Gặp ông già “người rừng” ở Tuyên Quang
Đến xã Thổ Bình (Lâm Bình, Tuyên Quang) tôi nghe người dân kể về những lần đi vào rừng già tìm trâu, họ thường thấy một ông già “ăn lông ở lỗ, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.
Một đồn mười, mười đồn trăm, những lời kể về “ người rừng” cứ như trong truyền thuyết, đầy bí ẩn đã lôi cuốn tôi vào một cuộc tìm kiếm có một không hai trong cuộc đời làm báo.
Những người già trong bản Hạ Sơn đã kể cho tôi nghe về gốc tích của “người rừng”. Năm nay, “người rừng” khoảng hơn 70 tuổi, là một người con của tộc người Dao đỏ, sinh sống ở mảnh đất này từ bao đời nay. Người dân bản địa gọi “người rừng” là ông Phẩy. Bố mẹ ông Phẩy đã chết từ khi ông còn khá trẻ. Ông Phẩy chỉ có một người em gái đã đi lấy chồng. Cuộc sống nghèo túng của ông Phẩy khiến chẳng cô gái nào đủ dũng cảm làm vợ ông. Không vợ con, những đứa cháu (con người em gái – PV) cũng chẳng ngó ngàng gì đến ông, thậm chí đến tấc đất cắm dùi ông Phẩy cũng chẳng có. Từ thủơ 30, ông Phẩy phải lên rừng tìm nơi trú ngụ.
Mắt ông Phẩy đã lòa vì đói, rét, bệnh tật giữa rừng
Gian nan tìm kiếm “người rừng”
Nhờ một thanh niên khỏe mạnh người bản địa dẫn đường, tôi chuẩn bị đủ đầy tư trang cho một buổi đi rừng. Đoạn đường lên hang đá nơi ông Phẩy sống tuy không quá xa nhưng lại vô cùng khó đi. Chẳng có đường đúng nghĩa mà chỉ là lối mòn người dân bản địa vẫn đi nương. Những viên đá vôi to, có viên lại nhọn hoắt nằm choán ngay lối đi buộc chúng tôi phải trèo qua. Có những đoạn đường dốc thẳng đứng chỉ cần thả tay ra là bị chiếc ba lô sau lưng kéo ngã ngửa. Chúng tôi phải di chuyển liên tục bởi chỉ cần ngơi chân bước, lập tức có vô số những con vắt nhỏ, bám riết vào chân.
Đến khi cái chân của tôi gần như không còn bước nổi nữa thì chiếc hang đá mà ông Phẩy ở hiện ra trước mắt. Trước cửa hang là nơi dùng để đun nấu, vài cây que gá lại thành giá đỡ, tàu lá cọ phủ tạm lên trên, nơi đun nấu ấy tứ bề gió lộng. Có mấy thanh củi đang cháy dở, vương vãi. Tro bếp đã nguội lạnh, có lẽ lâu rồi chủ nhân chẳng nhóm lửa, đun nấu gì. Phía trong hang có dấu tích dòng chảy của mạch nước ngầm nhưng cũng đã cạn khô. Đi sâu hơn vào phía trong, tôi bắt gặp một phiến đá rộng, nằm nép mình vào vách hang. Một manh chiếu cũ, sờn rách được gấp gọn, nhét sâu trong khe đá, đó là “giường” ông Phẩy từng nằm ngủ.
Không thấy ông Phẩy “ở nhà”, chúng tôi đoán ông đang đi tìm thức ăn nên chia nhau ra tìm. Chúng tôi hú gọi ông Phẩy, nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chính mình từ phía núi đá hắt lại. Trời đã xế chiều, phán đoán rằng ông Phẩy sẽ trở về “nhà” sau một ngày kiếm thức ăn nên chúng tôi nán lại chờ… Trời đã buông bức màn đen kịt xuống núi rừng. Xa xa phía dưới chân núi, những nếp nhà sàn, nhà đất đã lên đèn mà vẫn chưa thấy bóng dáng ông Phẩy đâu nên chúng tôi buộc phải xuống núi.
