Gặp vị bác sỹ có sáng chế độc đáo
Không chỉ được biết đến là một bác sỹ giỏi, với sáng chế “ghế vệ sinh di động” dành cho bệnh nhân gặp khó khăn đi lại, BS Trần Nguyên Phú, Giám đốc BVĐK TP Hà Tĩnh còn được biết đến là một người đam mê âm nhạc vừa có ca khúc được vinh danh
PV Dân trí tiếp xúc với BS Trần Nguyên Phú, Giám đốc BVĐK Hà Tĩnh sáng ngày 25/2/2016.
Phải dành những lời đầu tiên cho vị bác sỹ đa tài này đó là anh rất cởi mở, hòa đồng, nụ cười luôn thường trực trên môi.
Từ sáng chế giúp bệnh nhân giảm cơn đau, nỗi khổ
Với nghề y, hơn 20 năm công tác, từ BS Chuyên khoa II ở BVĐK tỉnh và nay là Giám đốc BVĐK TP Hà Tĩnh, BS Phú đã làm được rất nhiều sáng kiến cho ngành, cho người bệnh. Một trong những sáng chế thiết thực của bác sĩ này là “ghế vệ sinh di động”.
Trước thực trạng không có buồng vệ sinh khép kín trong phòng và việc chứng kiến một bệnh nhân lớn tuổi mắc chứng bệnh suy tim khốn khổ khi đi vệ sinh trong 1 đêm đông đã thôi thúc anh đi đến sáng chế để đời. “Tôi nhớ rất rõ, lúc ấy 2h sáng ngày 9/2/2009, bệnh nhân nam 79 tuổi, bị suy tim đang điều trị tại Khoa Cấp cứu khó thở nên khi đi vệ sinh phải cần một lúc 2-3 người dìu, khuôn mặt ông cụ cứ nhăn nhó, khổ sở làm sao. Đêm ấy tôi suy nghĩ rất nhiều, thức trắng đêm. Ý tưởng thiết kế chiếc ghế vệ sinh di động ra đời luôn sáng tờ mờ hôm ấy”- BS Phú kể.
Mô hình ghế vệ sinh di động do BS Trần Nguyên Phú thiết kế. Thùng chứa nước trên thân ghế cùng với hệ thống ống, vòi dẫn giúp cho người bệnh có thể rửa ngay tại chỗ.
Từ ý tưởng đến thực tiễn là cả một vấn đề. Khó khăn nhất mà anh phải đối mặt là đó là chiếc ghế phải vừa ngồi, di chuyển dễ dàng, sạch sẽ, lại phải phù hợp với mọi bệnh nhân, kể cả khi bệnh nhân đang thở oxy hay đang truyền dịch vẫn có thể sử dụng. Hết vẽ lại xóa. Hết xóa lại vẽ. Quá trình chế tạo, anh lại phải chỉnh sửa nhiều lần để chiếc ghế vệ sinh di động hoàn hảo theo ý tưởng ban đầu.
Cuối cùng, sau hơn 3 tháng quyết tâm và sự giúp sức của những người bạn cơ khí, BS Phú đã cho ra đời chiếc “ghế vệ sinh di động” đầu tiên. Tổng giá trị chiếc ghế chưa đầy 2 triệu đồng. Đáng chú ý các thiết bị là những sản phẩm dễ dàng tìm kiếm trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người được hưởng lợi từ sáng tạo này.
Video đang HOT
Chiếc ghế vệ sinh di động sau khi được hoàn thiện. Ghế có 4 bánh vừa thuận tiện trong di chuyển, vừa chắc chắn khi ngồi.
Đưa vào sử dụng thử nghiệm, khỏi phải nói hết niềm vui của người bệnh và người thân săn sóc bệnh nhân. Đặc biệt, những bệnh nhân mang các bệnh lý đi lại khó khăn như chấn thương, thoát vị đĩa đệm, suy tim, di chứng tai biến, bệnh nhân đi lại chóng mặt, khó thở, người già yếu không đi lại được, phụ nữ có thai lúc trở dạ, đặc biệt trong các vụ dịch tiêu chảy thực sự bớt đi được nỗi nhọc nhằn, những cơn đau do được đi vệ sinh ngay tại gần giường bệnh.
