Gặp ông “trùm” nuôi 400 tấn ngao ở xứ Thanh
Với sản lượng bình quân mỗi năm khoảng 400 tấn ngao các loại, doanh thu gần 5 tỷ đồng, tiếng tăm của ông Bùi Văn Thực đang nổi cả một vùng biển Hậu Lộc của xứ Thanh và được nhiều gọi là “trùm nuôi ngao”.
Đó là chân dung ông Bùi Văn Thực-1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là “ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017″. Ông Bùi Văn Thực, năm nay 51 tuổi, ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh hanh Hóa.
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng
Chúng tôi về xã Đa Lộc vào một ngày hạ tuần tháng Bảy, để tìm đến thăm ông “trùm” nuôi ngao Bùi Văn Thực. Đường về xã biển khá quanh co, ngoằn ngoèo, nên tôi phải gọi điện thoại cho ông trước. Trả lời điện thoại, ông chỉ nói; “Cậu cứ về xã Đa Lộc, hỏi thôn Đông Tân, thì ai cũng biết nhà mình”. Quả thực, khi tới trung tâm xã, chúng tôi dừng chân hỏi nhà ông Thực, ở thôn Đông Tân, thì rất nhiều người chỉ tường tận lối vào nhà ông.
Khu nhà của ông nằm ở ngoại đê, sát với mép biển. Đứng từ xa, tôi thấy đó là một khu trang trại rộng chừng vài héc ta, với một ngôi nhà kiên cố và xung quanh được trồng đủ các loại cây cảnh khá bắt mắt và nhiều đầm nuôi tôm, cua biển….
Mỗi năm, ông Thực thu hoạch khoảng 400 tấn ngao các loại, có doanh thu gần 5 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Đức
Trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi khá đắt tiền, ông Thực tiếp chuyện chúng tôi rất cởi mở. Ông bảo, cuộc đời của ông trước kia vốn dĩ rất cơ hàn. Ông được bố mẹ sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình quá khó khăn ở vùng đất biển Đa Lộc. Gia đình ông có tới 6 anh em, quanh năm cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy họ. Vì thế, ông đã phải bỏ học rất sớm để phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống vất vả càng thôi thúc chàng trai trẻ phải làm một điều gì đó để thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
“Lúc ấy, bà con ở đây nghèo lắm, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào biển, mấy cây ngô, cây lúa ở ngoài đồng. Nhiều khi kiếm được vài đồng, muốn mua cái kẹo, cái bánh cũng khó vì phải chạy lên tận thị trấn huyện, cách xa đến cả chục cây số. Nhìn thấy được nhu cầu của bà con, không chỉ riêng mình Đa Lộc mà toàn bộ 5 xã ven biển lúc bấy giờ. Năm 1990, mình bàn với gia đình thuê một cái ki ốt ở ven đường rồi bán hàng từ đó. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, mình đầu tư cả vào cửa hàng này. Bà con cần gì, tớ bán cái nấy. Vậy là cửa hàng của tớ có đủ các loại: lúa, ngô, khoai sắn, trứng, muối… Cứ thế, thu nhập của gia đình ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đến năm 1992, tớ thành lập thêm 4 cửa hàng nữa để phục vụ các xã ven biển”.
Trong câu chuyện lập nghiệp của mình, ông Thực, bảo rằng; “Cái nghề nuôi ngao ở biển đôi khi nó truân truyên lắm. Ngày ấy, khi mình quyết định gắn bó với nghề nuôi ngao, cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn quá. Trong một chuyến đi chơi, thăm bạn ở tỉnh Nam Định, thấy nghề nuôi ngao phù hợp với vùng biển quê mình, nên tớ quay về huyện Nga Sơn (giáp ranh với Đa Lộc), thuê mặt nước biển, để nuôi ngao…”.