Sau nhiều ngày hỏi thăm, tôi được biết ông Phẩy đã rời hang đá hôm tôi đến để đến sống ở một nơi khác. Chuyến đi rừng lần hai này xa và vất vả, khó khăn gấp bội. Tôi không còn đếm nổi mình đã leo qua bao nhiêu phiến đá, vượt lên bao nhiêu con dốc nữa mới diện kiến được “người rừng” huyền thoại. Giữa chốn rừng hoang, ông lão già nua, khắc khổ đang đói lả. Thân hình chỉ còn da bọc xương của ông run lên vì đói và rét dưới lớp áp mỏng. Khi tôi gặp, ông đang run rẩy bóc quả bưởi thối để ăn trừ bữa. Tôi vội lấy gói bỏng gạo mang theo chưa kịp ăn lúc đi đường để đưa cho ông. Ông nhận lấy với cái nhìn đầy biết ơn nhưng nhưng vẫn tỏ rõ là người tự trọng, tần ngần chưa ăn. Chỉ khi chúng tôi giục, ông Phẩy mới run run đưa miếng bỏng lên miệng. Ông Phẩy đói và rét đến mức dường như không đủ sức để cắn nhỏ miếng bỏng ra nữa. Người đàn ông bản địa đi cùng chúng tôi vội cầm lấy miếng bỏng, bẻ nhỏ từng miếng rồi đưa ông ăn.
Một lát sau, chừng như cơn đói đã tạm lui, ông Phẩy mới đỡ run rẩy, lôi trong chiếc bao tải rách mang theo ra vài quả bưởi héo, mời chúng tôi bằng tiếng Dao đỏ: “Nhẹn bủi á…” (Ăn bưởi đi). Ông Phẩy không biết tiếng Kinh, chỉ nói bập bẹ được vài lời chào hỏi. Tôi phải nhờ một người đàn ông dân tộc Dao làm phiên dịch. Chừng thấy ông Phẩy đã tỉnh táo hơn sau cơn đói, tôi nhờ người nói tiếng Dao với ông, bảo ông dẫn chúng tôi về nơi ông ấy ở. Bước đi của ông Phẩy vẫn xiêu vẹo, như sắp quỵ xuống.
“Ngôi nhà” của “người rừng” ở ngay gần khe suối, tạm bợ hơn cả “nhà” mà thủơ bé lũ trẻ con chúng tôi hay chơi đồ hàng. Cạnh một gốc cây to đã bị đổ xuống có một tàu lá cọ lợp tạm, chẳng đủ che mưa hay che nắng. Một vài cây củi được chụm lại thành bếp lửa. Ngày cũng như đêm, ông Phẩy chỉ có thể ngồi ôm lấy cái bếp lửa nhỏ, thứ duy nhất giúp ông ấm hơn trong những ngày đông rét buốt giữa rừng chứ không thể ngả lưng dù chỉ chốc lát. Chốn rừng già hoang vu, thú vui của ông Phẩy là ngồi nhìn ngọn lửa leo lét cháy. Mà có khi, không kiếm được lửa, thú vui ấy của ông Phẩy cũng tắt lịm, nguội lạnh.
Video đang HOT
Ông Phẩy bên ngôi nhà giữa rừng hoang của mình
Cuộc sống đơn độc giữa rừng già
Bên “ngôi nhà” tuềnh toàng giữa chốn thâm sơn cùng cốc, “người rừng” kể về cuộc sống của mình bằng tiếng của tộc người Dao đỏ. Chàng trai bản địa có dịp được trổ tài phiên dịch giúp chúng tôi. Lý giải về việc rời bỏ hang đá nơi lưng chừng núi để đến “nhà mới” mãi trên đỉnh núi Kéo Ca này, ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói quá, thèm miếng thịt có muối, ông đã xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Người cháu không cho nên ông đành lẩy bẩy quay trở lại rừng sâu. Lên được đến hang đá thì kiệt sức nên nằm mê man đi. Được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này chứ ở hang đá cũ không có nước và cũng chẳng thể kiểm ra nổi cái gì để ăn.
Ông Phẩy bảo, giờ già rồi, chẳng còn sức khỏe để săn bắt, đào bới củ rừng nữa nên chỉ còn biết đi nhặt rau rừng, quả rừng để sống qua ngày. Mùa đông cũng như mùa hè, ông Phẩy chỉ có manh áo mỏng ai đó đi rừng đã cho từ lâu lắm rồi. Tối tối, ông Phẩy về hang đá để ngủ, ông nằm co ro trên chiếc chiếu sờn rách nhặt được của người đi rừng vứt lại. Ông Phẩy cứ sống như thế trong suốt quãng đời đã qua. Sống một mình, có nhu cầu giao tiếp cũng chẳng thể nói với ai nên dần dần, những tiếng mẹ đẻ ông cũng quên đi nhiều. Thi thoảng, để tìm người đi rừng nào đó xin ít lửa, ông chỉ dùng tiếng hú gọi. Để duy trì lửa trong nhiều ngày, ông phải đun bếp liên tục. Những ngày mưa, ông phải dầm mình để đứng che cho bếp khỏi tắt, tàu lá cọ duy nhất lợp trên “mái nhà” khi ấy chỉ có nhiệm vụ như thế. Có nhiều hôm, mưa bất chợt, ông Phẩy đi kiếm thức ăn xa chưa kịp “về nhà” để canh nên bếp lửa bị tắt lịm. Ông lại chờ đến khi nào may mắn gặp được người đi rừng mới xin được mồi lửa.
