Gắp thành công kim đâm xuyên thành ngực cứu bệnh nhi 3 tuổi
Với biểu hiện đau vùng vai phải, bé P.D.C. được gia đình đưa đi khám. Trên hình ảnh X-quang, bác sĩ tá hoả phát hiện một kim khâu nhọn đâm xuyên thành ngực bệnh nhi.
Các bác sĩ khoa ngoại tổng hợp – Bệnh viện Nhi trung ương vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công gắp dị vật cho bé P.D.C. (3 tuổi), bị kim đâm xuyên thành ngực.
Hình ảnh kim khâu đâm xuyên thành ngực bệnh nhi.
Hai ngày trước nhập viện, bé C. có biểu hiện đau vùng vai phải. Khi đi khám tại bệnh viện tỉnh, các bác sĩ phát hiện dị vật nhọn ở lồng ngực bên phải của bé, nghi là kim khâu đã ngay lập tức chuyển bé đến BV Nhi Trung ương cấp cứu.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chẩn đoán, Siêu âm, CT dựng hình lồng ngực, C-arm tại phòng mổ… xác nhận có một chiếc kim dài khoảng 4cm nằm ở vị trí thành ngực sau bên phải của bé.
Với ca bệnh này, nếu phải mổ một đường rạch lớn, tìm một dị vật sắc nhọn kích thước nhỏ, cháu bé sẽ phải trải qua cuộc mổ lớn, ảnh hưởng sức khoẻ.
Vì thế, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật nội soi giữa các lớp cơ thành ngực, lấy dị vật phía sau xương bả vai của bé.
Video đang HOT
Chiếc kim nhọn được lấy ra an toàn.
Thực tế đã có những ca bệnh bị kim khâu lọt vào cơ thể đầy tình cờ và người bệnh chỉ phát hiện khi chiếc kim di chuyển, gây ra triệu chứng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người lớn khi lấy kim khâu xong cần cất vào nơi an toàn. Nhất là thói quen của nhiều người đang khâu lại cắm kim vào gối, đệm là rất nguy hiểm nếu sau đó quên không cất kỹ.
Trường hợp biết mình đánh rơi kim cha mẹ cần tìm kiếm kỹ càng, không để kim bị rơi nằm lại trên sàn nhà, gây nguy hiểm cho các bé, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi kim có thể đâm vào cơ thể, nhẹ nhàng xuyên qua da.
Viên bi “án ngữ” ở thực quản
Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng thực hiện gắp thành công viên bi án ngữ ngay thực quản bé trai 5 tuổi.
Trước đó, bé Nguyễn Quang H., trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được gia đình đưa vào Trung tâm Sản nhi trong tình trạng mắc nghẹn nhưng vẫn tỉnh táo toàn trạng ổn định. Gia đình cho biết, trong lúc chơi đùa bé đã vô tình nuốt phải một viên bi khiến bé mắc nghẹn, hoảng sọ.
Sau khi xác định dị vật là viên bi nằm án ngữ tại 1/3 trên thực quản, bệnh nhi nhanh chóng được chuyển sang Khoa Thăm dò chức năng để tiến hành thủ thuật nội soi đường tiêu hóa.
Kết quả, các bác sĩ đã gắp ra một viên bi có kích thước khoảng 7mm khỏi thực quản của bệnh nhi.
ThS.BS Nguyễn Đình Chúc, Trưởng Khoa Thăm dò chức năng cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ em nuốt phải các dị vật. Với những trường hợp dị vật tròn nhỏ có thể đi qua đường hậu môn ra ngoài. Nhưng với những trường hợp dị vật lớn, sắc nhọn hoặc dị vật rơi vào đường thở có thể gây suy hô hấp, thủng, tắc ruột…gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.
Vì thế, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ chơi với những đồ chơi nhỏ, tròn, sắc nhọn để phòng nguy cơ dị vật đường thở.
Nếu không may bị dị vật đường thở, cần có biện pháp sơ cứu kịp thời, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Hồng Hải
Xương cá mắc kẹt trong phổi bé trai 13 tháng tuổi
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa gắp thành công mảnh xương cá nằm trong gốc nhánh phế quản phổi phải của bé trai 13 tháng tuổi.
TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé trai P.Đ.K., 13 tháng tuổi, ngụ ở Bình Chánh, nhập viện trong tình trạng thở khò khè, mệt mỏi, ho sặc.
Theo thông tin từ gia đình, trước khi nhập viện khoảng 6 ngày, bé trai bị sặc miếng ổi, sau đó ho sặc sụa trong lúc ăn, bé bị thở gấp, không tím môi. Vài ngày sau, tình trạng không thuyên giảm, trẻ thở khò khè, không sốt, không sổ mũi, ho ít.
Mảnh xương cá được nội soi lấy ra từ phổi bệnh nhi 13 tháng tuổi. Ảnh: BVCC.
Gia đình có đưa bé đi khám và điều trị tại phòng khám tư nhưng bệnh tình không đỡ. Nhận thấy tình trạng không tiến triển, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tuy nhiên, với tiền sử hóc sặc và hội chứng xâm nhập, các bác sĩ vẫn không rõ dị vật dù kiểm tra kỹ phim X-quang. Các bác sĩ khoa Hô hấp nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở, nên quyết định tư vấn người nhà nội soi kiểm tra.
Qua nội soi phế quản, bác sĩ quan sát thấy mảnh xương mềm, bờ sắc gai góc ở ngay lỗ phế quản trung gian phổi phải. Ngay sau đó, bác sĩ gắp nhẹ nhàng, dị vật lấy ra là một mảnh xương cá.
Sau khi gắp dị vật, bệnh nhi đã thở dễ, sinh hoạt, ăn bú không còn trở ngại. Bác sĩ cho biết bé sẽ sớm được xuất viện.
BSCKI Võ Thành Nhân, khoa Hô hấp, chia sẻ sau Tết, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp dị vật đường thở mới cũng như bỏ quên như các loại hạt bí, hạt điều... Tuy nhiên, trường hợp xương cá nằm trong phổi như bé K. nhưng người nhà chỉ nhớ hóc sặc ổi là rất hy hữu.
Các bác sĩ khuyến cáo với các bé nhỏ, phụ huynh cần tránh cho bé chơi đồ vật có kích thước quá nhỏ, dễ ngậm và sặc vào đường thở. Đồng thời, tránh cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị hóc như đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương...
Đối với trẻ có xảy ra hội chứng xâm nhập, đột ngột ho sặc, hóc thức ăn, đồ chơi, khò khè kéo dài, phụ huynh cần đưa bé đến khám tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa sâu và nội soi về hô hấp nhi để phát hiện, xử trí kịp thời.
Theo Zing
Nội soi lấy viên bi mắc trong thực quản bé trai 5 tuổi Khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện gắp thành công viên bi tại thực quản bé trai 5 tuổi. Viên bi mắc trong thực quản. Ảnh do bệnh viện cung cấp. Bé N.Q. H, trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được gia đình đưa vào Trung tâm Sản nhi (Bệnh viện Đa...