Gấp rút ‘vá’ đập thủy điện Sông Tranh 2
Tập đoàn Điện lực – chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định, việc xử lý thấm ở đập thủy điện này đã hoàn tất, đảm bảo an toàn. Nhưng chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân đập.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) đánh giá việc xử lý sự cố thấm ở đập Sông Tranh 2 hoàn tất, và EVN đảm bảo đập này an toàn. Tuy nhiên, chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân đập.
Nhiều công nhân vẫn hì hục làm việc trong đường hầm để xử lý lưu lượng nước thấm nền.
Công nhân trát xi măng chống thấm trên trần của đường hầm công trình thủy điện chiều 8/9.
Các chuyên gia kiểm tra máy đo gia tốc động đất lắp đặt trong đường hầm.
Video đang HOT
Hộp kính này phủ một lớp bụi dày, mặc dù bên trong có lắp hai bóng đèn để theo dõi thông số quan trắc động đất nhưng hai bóng đèn này đã cháy từ lâu, muốn kiểm tra phải dùng đèn pin soi.
Công nhân trát xi măng chống thấm dưới hành lang thu gom nước trong hầm. Hầu hết công nhân này là lao động phổ thông, thanh niên đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận. Theo các chuyên gia thủy điện, thủy lợi, 40 tỷ đồng để xử lý sự cố thấm nghiêm trọng cho đập thủy điện Sông Tranh 2 là quá thấp và đây chỉ là phương án khắc phục tạm thời chứ chưa thể xử lý triệt để được.
Thiết bị bơm đo lưu lượng nước thấm cho đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
Chiều 8/9, Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho rằng, lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện chỉ còn 2,6 lít/giây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhìn bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy lưu lượng nước qua máng đo này với cường độ cao hơn nhiều lần.
Trên mái trần của hầm, nước thấm tạo độ ẩm, khiến các đốm mốc trắng loang rộng khắp nơi.
“Nhà thầu, các chuyên gia mới chỉ xử lý thấm bên ngoài và cơ bản trong đường hầm, còn việc khoan vào kiểm tra bên trong thân đập có rỗng, khuyết do thời gian dài vừa qua rò rỉ nước chưa được tiến hành thì chưa thể nói công tác xử lý thấm đã hoàn tất. Trong khi đó, những trận động đất liên tiếp những ngày qua đã làm trượt lở, sụt lún đất ở bờ vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 là đáng lo ngại”. GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ băn khoăn.Theo VNE
Bên trong hầm thủy điện Sông Tranh 2
Sáng nay 9/9, lần đầu tiên đơn vị tổng thầu thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) đã mở cửa cho giới truyền thông vào tận mắt chứng kiến hình ảnh bên trong đường hầm.
Đường hầm số 1, cũng là đường hầm chính với rất nhiều thiết bị được lắp đặt tại đây của thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Tấn Vũ
Từ cửa chính, nhóm phóng viên được dẫn theo một lối rẽ nhỏ để vào đường hầm chính, còn gọi là đường hầm số 1, nằm ở cao trình 95m.
Đường hầm rộng hơn 3m, cao hơn 2m, dài gần 2km được thiết kế theo nhiều bậc tam cấp. Hiện có hơn 10 công nhân đang thi công giai đoạn cuối trước khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và tích nước trong thời gian tới.
Bên trong đường hầm, các công nhân đang trám trét ximăng ở rãnh nước dọc hai bên tường. Một số công nhân khác tiến hành trám các lỗ hỏng hóc trên trần hầm. Một nhóm đang dọn vệ sinh hoàn thiện.
Ông Võ Duy Minh - giám đốc ban điều hành tổng thầu - cho hay khoảng một tuần nữa mọi việc trong đường hầm sẽ hoàn tất. Hiện tại các cột nước chảy thành dòng như trước đây không còn nhìn thấy nữa. Tuy nhiên, một số dòng nước vẫn còn chảy dọc theo hai rãnh của đường hầm này. Ông Minh đo bằng máy dòng nước cuối cùng thoát ra ngoài cho thông số 2,56 lít/ giây.
Ông Minh khẳng định những trận động đất vừa qua không ảnh hưởng gì đến thân đập cũng như quá trình khắc phục sự cố rò rỉ nước.
Nhiều đồng hồ đo độ thẩm thấu nước qua các khe nhiệt, máy đo động đất đang được vận hành để kiểm tra các chấn động vừa diễn ra những ngày qua trong đường hầm.
Trong khi đó bên ngoài mặt đập, nhiều công nhân đang treo mình trên các rọ sắt để "làm đẹp" bề ngoài của đập bằng cách mài các vết lồi lõm của bêtông phình ra trong quá trình đổ bêtông bề mặt.
Khi chúng tôi cập nhật thông tin này, một trận rung chấn tiếp tục xảy ra làm rung chuyển Bắc Trà My.
Nơi thu gom nước rò rỉ cuối cùng trước khi thải ra ngoài - Ảnh: Tấn Vũ
Hơn 6 tháng kể từ khi thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố rò rỉ nước, lần đầu tiên giới truyền thông được phép vào đường hầm tham quan và thông tin cho người dân. Trước đây nhà báo bị "cấm cửa" bởi lý do "Chưa tập huấn về an toàn lao động" - Ảnh: Tấn Vũ
Theo VNN
Động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Các chuyên gia vào cuộc Ngày 8.9, đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) gồm các nhà khoa học hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất đã đến khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) để khảo sát, nghiên cứu về tình hình động đất liên tục xảy ra. Nghiên cứu bài bản...