Gặp tai nạn, cha chết, nữ bác sỹ phải cắt bỏ hai chân
Trên đường về thăm bà nội bị ốm nặng, chiếc xe máy xảy ra va chạm với xe đầu kéo vdoarea khiến người cha tử vong, người con gái đang là bác sỹ bị thương nặng phải phẫu thuật cắt bỏ 2 chân.
Đến ngày 30/6, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, sau hơn 15 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân Nguyễn Thị Hương Thảo (27 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) là bác sỹ nội khoa đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần ổn định.
Chị Nguyễn Thị Hương Thảo đang được các bác sỹ tích cực điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trước đó, khoảng 9h sáng 15/6, chị Thảo được cha chở bằng xe gắn máy đi thăm bà nội đang ốm nặng. Khi lưu thông gần đến khu vực cầu Mỹ Thủy, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 thì chiếc xe gắn máy của cha con chị Thảo đụng vào xe đầu kéo vdoarea chạy chiều ngược lại.
Cú va chạm khá mạnh khiến chiếc xe gắn máy nằm lọt thỏm trước đầu vdoarea, cha chị Thảo tử vong tại chỗ. Riêng chị Thảo được người dân đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng bị chấn thương nặng ở hai chân, gãy xương sườn…
Do chị Thảo bị thương quá nặng, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy phải phẫu thuật cắt lọc mô cư vùng mông đùi hoại tử lan rộng, thám sát vết thương mất toàn bộ vùng mông P, lộ xương cánh chậu, đánh giá xương cánh chậu diễn tiến chết (hoại tử).
Sau hơn nửa tháng điều trị, đến nay bệnh nhân Thảo đã dần hồi phục sức khỏe, tuy nhiên nhiều khả năng phải tháo bỏ xương chậu, khớp hai chân vì sợ di chứng sau này.
Video đang HOT
Sỹ Hưng
Theo_VTC
Thái độ và cách ứng xử khi gặp tai nạn giao thông
Dù cố ý hay vô tình vi phạm luật giao thông nhưng để xảy ra tai nạn là điều không một ai mong muốn. Sự tổn hại về thời gian, sức khỏe, tiền bạc là một chuỗi những khó khăn có thể đến sau đó.Tuy nhiên, thái độ và cách ứng xử của người trong cuộc ngay sau tai nạn có thể làm vơi bớt đi những mất mát.
Đối với những người trực tiếp liên quan tới vụ tai nạn, thái độ thường không giống nhau ở từng tình huống và ở từng người. Người gây tai nạn có thể thấy hoảng sợ khi biết mình vi phạm quy tắc giao thông và đâm vào người khác nhưng cũng có thể bị tức giận vì phát hiện đối phương đi sai luật. Còn người bị tai nạn thì trong tình huống này, họ chỉ than phiền không gặp may mắn, nhưng trong tình huống khác, họ có thể lại thấy hoang mang hay bực bội...
Và tùy từng thái độ nảy lên ban đầu mà mỗi người có cách ứng xử khác nhau. Có người thì vội vã bỏ trốn trong thờ ơ hoặc hoảng hốt; có người ân cần tới hỏi thăm, xin lỗi, cứu giúp người bị thương và mọi việc cần xử lý sau đó diễn ra trong nhẹ nhàng và tạo được sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan.
Chủ phương tiện gây tai nạn cho người phụ nữ này đã bỏ trốn.