Ông Phẩy kể rằng, có những lúc ông tưởng đã bỏ mạng vì những cơn sốt rét rừng. Mỗi lần như thế, ông Phẩy chỉ biết nằm trong hang, chờ khi hồi tỉnh hơn, tự lê lết đi tìm lá rừng để ăn. Có lần, người trong bản Hạ Sơn đi rừng, phát hiện ra ông Phẩy nằm sốt li bì, đói lả trong hang đá. Họ thương tình chia cho ông nắm cơm ăn lót dạ. Có cái ăn, ông Phẩy dần tỉnh táo lại, rồi tự mò mẫm đi kiếm lá thuốc ở rừng để trị bệnh. Cuộc sống khốn cùng ở rừng buộc cơ thể ông Phẩy tự khắc phải thích nghi như thế. Nhưng khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu hơn, có lần ông Phẩy nằm li bì mấy hôm mà không thể tỉnh lại. Lần ấy, người đi rừng phát hiện ra ông Phẩy, thấy ông thoi thóp nên vội xuống chân núi, thông báo với những đứa cháu của ông Phẩy. Người trai bản tốt bụng đi cùng cháu ông Phẩy đã tiêm cho ông Phẩy một mũi thuốc trợ lực… Cuộc sống ở rừng, không chỉ bệnh tật đe dọa tính mạng của ông Phẩy mà thú dữ cũng rình rập ngày đêm. Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, ở rừng già này một mình giữa đêm tối rất nguy hiểm. Có lần, ông bị một con gấu to “tát” rách mặt khi vô tình giáp mặt nó.
Ngày chúng tôi tìm thấy ông Phẩy, trời mưa lâm thâm, rét buốt. Giữa chốn rừng hoang, chúng tôi khoác lên mình những chiếc dầy dặn, ấm áp mà cái lạnh vẫn tìm được vào da thịt, cắt buốt. Vậy mà, ông Phẩy vẫn chỉ có chiếc áo mỏng tang, cắn răng chịu đựng cái rét cắt da thịt. Thi thoảng trong lúc trò chuyện, đột nhiên ông Phẩy hỏi về ngày tháng. Ông ấy hỏi để lẩm nhẩm tính về thời gian còn lại của mùa đông. Ông Phẩy lo sợ “không biết có qua được mùa đông này không…”. Tìm thấy ông Phẩy trong lúc đang đói rét đến kiệt sức như vậy, sau khi biếu ông gói cơm nắm và chút thức ăn mặn đã cho hồi sức chúng tôi quyết định thuyết phục ông xuống núi.
Tết này ông Phẩy đã có nhà, dẫu nhà chỉ có 3 vách bằng tấm ván cũ và một vách che tạm bợ bằng tấm bạt
Kỳ công đưa “người rừng” về với cuộc sống
Khi ông Phẩy đã no bụng, khỏe khoắn và tỉnh táo trở lại, chúng tôi nhờ người hoa tiêu dùng tiếng của người Dao bản địa để vận động ông Phẩy cùng xuống núi. Nói đến chuyện hạ sơn, ông Phẩy im lặng hồi lâu, chừng như đắn đo, suy tính lắm. Phản ứng ấy của ông Phẩy hoàn toàn nằm trong phán đoán của chúng tôi, bởi một ông lão gần như cả cuộc đời sống hoang dã nơi rừng rú sẽ chẳng dễ dàng gì rời xa nơi ấy. Hơn thế, bao lần ông Phẩy xuống núi với ý định tìm chốn nương thân ở nhà người cháu thì bấy nhiêu lần ông bị đánh đuổi, hắt hủi, buộc ông phải trở lại rừng. Bởi vậy nên chúng tôi hiểu, ông Phẩy chẳng dễ dàng gì chấp nhận đi cùng chúng tôi xuống núi
Thấy chúng tôi kiên nhẫn chờ nghe câu trả lời, ông Phẩy nói bằng tiếng Dao: “Xuống đấy không biết ở nhà ai đâu”. Chàng trai bản địa nhanh nhảu trấn an ông Phẩy: “Xuống dưới kia họ khắc tìm chỗ cho ở tạm, rồi họ sẽ làm nhà cho ông ở. Không sợ đâu, thằng cháu nó không cho ông ở, họ sẽ tìm chỗ cho ở. Ông cứ xuống đi. Ông ở đây khổ quá đi, rét quá đi…”. Những lời ấy của chàng trai vẫn chưa đủ để thuyết phục ông Phẩy, ông tìm lý do khác để từ chối. Ông Phẩy lấy cớ còn nhiều “tài sản” ở rừng nên không thể theo chúng tôi xuống núi. Ông kể ra, nào là còn túi muối, cái chăn, ít gạo chúng tôi vừa cho, còn cả bó lá mon ông vừa tìm được để dành nấu ăn trừ bữa. Được chàng thanh niên bản địa hứa sẽ giúp ông gùi tất cả số “tài sản” ấy xuống núi cùng nhưng ông Phẩy vẫn chưa yên tâm.