Nghề nuôi ngao ở biển nghe ra thì tưởng chuyện đơn giản, thế nhưng khi bắt tay vào đầu tư vốn liếng, thuê đất (mặt nước bãi biển), mua giống…, rồi “ăn nằm” với con ngao trên những chiếc chòi canh ở ngoài biển, mình mới thấm thía được cái mặn mòi của nó. Chỉ cần một vụ đầu tiên mà thất bại, thì coi nhưng “sập” luôn, không thể ngóc đầu lên được. Vì thực ra, lúc bấy giờ mình không đủ tiền, nên phải đem “sổ đỏ” đi cầm cố ngân hàng để vay tiền, bỏ hết vốn liếng ra “đánh cược với trời”. Cũng may, vài năm đầu, mình đánh liều mà có lãi lớn. Vì thế, khi có “nội lực” rồi, mình tiếp tục đầu tư mỗi năm thêm lên một ít, nên mới dần ổn định”.
Trở thành “ông trùm” ngao một vùng
Video đang HOT
Trải qua không biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm với nghề nuôi ngao, giờ đây, ông Bùi Văn Thực đã được bà con ở vùng biển Đa Lộc gọi với cái tên “ông trùm” nuôi ngao. Với diện tích bãi ngao của mình hiện tại là 13 ha và 3 ha ao, đầm để nuôi tôm, cua…, đã đem lại doanh thu cho ông mỗi năm gần 5 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, ông Thực “đút túi” khoảng 700 triệu đồng/năm. Ở trang trại của ông, mỗi ngày có 15 lao động thường xuyên, được ông trả lương từ 5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Vào thời vụ thu hoạch ngao, số lượng lao động ở địa phương đi làm cho ông Thực lên tới gần 50 người.
Ông Bùi Văn Thực, bên đầm nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Hồng Đức
Là những người làm công ăn lương cho ông Thực từ năm 1998 đến nay, bà Vũ Thị Đào (57 tuổi), ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), bày tỏ lòng cảm ơn ông Thực, vì đã giúp mình có cuộc sống ổn định trong những năm qua, rằng; “Tôi cảm ơn vợ chồng chú Thực lắm lắm. Nếu không có vợ chồng chú ấy giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho tôi, thì cuộc sống gia đình tôi vô cùng khó khăn. Gia cảnh tôi cũng khó khăn lắm. Ông nhà tôi mắc bệnh đái tháo đường ở độ cao, nên quanh năm ốm yếu, phải mua thuốc men. Nếu không có gia đình chú Thực giúp đỡ, thì không biết cuộc sống của gia đình tôi sẽ thế nào nữa….”.
Hiện, ngoài những ngày thu hoạch ngao theo thời vụ, bà Đào là người làm công, ăn lương ở trang trại nhà ông Thực hàng năm. Ông Thực không chỉ giỏi đầu óc về làm kinh tế, mà còn giúp đỡ bà con nghèo ở đây nhiều. Chính ông là người đã thành lập ra “Hội hỗ trợ người nghèo ăn tết” ở thôn Đông Tân. Mỗi năm, Hội này thường tặng quà cho các gia đình nghèo như gia đình bà Đào có tiền sắm tết…
Con bà Phạm Thị Ngoãn (60 tuổi), cùng ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), cũng đã làm công, ăn lương ở trang trại ông Thực gần 20 năm nay, tâm sự: “Gia đình tôi nhờ có vợ chồng chú Thực, nên mới ổn định được cuộc sống đấy chú ạ. Từ ngày ông nhà tôi qua đời, một mình tôi phải nuôi 4 đứa con. Nay, chúng nó đã lớn cả, có gia đình riêng rồi, nhưng còn một đứa bị câm, nên chẳng chồng con gì mà đang ở với tôi. Hoàn cảnh khó khăn lắm, may nhờ có chú Thực, nên mẹ con tôi mới có công ăn, việc làm…”
Bà Ngoãn chia sẻ thêm: “Chúng tôi là phụ nữ, tuổi lại đã cao, không làm được việc nặng nhọc như hồi trẻ, khỏe mà chỉ làm những việc vừa sức thôi. Tuy vậy, chú Thực không chê trách gì, mà vẫn giữ mức tiền công mỗi ngày 200.000 đồng cho chúng tôi. Mỗi tháng, trừ những ngày mưa gió, ốm đau thì bình quân tôi được chú ấy trả công 5 triệu đồng. Chú Thực cũng là người thành lập ra Hội Khuyến học ở thôn cách đây đã 6 năm rồi. Cứ vào dịp Tết Trung thu hàng năm, Hội Khuyến học do chú Thực làm hội trưởng lại tặng quà cho các cháu đạt thành tích học sinh cấp trường, cấp huyện đến cấp tỉnh và quốc gia, kể cả các cháu đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Các cháu học sinh ở đây, chúng nó kính trọng chú Thực lắm”.
