Gấp rút làm bản quyền cho thanh long nếu không muốn mất trắng
Đó là khuyến cáo của bà Wendy Matthews – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu thanh long. Theo bà, các khâu thuộc chuỗi giá trị sản phẩm phải đạt đến sự hoàn hảo, trong đó bản quyền giống là điều kiện tiên quyết cho thành công lâu dài trong kinh doanh trái cây.
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng
Đã hơn 10 năm Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), nhưng đến nay, vấn đề bảo hộ bản quyền giống cây trồng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều giống quý của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “đánh cắp”.
Phải bảo hộ tốt quyền sở hữu giống thì mới giúp trái cây phát triển ra các thị trường tiềm năng hơn. N.V
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, sau hơn 10 năm là thành viên của UPOV, Việt Nam mới chỉ có vài trăm giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ, so với chủng loại vô cùng phong phú, phân bố ở các địa phương thì chỉ như… “muối bỏ biển”. Mặc dù công tác bảo hộ giống cây trồng đã có chuyển biến, một số giống đã được đăng ký bản quyền sau khi Việt Nam tham gia UPOV, nhưng so với yêu cầu đề ra thì còn kém xa.
Đáng chú ý, nếu vấn đề bảo hộ ở nước ngoài được thực hiện tương đối đơn giản thì tại Việt Nam lại vô cùng phức tạp, nông dân thích gì trồng nấy, việc xâm phạm bản quyền diễn ra khá phổ biến và dễ dàng. Chính điều này đã khiến nhiều giống cây trồng quý của Việt Nam bị đánh cắp không thương tiếc. Đơn cử như giống thanh long, từ chỗ chỉ có thanh long ruột trắng, chúng ta nghiên cứu, lai tạo, nhập khẩu để phát triển thêm thanh long ruột đỏ. Nhưng chỉ vì không chú trọng đúng mức đến việc đăng ký bản quyền, Đài Loan đã lấy một số gen trong giống thanh long của Việt Nam, lai tạo để cho ra một giống thanh long mới ưu việt hơn.
Video đang HOT
Đánh giá thanh long là một sản phẩm cao cấp, bà Wendy Matthews cho rằng, ngành này vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Đó là lý do New Zealand chọn thanh long làm trái cây đầu tiên để thực hiện Dự án phát triển giống trái cây cao cấp từ 6 năm trước. Dự án nhằm phát triển kinh doanh bền vững thông qua việc tạo ra, sản xuất và thương mại hóa giống thanh long cao cấp, với khoản viện trợ không hoàn lại 8,1 triệu đô la New Zealand.
Bà Wendy Matthews khẳng định, chỉ khi nào bảo hộ tốt quyền sở hữu giống thì mới giúp trái cây phát triển ra các thị trường tiềm năng hơn. Phải đẩy mạnh đầu tư vào giống cây trồng mới có thể giúp ngành cây ăn quả phát triển thành công. “Tuy nhiên, để thành công, các tài sản trí tuệ liên quan đến sự đầu tư đó cần phải được bảo vệ và khai thác hiệu quả” – bà Wendy Matthews nói.
Kinh nghiệm từ New Zealand
New Zealand vốn là đất nước nổi tiếng về khâu bản quyền giống. Trước đây, giống kiwi Hayward vốn được phát triển ở New Zealand nhưng nông dân đã trồng thương phẩm giống này trước khi thực hiện các biện pháp bảo vệ giống. Khi giống này được nhân lên và tham gia thương mại tự do trên toàn cầu thì quay trở lại cạnh tranh với chính kiwi của New Zealand. Bên tạo giống ban đầu đã không nhận lại được bất kỳ lợi nhuận nào từ sự phát triển và cạnh tranh này.
Bà Wendy Matthews dẫn chứng, năm 2018, lợi nhuận cho nông dân trên mỗi khay kiwi ZESPRIGold – giống của Viện nghiên cứu Thực phẩm và Cây trồng New Zealand đã cao hơn kiwi Hayward khoảng 27%. Còn lợi nhuận theo diện tích cho nông dân trồng kiwi ZESPRI Gold cao hơn kiwi Hayward đến 90%. Tương tự, tại những thị trường trọng điểm như Mỹ và châu Á, giá bán táo Envy có thể cao hơn các giống táo thông thường đến 80 – 90%.
Trở lại với dự án đang triển khai tại Việt Nam, hiện đã có một số giống được lựa chọn cho giai đoạn cuối, đang thử nghiệm trong quá trình sản xuất và sau thu hoạch. Các giống cao cấp này sẽ được bảo hộ bằng Quyền giống cây (Plant Variety Rights – PVR) và thương mại hóa tại Việt Nam và thế giới theo mô hình thương mại sản xuất có kiểm soát.
“Chúng tôi đã phát triển ra 20 loại giống thanh long khác nhau. Hy vọng đến 2021 sẽ giới thiệu được các loại thanh long mới này ra thị trường ở Việt Nam cũng như thế giới” – bà Wendy chia sẻ.
Theo Danviet
Chủ tịch nước ủy nhiệm Phó Chủ tịch nước đọc Tờ trình ra Quốc hội
Sáng nay (29/5), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (ảnh Lê Hiếu).
Theo Tờ trình của Chủ tịch nước, Công ước số 98 về áp dụng nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thẻ là một trong 8 công ước cơ bản của ILO. Công ước đã dược Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 1/7/1949. Tính đến tháng 1/2019, đã có 165 trên tổng số 187 quốc gia thành viên ILO tham gia Công ước này.
Công ước số 98 có 3 nội dung cơ bản: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.
"Việc ra nhập Công ước 98 sẽ tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không trái với quy định của Hiến pháp; đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi về những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế", Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày.
Sau phần Phó Chủ tịch nước trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo thuyết minh Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Đánh giá tác động về chính trị, quốc phòng, an ninh khi ra nhập Công ước 98, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết:
Việc gia nhập Công ước số 98 sẽ góp phần củng cố và tăng cường cơ sở pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tăng cường quan hệ lao động hài hòa, tạo ra môi trường lao động ổn định, có thể dự báo và quản lý được các xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công. Bên cạnh đó, thương lượng tập thể hiệu quả giúp doanh nghiệp và Chính phủ đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời dựa trên những thông tin thường xuyên thu thập được thông qua quá trình thương lượng, giúp đảm bảo sự ổn định trong chính doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm sự ổn định của từng địa phương và cả đất nước.
Hệ thống thương lượng tập thể minh bạch, hiệu quả góp phần làm cho việc phân chia thu nhập công bằng hơn ở cấp độ xã hội.
Về tác động về kinh tế - xã hội, việc gia nhập và triển khai thực hiện Công ước số 98 sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác trong quan hệ lao động như làm thêm giờ, bữa ăn giữa ca và các chế độ phúc lợi khác...
Đây chính là nền tảng cho sự vận hành của thị trường lao động tại Việt Nam phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường, giúp cho sự phát triển đi theo đúng hướng, tiến tới xây dựng quan hệ lao động hiện đại ở Việt Nam.
Thương lượng tập thể cũng là phương tiện để người sử dụng lao động và tập thể lao động thảo luận với nhau về những biện pháp tăng năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
Theo Danviet
Lợi ích của Việt Nam khi tham gia UNCITRAL Được thành lập theo Nghị quyết 2205 ngày 17 tháng 12 năm 1966, Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (LHQ) có nhiệm vụ chính là thúc đẩy tiến bộ hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế. Là thành viên của Ủy ban này, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện đóng góp vào...