Lúc này, ông Phẩy chuyển sang dò hỏi về thân nhân của chàng trai bản địa: “Thế mày là ai?”. Chàng hoa tiêu của chúng tôi đã phải giới thiệu rõ ông bà nội ngoại của cậu ta để ông Phẩy tin tưởng. Ông Phẩy nhận ra người quen và đồng ý cùng chúng tôi xuống núi. Trời càng lúc càng về chiều và bóng tối nhanh chóng xâm chiếm toàn không gian. Đoàn chúng tôi hôm ấy đi rừng mà không mang theo bất cứ thiết bị chiếu sáng nào. Dẫu biết phải chạy đua với thời gian để kịp về đến bản dưới chân núi trước khi trời tối hẳn nhưng chúng tôi chẳng thể đi nhanh hơn bởi phải chờ đợi những bước chân trần chuệch choạc của ông Phẩy. Chỉ đi được một vài trăm mét đường rừng, ông Phẩy lại phải dừng lại nghỉ. Mắt ông đã lòa, chân đã run lắm nên cuộc hạ sơn với ông Phẩy là cả sự nỗ lực, cố gắng phi thường.
Sau khoảng 6 giờ đồng hồ đi bộ theo những lối mòn rừng rậm, chúng tôi đã đưa ông Phẩy xuống được đến bản dưới chân núi Kéo Ca. Bóng đêm đen kịt khi ấy đã bao trùm xuống bản nhỏ. Chưa kịp ráo mồ hôi sau chuyến đi rừng mệt nhoài, chúng tôi và một số người dân bản địa lại phải nhanh chóng bắt tay vào việc lo cho ông Phẩy một chốn ăn nghỉ tạm thời, một công việc khó khăn không kém khi vận động “người rừng” xuống núi.
Ở bản người Dao này, người ta có thể cho ông Phẩy gói cơm nắm, củ sắn luộc khi bắt gặp ông đói lả ở trên rừng, có thể cởi phăng chiếc áo đang mặc để giúp ông Phẩy chống chọi với cái rét cắt thịt… nhưng để giúp đỡ “dài hơi” hơn, tất thảy họ đều lắc đầu bởi cuộc sống của họ cũng còn khó khăn. Chúng tôi đi khắp bản, hỏi mượn một khoảng đất trống nhỏ để làm căn lều tạm cho ông Phẩy trú thân trong những ngày chờ đợi chính quyền địa phương lo nơi ăn chốn ở ổn định nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. Họ bảo, “con ma nhà không thích cho người lạ vào ở đâu…”. Cuối cùng, chúng tôi buộc phải chọn bờ suối làm nơi dựng lều tạm. Vừa là để ông Phẩy có nước sử dụng trong sinh hoạt mà hơn nữa thì bờ suối là “nơi công cộng” chẳng động chạm đến “con ma” của nhà nào.
Lều tạm được dựng ngay bên lề con đường liên thôn của xã Thổ Bình. Mọi vật liệu dựng lều cũng đơn giản lắm, vài cây tre làm cọc, một tấm bạt được quây lại. Tất cả do chúng tôi tự nguyện đóng góp. Những vật dụng thiết yếu nhất để cho một người có thể sống cũng được chúng tôi sắm đầy đủ. Gần nửa đêm hôm ấy, ông Phẩy đã có “nhà” với đầy đủ những thứ mà trong gần cả đời người ông chưa khi nào có được: một cái giường bốn chân có chiếu, có màn, cái chăn bông ấm, bếp lửa có kiềng, cái nồi có vung, bộ quần áo để thay, đôi dép để đi… Ông Phẩy chẳng nói nhiều nhưng chúng tôi cảm nhận được niềm vui sướng, hạnh phúc qua đôi mắt lòa ngấn nước của ông.