Không chỉ là người làm kinh tế giỏi, luôn giúp đỡ người nghèo cùng vươn lên trong cuộc sống, ông Thực còn là người thường xuyên quan tâm tới việc, người nào cần học hỏi kinh nghiệm làm ăn, ông sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Bên cạnh đó, hàng năm ông dành ra số tiền hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ người nghèo, động viên, khen thưởng học sinh nghèo vượt khó, làm đường giao thông nông thôn…. “Tâm nguyện của mình là, đã giúp ai, thì mong cho họ ăn nên làm ra thôi. Cũng như mình ngày trước, phải khoác ba lô lên đi tìm những người có kinh nghiệm làm ăn mà học hỏi vậy”- ông Thực bộc bạch.
Với những thành tích về phát triển kinh tế trang trại của mình, ông Bùi Văn Thực đã được Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen về công tác tổ chức Hội và phong trào Nông dân. Năm 2015, ông cũng được đạt danh hiệu Hộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Và, năm 2017, ông “trùm” nuôi ngao Bùi Văn Thực được vinh dự đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc toàn quốc.
Theo Danviet
NDXS 2017: "Vua gà" Đông Tảo hé lộ bí quyết hốt gọn 3,5 tỷ đồng/năm
Nghe danh "vua gà" Đông Tảo Lê Quang Thắng (ở xóm Đoàn Kết, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), tôi tìm đến cơ sở chăn nuôi của anh để mục sở thị đàn gà trứ danh. Với hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao "ngất ngưởng" suốt 10 năm qua, giúp nhiều nông dân ở đây "hốt bạc".
Anh Thắng cũng là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.
"Còn da lông mọc..."
Bước vào gia trại của anh Thắng là lọt vào vườn cây ăn quả xanh mướt, các ô chuồng được bố trí hài hòa dưới tán cây râm mát. Thời trẻ, vợ chồng anh vất vả xoay đủ thứ nghề, kinh doanh buôn bán đều không thành công. Đến năm 2000, vườn táo rộng một sào cho thu hoạch, bán được 1,1 triệu đồng. Số tiền này anh Thắng "dốc" 900.000 đồng mua 10 con gà Đông Tảo thuần chủng từ một cụ ông 80 tuổi trong xã.
Với đàn gà Đông Tảo của mình, hiện mỗi năm anh Thắng có doanh thu tới 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Chu Khôi
"Thời điểm ấy, nhiều người bảo tôi là hâm, là rồ bởi những con gà Đông Tảo thuần chủng đem ra chợ bán rẻ cũng chẳng ai mua. Rất ít người biết về giống gà Đông Tảo và chưa có cảm nhận riêng biệt về loại thịt gà này. Tôi tiếp cận một số cụ cao tuổi trong làng, được nghe các cụ kể về giống gà cổ truyền của địa phương xưa dùng để tiến vua, về nỗi lo lắng giống gà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì không còn ai muốn nuôi. Nghe các cụ nói, tôi nảy sinh ý định nuôi gà Đông Tảo từ đó" - anh Thắng chia sẻ.