Còn với y bác sỹ, cấu tạo đa năng của ghế giúp các y bác sỹ dễ dàng lấy và cách ly bệnh phẩm, dễ sát khuẩn vì có ngăn đựng, ngăn cách chất thải.
Được trang bị ghế vệ sinh di động bệnh nhân vừa thở ô xi vừa đại tiểu tiện ngay trong phòng điều trị.
Năm 2010, sản phẩm ghế vệ sinh di động của BS Phú đã được trao giải 3 trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Việt Nam lần thứ 10 năm 2008 – 2009 củaLiên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Đến bác sỹ của nhiều ca khúc được vinh danh
Nói đến BS Trần Nguyên Phú mà không nhắc đến niềm đam mê văn thơ, âm nhạc đến cháy bỏng của anh quả là một thiếu sót. Cái chất nghệ sỹ của anh đã bộc lộ ngay từ bên ngoài với mái tóc bồng bềnh, bộ ria mép lãng mạn và nụ cười tươi trên khuôn mặt không lẫn vào đâu được.
Bác sỹ Trần Nguyên Phú tâm sự về niềm đam mê âm nhạc.
BS Phú nói rằng, chính bố mẹ anh, những người am hiểu văn, thơ đã truyền cho anh cảm hứng, tình yêu về văn chương, âm nhạc. Và mm nhạc, văn thơ với anh như là lẽ sống. Từ nhiều năm nay BS Nguyên Phú đã dành thời gian để sáng tác các tác phẩm về âm nhạc và phần nhiều trong số đó là các đề tài về tình yêu, về quê hương và ngành mà anh đã lựa chọn như ca khúc “Nhớ cha”, “Hà Tĩnh, Thành phố khát vọng”, “Tâm hồn em bên áo blouse trắng”….
Tâm hồn nghệ sỹ trong anh luôn rực cháy. Bởi vậy, gbát, chén, đũa, vung nồi… lọt vào tay anh, tất cả đều trở thành nhạc cụ. Anh hát bằng tất cả niềm đam mê.
Bát, chén, đũa, vung nồi… lọt vào tay anh, tất cả đều trở thành nhạc cụ. Anh hát bằng tất cả niềm đam mê.
Một sự khích lệ rất lớn đối với BS Nguyên Phú khi chỉ một thời gian ngắn, cuối năm 2015, đầu năm 2016, anh đã nhận được một cú đúp niềm vui. Ngày 23/12/2015 anh là một trong tổng số 52 người được Hội Nhạc sĩ Việt Nam kết nạp làm hội viên. Tiếp đó, ngày 19/1/2016, với ca khúc” Quê em” anh được Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trao giải nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2015 cho chuyên ngành sáng tác.
Sự gần gũi, tận tụy, trách nhiệm trong công việc, tâm hồn rộng mở, nên BS Trần Nguyên Phú luôn được bạn bè, đồng nghiệp, người dân yêu thương.
Đặt câu hỏi, làm công tác quản lý ở một bệnh viện lớn thứ nhì tỉnh, công việc bộn bề, lịch làm việc gần như kín, vậy anh lấy ra đâu khoảng trời riêng để “yêu” âm nhạc? Bác sỹ Nguyên Phú cười tươi, “âm nhạc đã mang đến cho tôi tất cả, tôi yêu âm nhạc nên yêu tất cả mọi thứ. Âm nhạc giúp tôi tìm sự thư thái, êm dịu trong cuộc sống. Công việc hằng ngày trôi chảy cũng bắt đầu tư đây thôi!”