Căn lều tạm của ông Phẩy nhanh chóng gây xôn xao khắp làng trên, xóm dưới. Trong câu chuyện của những người dân tộc, họ nói về ông Phẩy, nói về cuộc hạ sơn xưa nay chưa từng có ở mảnh đất nghèo này. Nhiều người nghe chuyện chưa đủ, họ tìm đến bờ suối để tận mắt chứng kiến điều lạ lùng. Rồi chẳng ai bảo ai, những người dân bản địa tự nguyện góp gạo, góp củi, góp rau cho ông Phẩy sống qua ngày. Ông Phẩy thấy có nhiều người thăm hỏi thì vui lắm, nhưng ông chẳng giao tiếp được nhiều, chỉ gật gù nói bằng tiếng Dao rằng: “Không lên núi nữa… ở đây có chỗ ở, có cái ăn rồi…”. Và ngày ngày, ông Phẩy quanh quẩn bên bếp lửa, hì hụi nấu cơm, nấu rau. Lâu lắm rồi, ông Phẩy mới có đủ cái ăn no bụng, lại là cơm trắng, rau xanh và đôi khi là cả chút thịt, chút cá… nên ông ăn nhiều lắm. Chẳng thế mà chỉ trong vòng ba ngày từ khi xuống núi, ông Phẩy đã khác hẳn, cơ thể già nua, gầy quắt của ông Phẩy bỗng hồng hào có da có thịt.
Những ồn ào xung quanh câu chuyện “bỗng dưng” ông Phẩy xuất hiện ở bản nghèo khiến chính quyền địa phương chẳng thể làm ngơ. Trước cuộc hạ sơn của ông Phẩy, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Thổ Bình và nhận được câu trả lời: với trường hợp của ông Phẩy, đã xin được kinh phí làm nhà nhưng cụ thể thời gian, địa điểm làm nhà thì còn phải chờ. Thế nhưng, như “có phép màu”, ngày thứ 4 kể từ khi ông Phẩy được chúng tôi bố trí sống trong căn lều tạm bên bờ suối, ông Phẩy đã được chính quyền địa phương dựng nhà gỗ ngay trên mảnh đất của một người họ hàng xa với ông Phẩy.
Buổi sáng ngày thứ 4 ấy, như thường lệ, chúng tôi ra bờ suối thăm ông Phẩy thì tá hỏa khi thấy căn lều tạm đã được dỡ bỏ, ông Phẩy không còn ở đó nữa. Tưởng ông Phẩy đã bỏ lên rừng, chúng tôi chia nhau đi tìm thì nhận được thông tin, cán bộ xã đã đưa ông Phẩy đến nơi ở mới, cách đó khoảng 3 – 4 km. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến “nhà” của ông Phẩy. Căn nhà gỗ nhỏ, mái che bằng tấm lợp xi măng chắc chắn hiện ra. Phía trong ngôi nhà, ông Phẩy vẫn giữ thói quen cũ, ngồi trầm thu lu bên bếp lửa chẳng khi nào tắt. Nhận ra người quen, ông Phẩy vui lắm, mời mọc: “Nhẹn vuôm á” (uống nước đi! – dịch từ tiếng Dao). Lúc này chúng tôi mới có dịp quan sát, nhà của ông Phẩy được làm bằng gỗ đã cũ, nền đất được san vội, vẫn còn nguyên mùi đất mới đào xới.
Và dẫu căn nhà mới có ba vách được ghép bằng những tấm ván gỗ cũ, một vách che tạm bợ bằng tấm bạt căng lều chúng tôi đã sử dụng trước đó thì ông Phẩy cũng đã được sống như một con người thực sự, không còn cảnh ăn rừng ở rú như thú hoang. Chia tay ông Phẩy sau một chuyến công tác dài ngày, chúng tôi trở về với một tâm trạng thật vui khi đã góp phần giúp một con người gần như cả đời người sống cô độc giữa núi rừng tìm về được với cộng đồng. Tết này, ông Phẩy đã có nhà, đã được sống cuộc sống của một con người, sống trong nghĩa tình của đồng bào mình.
Có chết đói cũng không ăn cắp
Người dân bản địa kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô. Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông thể lấy không của họ.
Theo 24h
Cuộc sống mới của cha con người rừng
Một năm trước, Sùng A Páo (dân tộc Mông) và hai con sống như người rừng trong một hang đá ở Cao Bằng.
Sau khi được đón về Hà Nội, giờ A Páo trở thành "công nhân" trồng hoa, lương tháng 3 triệu đồng, còn con trai đã được đi học...