Hiện tượng bỏ trốn sau khi gây tai nạn là một cách ứng xử không đẹp thường thấy của nhiều người đi đường. (Ảnh: Dân Trí)
Ngoài lối ứng xử với nạn nhân, người đi đường còn khá bị thiếu hụt trong cách xử lý hiện trường trong trường hợp gặp tai nạn giao thông. Để giảm nguy cơ làm người bị thương trầm trọng hơn trong trường hợp không cứu giúp kịp thời, tránh xảy ra mâu thuẫn kịch liệt dẫn tới ẩu đả, gây cản trở cho các phương tiện giao thông xung quanh, làm rối loạn hiện trường, gây khó khăn cho lực lượng xử lý..., người gặp tai nạn hay người bị tai nạn (trong trạng thái tỉnh táo) cần chú ý những điều sau:
Bình tĩnh
Dù bạn nghĩ rằng bạn sai hay đúng thì sự tức giận hay hoảng sợ, mất bình tĩnh sau khi gặp tai nạn giao thông là những điều có thể đưa bạn tới hành động sai lầm. Trong lúc này, bạn cần giữ bình bĩnh, kiềm chế cảm xúc cũng như cố gắng không bị kích động bởi những điều bạn nhìn thấy để vượt qua tình huống này bằng chính những việc làm tiếp theo của bạn.
Sau khi gây tai nạn, bạn cần bình tĩnh để xử lý các tình huống. (Ảnh minh họa)
Dừng xe, kiểm tra xung quanh
Khi gặp phải tai nạn giao thông đường bộ, bạn cần phải dừng xe lại kiểm tra thiệt hại. Cùng lúc đó, phải kiểm tra động cơ có hoạt động bình thường không hoặc nhiên liệu có rò rỉ không. Bạn cần tắt động cơ để tránh xảy ra hỏa hoạn.
Khi kiểm tra xong tình hình của bạn, bạn cần tới xem tình trạng của người xảy ra va chạm với bạn. Nếu họ bị thương nặng, bạn cần phải gọi cảnh sát (113) và xe cứu thương (115). Sẽ tốt hơn nếu như bạn kêu gọi sự trợ giúp của người đi đường để sơ cứu cho nạn nhân và cùng người đi đường bảo vệ tài sản cho nạn nhân.
Trong trường hợp nạn nhân bị thương nhẹ và bạn không dàn xếp ổn thỏa được với họ thì bạn cũng nên gọi cho lực lượng cảnh sát để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Hãy chắc chắn rằng trước đó, bạn đã có cư xử đúng mực với họ: xin lỗi, giải thích nhẹ nhàng, hỏi thăm...
Gọi điện cho CSGT là việc làm cần làm khi gặp tai nạn giao thông. (Ảnh minh họa)
Đặt biển cảnh báo
Đặt biển hoặc vật gây chú ý để làm hiệu cho các xe khác biết nhăm tránh kha năng xay ra tai nạn liên hoàn.
Giữ nguyên hiện trường
Việc giữ nguyên hiện trường cho tới khi đại diện các cơ quan chức năng có mặt là bắt buộc trong các trường hợp tai nạn nghiêm trọng. Nếu trong trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn, bạn nên chú ý nhớ biển số xe, dạng xe, màu sắc để khai báo cho lực lượng chức năng.
Sau khi xảy ra tai nạn, rất nhiều người ở trong tình trạng bối rối và không biết xử lý ra sao, nhất là khi có người bị thương nặng. Nhưng trong lúc này, chúng ta cần phải thực sự bình tĩnh để giải quyết mọi việc, trên cơ sở nhìn nhận khách quan và thái độ dung hòa, nhã nhặn. Đôi khi chính cách ứng xử của chúng ta có thể làm mọi chuyện thêm rối rắm, căng thẳng nhưng cũng có thể giúp ra dàn xếp các vụ va chạm một cách hợp lý, hợp tình.
Theo Vietbao
Vờ là con tướng quân đội để lừa đảo hàng chục tỷ đồng Tự nhận là cán bộ ngành công an và là con của một vị tướng quân đội, Dũng lừa đảo bán đất, ký hợp đồng đầu tư chiếm gần 25,5 tỷ đồng. Chiều 18/4, sau 3 ngày xét xử, TAND TP HCM tuyên phạt Trương Ngọc Dũng (44 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc An Thịnh) mức án 20 năm tù, Trương...