"Rước" 10 con gà về, chỉ 2 tháng sau bỗng lăn ra chết hết, không còn một mống. Vợ chồng anh lại vay tiền tiếp tục đi mua gà của một số cụ cao tuổi để gây giống. 3 năm sau nhân đàn lên được 200 con, ở thời điểm đó đã được coi là chăn nuôi lớn. Nhưng năm 2004, dịch cúm gia cầm xảy ra, xóa sổ luôn đàn gà bạc triệu của vợ chồng anh. Họ hàng, người thân đến động viên, và khuyên rằng không nên nuôi nữa. Thất bại, nhưng anh Thắng đọc được bài ca dao: "Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn/Đi vay đi dạm, được một quan tiền/Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái/Về nuôi ba tháng, đẻ ra mười trứng/Một trứng ung, hai trứng ung, ba trứng ung/ Bốn, năm, sáu, bảy trứng ung/ Còn ba trứng nở ra ba con/Con diều tha, con quạ quắp, con mặt cắt xơi/Chớ than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây".
Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm; tạo công ăn việc làm cho 17 lao động thường xuyên và 23 -28 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 4 - 4,5 triệu/người/tháng. Với các thành tích trên, anh Thắng vừa được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.
Cảm nhận câu ca dao "vận" vào mình, anh Thắng thêm quyết tâm gây dựng lại từ đầu, vay mượn tiền người thân để mua hẳn 500 con gà giống Đông Tảo và đầu tư xây chuồng trại. Để khai thông đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, Thắng ôm gà lặn lội vào miền Nam, đến Sài Gòn, các vùng Đông Nam Bộ và cả ĐBSCL để chào hàng. Đôi chân to khủng, xù xì lạ mắt của gà Đông Tảo đã chinh phục giới thương nhân kinh doanh gà phương Nam. Những đơn hàng từ miền Nam liên tiếp được gửi đến Hưng Yên. Gà nuôi không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng, và gia đình anh Thắng khấm khá từ đó.
Vườn gia trại nuôi gà của anh Thắng rộng 4.000m2. Cách thiết kế ở đây không giống các chuồng, trại chăn nuôi gà truyền thống khác, mà cứ như khu biệt thự sinh thái, với những cây bưởi diễn, nhãn lồng trĩu quả che bóng lên các ô chuồng. Hiện tại gia trại có 300 gà bố mẹ Đông Tảo sinh sản và hàng nghìn con gà thương phẩm. Ông Thắng cho hay, gà Đông Tảo sinh sản rất kém, mỗi mái thuần chỉ đẻ được 70 quả trứng trong một năm, tỷ lệ ấp nở chỉ đạt 65%. Gà con thuần 1 ngày tuổi để nhân đàn bố mẹ giá 120.000 đồng/con, gà con dùng để nuôi thương phẩm có giá 60.000 đồng/con. Đối với gà thịt thương phẩm, đạt loại 1 sẽ có giá bán 300.000 đồng/kg; loại 2 bán giá 180.000-200.000 đồng/kg. Những con gà đẹp mã để khách mua chọn làm quà biếu sẽ được trả giá lên tới cả chục triệu đồng.
Thời gian gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở NNPTNT và Sở KHCN tỉnh Hưng Yên, khoa chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đến hỗ trợ gia trại của anh Thắng triển khai mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà. Đặc tính của gà Đông tảo là con trống to nặng nề, chân to nhưng ngắn và yếu, nên nhảy mái rất kém. Nuôi bầy đàn thì tỷ lệ cận huyết cao, dễ dẫn đến thoái hóa đàn giống. Chính vì vậy, thụ tinh nhân tạo là giải pháp để nâng cao chất lượng cho giống gà quý. So với tỷ lệ ấp nở thường chỉ đạt khoảng 50%, phương pháp sinh sản vô tính đã giúp tỷ lệ thành công lên đến 70-80%.
