọn duy nhất.
Hiện vẫn chưa có thông cáo chính thức từ nhà phát hành game này nhưng nhiều người chơi từ lâu đã dự đoán trước được động thái này cũng như lý do ẩn sau nó. Theo đó, mạng LAN ảo ban đầu sẽ chỉ bị chặn ở những nước có ít người sử dụng Garena, sau đó sẽ lan dần ra và tiến tới việc biến mất nút “LAN” trên thanh hệ thống.
Video đang HOT
Garena có những toan tính riêng và không dễ để oán trách họ khi bao lâu nay đã hỗ trợ miễn phí cho cộng đồng game thủ.
Gần như các game thủ chơi LAN không mang lại nhiều lợi nhuận kinh doanh cho đơn vị phát hành Garena và công ty này cũng chỉ sử dụng mạng LAN như một chiêu bài để thu hút các game thủ khác chơi game trên nền tảng của họ. Còn hiện nay, với sự phát triển của League of Legends và FIFA Online 3, đơn vị này có thể hoàn toàn trụ vững mà không cần nhóm cộng đồng game thủ offline kia nữa.
Garena Việt Nam trên thực tế cũng chỉ là một bộ phận của hệ thống Garena thế giới, do đó không dễ để tạo ra được một ngoại lệ trước xu hướng thay đổi chung mang tính chiến lược này. Trào lưu DotA1, AOE tại Việt Nam gần đây đang có dấu hiệu thoái trào và với cú đòn khá nặng tiếp theo đây, rất có thể các fan hâm mộ của những game offline này sẽ ngày càng rơi rớt. Với việc không có nền tảng để chơi game trên mạng LAN, người dùng gần như bắt buộc sẽ phải xoay quanh các sản phẩm như Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 3 nếu muốn trải nghiệm các sản phẩm game eSports. DOTA 2 hiện cũng đang ngày một có chỗ đứng trong làng game Việt, tuy nhiên việc không có một đơn vị phát hành trong nước cũng khiến cho sản phẩm này khó có thể đàn áp được đối thủ cạnh tranh truyền kiếp, League of Legends (LMHT).
Theo quan điểm có phần hơi cực đoạn của một số game thủ thì “Garena đã đạt được những gì họ muốn từ cộng đồng DotA1, AOE và giờ đến lúc các bạn bị “vứt sang một bên” để tránh cản đường sự phát triển của nền eSports thế giới”.
Theo VNE
3 đơn vị quay phát AOE hàng đầu VN lên tiếng tẩy chay 'web nhái'
Một động thái mạnh mẽ của Giaitriviet, GameTV và Skyred nhằm vào những trang nội dung đang kiếm lời từ công sức của chính họ.
> Làng AOE Việt 'lao đao' vì chuyện... cưới
> Những kiểu 'chết' khác thường của game thủ AOE
Ngay từ những ngày đầu khi làng AOE Việt Nam biết đến khái niệm quay phát video, tường thuật trực tiếp, đông đảo fan cũng như thành phần "ngoại đạo" đã tỏ ra hào hứng và chú ý.
Tuy nhiên, đi kèm với nó là sự xuất hiện của những trang nội dung ngang nhiên chiếm đoạt, sử dụng và tổng hợp lại video quay phát của các nhóm để kinh doanh, kiếm lời, bán quảng cáo. Với vị thế là kẻ đi sau, không mất công trong việc tạo lập nội dung, những trang web này tận dụng ưu điểm là phân loại rõ ràng, sàng lọc và phân chia thành nhiều thể loại, khu vực, bố trí kênh video hợp lý sáng tạo. Do đó cũng thu hút được không ít người chơi muốn tìm xem các clip riêng về AOE theo từng nội dung, chủ thể game thủ.
Mặc dù cả các đơn vị quay phát và người xem đều biết đến việc làm này, dường như các biện pháp đưa ra xử lý đều chưa thực sự hiệu quả.
Sự phân loại rõ ràng và có phần khoa học, bên cạnh các yếu tố quảng cáo rùm beng của một website "nhái".
Không dừng lại ở đó, mới đây, các trang tin và thậm chí cả một vài fanpage ăn theo game AOE đã liên tục đưa ra các thông tin kèo đấu lừa gạt khán giả, cụ thể là liên quan tới game thủ có số lượng người chơi quan tâm nhất hiện nay (Chimsedinang) khiến cả cộng đồng chờ đợi trong vô vọng.
Sau sự việc này, 3 đơn vị quay phát AOE chính thống và lớn nhất Việt Nam hiện nay là Giaitriviet, GameTV và Skyred đã phải cùng nhau ngồi xuống bàn bạc và ra quyết định "phản đòn".
Theo đó, một chiến dịch tẩy chay những trang nội dung chuyên trộm cắp video clip, đưa thông tin sai lệch về kèo đấu đã được thông qua.
Danh sách những website giả mạo không tổ chức quay phát, không biên tập video, không dựng "kèo" nhưng lại sử dụng nội dung bất hợp pháp, đưa thông tin sai lệch lừa gạt khán giả đã được chỉ ra, bao gồm: chimsedinang.com, cohet.vn, chaydan.com, videogame.vn, tingame24h.vn...
Ngoài việc chỉ mặt gọi tên, những dòng thông báo về tên tuổi và địa chỉ các website này cũng sẽ bắt đầu được đính kèm trên các video quay phát, bên cạnh việc các bình luận viên sẽ dành những quãng thời gian nhỏ để nhắc nhở độc giả trong thời gian diễn ra trận đấu.
Mặc dù xác định sẽ gây không ít phiền hà với người xem, dường như đây sẽ là một động thái cứng rắn của 3 đơn vị lớn này nhằm bài trừ những "con sâu" đang ăn bám nền AOE Việt.
Hầu hết các trận đấu AOE đỉnh cao hiện nay đều có hơn 1 đơn vị quay phát tham gia.
Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nếu như các đơn vị quay phát này học hỏi và làm theo cách tổ chức, xây dựng và quản lý trang video, cũng như một kênh thông tin thuần nhất, uy tín thì chắc chắn những vụ việc trên đã không thể xảy ra và tồn tại lâu đến như vậy.
Hiện phong trào thi đấu của AOE Việt Nam có xu hướng thoái trào, một phần được xác định do sự vắng bóng của "thần đồng" Chimsedinang, những cuộc giao lưu Việt - Trung cũng như sự xuất hiện của các nhân tố mới.
Hôm nay, Chimsedinang đang phải xoay vần với kỳ thi tốt nghiệp.
Theo VNE
Đế Chế Soha đã tay nhờ bang hội chiến Là game chiến thuật thả quân đầu tiên trên Smartphone ở thị trường Việt Nam, Đế Chế Soha ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ. Đây thực sự là một thể loại mới đối với các dân chơi Smartphone nước nhà. Không chỉ vậy, lối chơi chiến thuật còn khiến nhiều gamer lần tưởng chỉ...