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Nam sinh chế tạo máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời
Hai học sinh lớp 10 ở Nghệ An chế tạo thành công máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời. Máy hoạt động nhẹ nhàng, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
Là anh cả trong gia đình thuần nông, từ nhỏ, Đậu Văn Thuận (16 tuổi, lớp 10C1, Trường THPT Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đam mê chế tạo. Nam sinh thường đến các quán sửa chữa điện tử, nơi nhập ve chai để xin đồ về chế tạo mô hình máy bay, tàu điện...
Thuận cho biết, ý tưởng chế tạo máy phát điện bằng năng lượng mặt trời nhen nhóm từ hè năm cậu học lớp 9. Chứng kiến cảnh người dân mệt nhọc mang máy phát điện ra đồng bơm nước cho cánh đồng ngô khô hạn, vừa tốn kém lại gây ô nhiễm môi trường, Thuận nghĩ phải làm cái gì đó.
Thuận và Chính xem lại mô hình máy phát điện bằng năng lượng mặt trời đầu tiên của mình. Ảnh: P.N.
"Em tình cờ tìm thấy trên mạng thông tin về động cơ sử dụng dầu, rơm rạ để đốt. Sau khi tìm hiểu kỹ, em quyết định cải tiến nó, tận dụng năng lượng mặt trời để vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa không gây ô nhiễm môi trường", Thuận kể lại.
Nam sinh đã chia sẻ ý tưởng và rủ thêm bạn học cùng lớp là Nguyễn Ngọc Chính (giỏi môn Vật lý) tham gia. Hai bạn tranh thủ đến các cửa hàng phế liệu tìm kiếm lon bia, thanh sắt, hộp sữa... để cắt, chế thành những bộ phận của động cơ.
"Việc của Thuận là thiết kế sơ đồ, cấu tạo máy, còn em nghĩ ra các vật liệu, dụng cụ để chế tạo. Chúng em còn được thầy Nguyễn Minh Đồng, giáo viên bộ môn Tin học, giúp đỡ tận tình", Chính cho biết.
Thuận và Chính bên máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện mô hình này đang được cất giữ ở thư viện của trường. Ảnh: NVCC.
Sau 6 tháng, hai bạn trẻ đã hoàn thành mô hình máy phát điện. Thuận cho biết, máy được thiết kế với một gương cầu lõm dùng hứng ánh sáng mặt trời, cung cấp nhiệt cho động cơ đốt ngoài hoạt động.
Với mô hình này, Thuận và Chính giành giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do trường THCS Diễn Hải tổ chức. Được sự ủng hộ của thầy Đồng, hai "nhà khoa học nhí" tiếp tục nghiên cứu mô hình lớn hơn và đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2014-2015; giải nhì khu vực phía Bắc và giải ba quốc gia. Ngoài ra, Thuận và Chính được Bộ trưởng GD&ĐT tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc này.
"Mặc dù được ban giám khảo cuộc thi đánh giá mang tính ứng dụng vào thực tế cao, nhưng em vẫn thấy rất khó để có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Chế tạo máy từ mô hình này sẽ mất khá nhiều tiền nên không biết đến bao giờ nó mới có thể ra đồng cùng người dân được", Thuận buồn bã nói khi cho biết về dự tính của mình.
Theo thầy Nguyễn Minh Đồng, Thuận và Chính là những học sinh rất chăm chỉ, thông minh và sáng tạo. Thầy Đồng chỉ đóng vai trò hướng dẫn các em công đoạn khó và giải đáp những thắc mắc trong quá trình chế tạo thành công mô hình máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
Khi thất bại, Thuận và Chính không nản chí, cố gắng tìm hướng giải quyết và không ỷ lại thầy.
Theo Zing
9x kiếm tiền tỷ từ nghề... "buôn khói" Quyết định nộp đơn xin nghỉ việc ở Thủ đô chỉ sau 6 tháng đi làm, ý tưởng thành lập công ty riêng của An vấp phải sự phản đối gay gắt từ gia đình. Tuy nhiên, với nhiệt huyết và sáng tạo, chàng trai 9x hiện thu tiền tỷ nhờ những chiếc "bếp thần kỳ". Mới chỉ 25 tuổi nhưng Lê Trường...