Anh Thắng lúc nào cũng mê gà Đông Tảo.
Bí quyết giữ giá bán cao
Trong khi hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm rồi sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao "ngất ngưởng" suốt 10 năm qua, và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Thống kê ước tính ở xã Đông Tảo, mỗi năm có khoảng 700 con gà bán được với giá 10 triệu đồng/con trở lên; gà bán được giá 5 - 10 triệu đồng thì có khoảng 4.000 con; những con phổ thông thương phẩm giá 300.000 đồng/kg (tương đương 1,2 - 1,5 triệu đồng/con) thì mỗi năm cả xã xuất bán 30.000-40.000 con.
Anh Thắng cho hay, giữ được giá cao là bởi giống gà này sinh sản kém, chăn nuôi rất khó nên không thể nhân đàn nhanh. Gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên chi phí nuôi khá tốn kém.
Theo anh Thắng, chăn nuôi và làm giàu từ gà Đông Tảo điều quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng giống gà thuần chủng: Đầu to hình củ tre, dáng thanh thoát, cổ ngắn, mã đẹp. Đặc biệt, gà Đông Tảo giá trị nhất là ở đôi chân: Chân to, vảy xù xì, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn... Trong số hàng nghìn con giống chỉ chọn nuôi được khoảng 80-100 con có ngoại hình đạt chuẩn như vậy.
AnhThắng chia sẻ: "Gà Đông Tảo thuần chủng thuộc hàng "vương giả" được trả giá cao thường có 2 dòng: Dòng chân thịt đỏ được người ta ưa chuộng nhất, sau đó đến dòng chân vảy rồng. Trên thị trường hiện nay đang quảng cáo những con gà có chân xù sì nổi đỏ, đó là gà bị nấm chân, tức là mắc bệnh, chứ không phải là bản chất ngoại hình gà Đông Tảo".
Thành lập hiệp hội giúp dân cùng làm giàu
Từ mô hình nuôi gà vườn của gia đình anh Thắng, những năm gần đây giống gà quý đã được đông đảo người dân tại xã Đông Tảo phát triển chăn nuôi hàng hóa, với 2.200 hộ nuôi. Trong đó, có khoảng trên 50 hộ có thu nhập "khủng" tiền tỷ trở lên. Anh Thắng đứng ra làm đầu mối thu mua gà của bà con trong xã, ký hợp đồng tiêu thụ với nhà hàng lớn ở các thành phố phía Nam. Hàng tháng anh thuê xe vận chuyển hàng vào miền Nam.
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi gà trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Thắng đã đứng ra thành lập và làm Chủ tịch Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo. Từ năm 2015, gà Đông tảo đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo được giao quản lý và phân phối nhãn hiệu cho các hội viên. Nhãn hiệu tập thể được Hội quản lý rất chặt. Chỉ những hộ chăn nuôi nào coi trọng quy chế hoạt động, đảm bảo được chất lượng sản phẩm gà mới được cấp nhãn mác.
Tháng 10.2016, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gà Đông Tảo ra đời. Anh Lê Quang Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc hợp tác xã. Hợp tác xã lo đầu vào cho các hộ xã viên, đứng ra ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y để đảm bảo thức ăn chất lượng và phù hợp với con gà Đông Tảo. Đồng thời, nhờ mua chung và ký hợp đồng trực tiếp với công ty, nên giá thức ăn giảm so với thị trường 25.000 - 30.000 đồng/bao cám.
Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm.
Theo Danviet
NDXS 2017: Ngồi một chỗ nuôi lợn vẫn trở thành "đại gia 33 tỷ đồng" Tập tễnh bước vào nghề khi tưởng như cuộc đời đã chấm hết, bằng tất cả ý chí và nghị lực của mình, anh phất lên thành tỷ phú chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín ở vùng đất Sơn La. Người chúng tôi nhắc đến là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 Nguyễn Công Bắc, ở tổ 4,...