Những nhân vật đặc biệt
Trung tâm Dạy nghề nhân đạo của ông Trần Duyên Hải nằm trong con ngõ nhỏ Linh Quang, thuộc phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây từng cưu mang hàng chục nghìn số phận bất hạnh. Không chỉ giúp cho những người cơ nhỡ có nơi ăn chôn ở, Trung tâm còn chăm lo cả việc dạy nghề, học văn hóa và giới thiệu việc làm cho họ. Ba bố con "người rừng" Sùng A Páo có lẽ là nhân vật đặc biệt nhất tại Trung tâm, bởi chỉ một năm trở về trước, họ còn sống trong một hang đá như thời nguyên thủy trên vùng núi cao của xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
A Páo người già nua, gầy đét, da đen như thanh củi cháy xém. Hỏi Páo, Páo bảo chẳng nhớ sinh năm nào, sống ở cái hang đá ấy từ bao giờ. Páo chỉ biết mình có tới 3 đời vợ. Người vợ cả lấy nhau được một năm thì ăn lá ngón tự tử. Người vợ thứ 2, sinh cho ông 8 người con rồi bỏ đi theo người đàn ông khác. Páo lấy thêm người vợ thứ 3 kém rất nhiều tuổi, bị thiểu năng trí tuệ. Hai người có với nhau ba mặt con là Sùng A Lự (SN 2003), Sùng A Đại (SN 2008) và một đứa... đã chết vì đói ăn, bệnh tật.
Ba cha con ông Páo ở Trung tâm
Nhìn ánh mắt trong veo của A Lự, tôi hiểu rằng Trung tâm của ông Hải đã phải nỗ lực rất nhiều mới có thể giúp 3 cha con A Lự có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Được về Trung tâm là điều may mắn lớn của bố con A Lự. Đôi vai nhỏ bé của A Lự đã thoát khỏi những bó củi khổng lồ, bố con không còn phải chịu những cơn đói triền miên và những bữa mì tôm nấu ớt ở hang đá Mông Ân. Và ở đây họ đã biết thế nào là Tết.
Gần hai năm trước, cô vợ trẻ của ông bị lừa bán sang Trung Quốc, kể từ đó, Páo sống đơn chiếc với hai đứa con trong một căn nhà rách nát. Vợ không còn, con đông, Páo không phải là người ưa lao động, lại ham rượu chè nên căn nhà rách nát cũng bị Páo đổi lấy... hai chai rượu. Páo dắt hai con lên hang đá Mông Ân ở. "Để sống được, tôi phải lặn lội đi kiếm nắm lá hay quả rừng, hôm nào gặp may thì có thêm con cá bắt được dưới suối. Không có gạo, cả nhà ăn rau rừng, cá suối... Nhiều khi mưa rừng lớn, không kiếm được gì ăn thì chỉ biết chịu đói, lấy nước suối thay thức ăn" - A Páo kể.
Nhắc tới "căn nhà" của A Páo, ông Hải nhớ lại: "Phải đi bộ mất một tiếng rưỡi mới lên tới hang đá- nơi bố con Páo ở. Trong hang không thóc gạo, thực phẩm, cái xoong vương lại vài sợi mì mốc meo. Ba bố con gầy nhẳng, đầu tóc bù xù như người rừng. Thằng lớn còn mặc quần áo chứ thằng út thì không".
Ở hang núi Mông Ân, hàng ngày Páo đi đốn cây rừng, dùng nêm gỗ bóc cây làm củi như cách người nguyên thủy vẫn làm. Sùng A Lự mới vài tuổi sớm trở thành trụ cột của cả nhà. Mỗi ngày, A Lự còng lưng tha bó củi cao hơn nó đến thị trấn bán được 10 nghìn rồi đổi lấy vài gói mỳ. Về nhà, ba bố con ăn mỳ chung với ớt.
"Thằng Lự vác bó củi vật vã trên những ngọn núi tai mèo nhọn hoắt, chẳng khác một con kiến tha miếng mồi. Vậy mà hôm nào nó không đổi được mỳ là bị A Páo đánh, thậm chí dìm xuống suối. Có lẽ vì thiếu dinh dưỡng mà tóc A Lự và A Đại cứ đỏ hoe. A Páo và cậu bé A Đại chỉ biết nói tiếng Mông và bập bõm vài ba từ tiếng Kinh. Hai bố con chẳng đi đâu ngoài cái hang đá rộng không quá 2m ấy. A Lự thì quen xuống thị trấn đổi củi nên nói tiếng Kinh sõi hơn. Ba bố con gầy gò, xanh xao, không giấy tờ tùy thân, không hộ khẩu" - ông Hải nói.
Cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Tâm rất ấn tượng với học trò A Lự từ ngày đầu tiên em tới lớp. Cô Tâm chia sẻ: "Ban đầu khi nghe nói lớp sẽ có một em người rừng, tôi cũng rất ái ngại, lo không biết dạy ra sao. Lự mới vào lớp học được hơn 2 tháng nhưng em tiếp thu rất nhanh, đã theo kịp và hòa đồng được với các bạn. Lự chăm lắm, hôm nào đến phiên trực nhật là em đến rất sớm, cái giẻ lau bảng của cô lúc nào cũng sạch sẽ". Trường tiểu học Văn Chương đã miễn phí cả tiền học phí và tiền ăn uống bán trú để hỗ trợ cậu học trò "người rừng" Sùng A Lự.
Lạc giữa đô thành
Thời gian đầu, để "đào tạo" được "người rừng", các cán bộ của Trung tâm rất vất vả. Về Hà Nội hơn một tháng, ba bố con Páo vẫn ngơ ngác. Thấy cái tivi đang nói, ông cứ nhìn chằm chằm không hiểu "sao lại có người ở trong đó", rồi tròn mắt trước cái điện thoại khi có tiếng chuông gọi. Quen cách sống ở rừng nên Páo tiếp thu rất kém. Páo không biết giặt giũ quần áo. Cả việc đánh răng Páo cũng lóng ngóng như đứa trẻ...
Nói về ngày đưa "người rừng" xuống núi, ông Hải kể: "Đó là chuyến đi nhớ đời. Ôtô chạy ròng rã từ Hà Nội, vượt đèo dốc vào xã Mông Ân, rồi từ xã phải đi bộ 4 tiếng đồng mới vào tới nơi họ ở. Thấy người lạ, bố con Páo bỏ chạy. Ông Páo nhất quyết không chịu về xuôi. Tôi phải nhờ một người Mông làm việc ở xã thuyết phục mãi. Tưởng mọi chuyện đã xong, khi ra ôtô, A Đại lại khóc không chịu lên vì: "Con trâu này to quá". Quãng đường từ hang về Hà Nội mấy trăm cây số, ba bố con A Páo bị say xe kêu loạn lên. Phải để cái mũ cối cho họ nôn ra, cứ đầy lại đổ... Hành trình từ hang núi về trung tâm mất 6 ngày".
Hà Nội với bố con Páo như một thiên đường, mọi thứ đều xa lạ nên bố con Páo rất tò mò. Páo thử đi ra phố, nào ngờ lạc mất. May mắn, Trung tâm cho người đi tìm thấy. Phòng bất trắc, ông Hải đã để trong túi áo ngực của Páo cái địa chỉ của ông và trung tâm, mặt sau có in sơ đồ chỉ dẫn đường để lỡ có bị lạc nữa thì Páo cũng tìm hoặc nhờ người đưa về.
Được vài tuần, tỏ ra đã thông thạo đường xá quanh Trung tâm, Páo xin đi đổ rác "cho các ngươi". Nhưng Páo đi đổ rác rồi lại quên mất đường về. Mấy tiếng không thấy Páo, sốt ruột quá, ông Hải lên phòng Páo kiểm tra thì thấy cái áo có hai tờ địa chỉ vứt dưới sàn nhà. Cả Trung tâm lại nháo nhác huy động người đi tìm. Ông Hải cho người in ảnh chân dung ông Páo đi dán khắp nơi. Một ngày, rồi một đêm, rồi một ngày nữa vẫn bặt vô âm tín. Tình cờ, một học viên đi xe buýt chợt phát hiện Páo lượn qua đầu xe ở địa phận quận Thanh Xuân, dọc đường Nguyễn Trãi. Cậu này nhảy xuống kéo Páo lại, Páo bỏ chạy rồi ú ớ kêu cứu. Cậu học viên phải báo tin cho ông Hải đến. Suốt hai ngày ròng rã đi tìm, khó khăn lắm Trung tâm mới đưa được Páo về!
Lần đầu ăn Tết ở Thủ đô
Từ ngày ba bố con Páo về Trung tâm đến nay đã gần một năm. Họ được đưa đi cắt tóc, sắm sửa quần áo. "Páo giờ đã giao tiếp với người Kinh gần như bình thường. Biết chào hỏi, biết dùng đũa để ăn, biết đánh răng, chải đầu, giặt quần áo... Hai đứa trẻ được cho đi học. Giờ đây, chẳng còn ai nhận ra họ là người rừng nữa" - ông Hải vui mừng kể.
