Gặp ông Tập khi sau lưng là ông Trump – “bài toán khó” của Thủ tướng Abe
Thủ tướng Nhật Bản được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong hội nghị thượng đỉnh lần 5 với Nhà lãnh đạo Trung Quốc tuần này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang phải đối mặt với một chuyến đi đầy thách thức tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình, trong vai trò là một đồng minh thân cận của Mỹ giữa cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc.
Quan hệ thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang có dấu hiệu cải thiện, được củng cố thêm bởi chuyến thăm từ ngày 25-27/10 sắp tới của ông Abe – chuyến đi độc lập đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Bắc Kinh trong gần 7 năm qua.
Lãnh đạo Nhật Bản – Trung Quốc bắt tay nhau trong một cuộc tiếp xúc bên lề APEC năm 2014 tại Bắc Kinh.
Nhưng bối cảnh thương trường hiện nay dường như không hề dễ dàng với ông Abe, khi Washington đã khơi mào một cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng với Bắc Kinh – đối tác thương mại lớn nhất của Tokyo, và đôi khi cũng “gầm gừ” với cả nền kinh tế Nhật Bản.
“Điều hướng giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Trung là một thách thức” đối với ông Abe, chuyên gia chính trị và an ninh Nhật Bản Brad Glosserman nói với CNBC hôm 22/10.
Video đang HOT
Theo một báo cáo của chính quyền Abe, hàng trăm lãnh đạo Nhật Bản đang khao khát những cơ hội tới từ Trung Quốc, ngay cả khi họ đồng tình với mối lo ngại của Mỹ và châu Âu về thương mại Trung Quốc. Thủ tướng Abe, vốn tin tưởng tuyệt đối giới kinh doanh, hẳn cũng đang quan sát nhất cử nhất động của “người bạn sân golf” Donald Trump.
Về phía Trump, người cách đây không lâu dã từng đe dọa áp thuế quan đối với các loại xe hơi nhập khẩu Nhật Bản để gây áp lực với Tokyo trong các cuộc đàm phán thương mại tự do, đã bất ngờ khen ngợi Nhật Bản như là hình mẫu đầu tư vào Mỹ, ngay trước chuyến đi của ông Abe tới Bắc Kinh.
“Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hợp tác với tôi để giúp cân bằng thương mại một chiều với Nhật Bản. Một số khoản đầu tư mà họ đang thực hiện tại đất nước tôi mới chỉ là khởi đầu!”, trang twitter cá nhân của Tổng thống Donald Trump đăng tải hôm 18/10.
Ông Glosserman nhận định rằng chính quyền Abe và các đồng minh khác của Mỹ đã học được cách làm quen với chính quyền Trump, tuy nhiên nhấn mạnh rằng cái mà mọi người quan tâm là mặt hàng Mỹ sẽ trở thành đối tác lâu dài với Nhật Bản chứ không phải những cái Tokyo chỉ mua tạm thời.
Và đây chính là điểm mà Bắc Kinh đã nhìn thấy, với tham vọng mở ra cơ hội biến Trung Quốc thành một sự thay thế ổn định hơn cho Nhật Bản, đồng thời tăng cường sức phòng thủ cho chính mình trong cuộc chiến thương mại.
“Đôi khi những điều chỉnh của chính phủ trong khu vực (và các nơi khác) sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường nỗ lực vươn tới Nhật Bản và các nước khác như là một sự thay thế Mỹ trong vai trò của một đối tác chiến lược và kinh tế”, một báo cáo hôm 19/10 viết.
30 năm trước, Nhật Bản đã ở một vị trí tương tự như Trung Quốc hiện nay, được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế kinh tế của Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng chùn bước và Trung Quốc hiện đang nhanh chóng vượt qua nó.
Nhật Bản đã tận dụng các cơ hội mà Trung Quốc đưa ra, về cả thương mại và đầu tư phát triển, tuy nhiên một tranh chấp hàng hải lâu đời về các hòn đảo ở Biển Đông và nhiều lập luận khác có liên quan đến Thế chiến II đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước.
Những vấn đề đó hiện vẫn chưa biến mất hoàn toàn nhưng đã được tiết chế phần nào khi cả 2 bên tìm thấy lợi ích chung. Quá trình đó diễn ra một cách nghiêm túc kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bắc Kinh vào năm 2014, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương mà Trung Quốc làm chủ nhà.
Các nhà lãnh đạo Nhật – Trung sắp tới cũng sẽ tổ chức kỷ niệm lần thứ 40 của một hiệp ước hòa bình và hữu nghị, nhưng sự ổn định hiện tại có thể kéo dài bao lâu vẫn là một câu hỏi mở, bởi về cơ bản, Trung Quốc vẫn đang tự coi mình là nhà lãnh đạo của châu Á còn Nhật Bản thì đang trong giai đoạn thoái trào.
Theo kinhtedothi
Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ đến đền Yasukuni
Ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gửi đồ lễ tới đền Yasukuni - vốn bị xem là một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ, ngày 17/10, Trung Quốc và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối động thái trên.
Các nghị sĩ Nhật Bản tới viếng đền Yasukuni tại Tokyo ngày 15/8 nhân kỷ niệm 73 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đề nghị Nhật Bản "suy nghĩ sâu sắc" về lịch sử cũng như "cần giành được sự tin tưởng của các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế với hành động cụ thể".
Trong khi đó, từ Seoul, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Thủ tướng Abe gửi đồ lễ đến đền Yasukuni, cho rằng ngôi đền này là "biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ".
Trước đó, Thủ tướng Abe đã gửi cây "masakaki" - loại cây thường được sử dụng trong những nghi lễ theo kiểu thần đạo Nhật Bản, đến đền Yasukuni. Ông Abe thường gửi đồ lễ đến đền này trong dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu và vào dịp Nhật Bản kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai (ngày 15/8).
Cũng trong ngày 17/10, Bộ trưởng Phúc lợi Nhật Bản Takumi Nemoto, Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date cũng đã gửi cây masakaki đến đền Yasukuni.
Đền Yasukuni ở Tokyo thờ hơn 2,5 triệu người Nhật Bản thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong đó có các tội phạm chiến tranh hạng A. Hàn Quốc và các nước láng giềng khác của Nhật Bản coi đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật thế kỷ 20 và luôn lên tiếng phản đối gay gắt việc các quan chức Nhật Bản viếng hoặc gửi lễ đến đền này.
Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản lần thứ hai vào cuối năm 2012, ông Abe chỉ thăm đền Yasukuni một lần vào tháng 12/2013. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến ngôi đền này kể từ năm 2006.
Ngọc Hà
Theo TTXVN
Tính toán chiến lược của Nhật Bản khi rầm rộ phô diễn uy lực quân sự Sự xuất hiện với tần suất ngày càng cao, cũng như liên tiếp phô diễn những khí tài quân sự "khủng" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được giới quan sát nhận định là tính toán chiến lược của Tokyo nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc. Xe thiết giáp Nhật trong cuộc tập trận ngày 14/10 (Ảnh: Reuters) Khi...