A Lự rất vui khi lần đầu tiên nhận được quà từ "bà già" Noel
Năm tháng đầu ở Trung tâm, bố con Páo học giao tiếp với mọi người. Rồi được các tình nguyện viên hướng dẫn làm những việc đơn giản như nhặt rau, đun nước, dọn cơm... Ông Hải đã tìm cho A Páo công việc chăm sóc vườn tược tại một doanh nghiệp ở Gia Lâm. Nhưng ban đầu Páo rất lười, không chịu lao động mà chỉ ăn, lắm lúc Páo ngồi ăn một mạch hết hai nải chuối to với một rổ cam quýt. Làm được 3 ngày thì A Páo bỏ vì "không quen làm". Ông Hải đã mất rất nhiều thời gian đi lại từ Khâm Thiên sang Gia Lâm để dỗ dành A Páo. Dần dần Páo đã có những thay đổi, biết làm cỏ, tưới cây, chăm sóc cây cảnh, biết một ngày phải làm việc mấy tiếng.
Thấy Páo đã học việc thành thạo, Trung tâm xin cho ông ra Quảng Ninh để trồng hoa và sinh vật cảnh, lương mỗi tháng 3 triệu đồng, cộng với thưởng và lương tháng thứ 13 là được 40 triệu/năm. Số tiền này Trung tâm sẽ giữ để vài năm nữa cho ba bố con Páo hồi hương, ổn định nơi ăn chốn ở. "Hướng của Trung tâm là giúp Páo phải có nghề, hai cháu được đi học, khi đó chúng tôi mới bàn giao cho địa phương"- ông Hải chia sẻ.
Những lúc rảnh, ông Hải lại hướng dẫn A Lự học bài
A Páo đã rất vui với cuộc sống hiện tại. Mới đây vì nhớ cái hang của mình, Páo nằng nặc xin về thăm. Nhưng trước khi đi, Páo đã hứa sẽ về ăn Tết ở Thủ đô. Còn A Lự sau 6 tháng học chữ ở Trung tâm đã được đi học ở Trường Tiểu học Văn Chương. A Đại thì được vào nhà trẻ.
Chúng tôi tìm đến lớp 1A6, Trường Tiểu học Văn Chương - nơi Lự đang theo học. Nhìn Lự vui đùa cùng các bạn trong lớp, chúng tôi thấy mắt cay cay. Em đã thực sự hòa nhập với cuộc sống nơi đây. So với ngày mới về Trung tâm, Lự trắng trẻo, mập hơn nhiều, nụ cười đã bừng sáng trên gương mặt. A Lự vui vẻ khoe: "Ở đây thích lắm, được ăn no lại còn được đi học, được gặp nhiều bạn nữa. Em cũng đã biết đọc, biết viết chữ rồi nhé". Lật từng trang vở của Lự, nét chữ tròn trịa trên các trang vở sáng đẹp, ít ai nghĩ rằng đó là chữ của cậu bé "người rừng".
Theo 24h
Kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa Vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ, khách không được ngồi gian giữa, vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ và ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù họ đã mất khách cũng không được ngồi vào. Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách...
![Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nguoi-chui-qua-cua-taxi-tren-cao-toc-tphcm-trung-luong-co-tam-ly-bat-on-600x432-245-7372360-250x180.webp)
![Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/quan-bun-ha-noi-xin-loi-vu-ban-12-trieu-dong-3-bat-bun-rieu-ngay-tet-noi-chi-la-hieu-lam-600x432-386-7369862-250x180.webp)
![Vụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầu](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/11/137-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-trong-6-ngay-nghi-tet-600x432-dcf-7369323-250x180.webp)
![11 'quái xế' chạy vào cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị phạt 78 triệu đồng5](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/10/11-quai-xe-chay-vao-cao-toc-nghi-son-dien-chau-bi-phat-78-trieu-dong5-600x432-8dc-7369224-250x180.webp)
![Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tiet-lo-ve-nu-doanh-nhan-o-hai-duong-nhay-xuong-ho-cuu-3-chau-be-600x432-039-7371920-250x180.webp)
![CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/csgt-hu-coi-mo-duong-cho-xe-cho-nguoi-bi-dien-giat-nguy-kich-di-cap-cuu-600x432-4b1-7367544-250x180.webp)
![Thông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn Nhất](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/thong-tin-ve-o-to-tu-di-chuyen-o-san-bay-tan-son-nhat-600x432-e06-7367498-250x180.webp)
![Lọ Lem diện áo nhỏ xíu, nhún nhảy hút triệu view, còn được bố ruột làm điều này!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/lo-lem-dien-ao-nho-xiu-nhun-nhay-hut-trieu-view-con-duoc-bo-ruot-lam-dieu-nay-600x432-5ce-7371557-250x180.webp)
![Mới sinh con 3 tháng, người mẹ trẻ không có đối thủ trên sới vật](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/moi-sinh-con-3-thang-nguoi-me-tre-khong-co-doi-thu-tren-soi-vat-600x432-70d-7371263-250x180.webp)
![Đi ngược chiều trên cao tốc, nữ tài xế bị phạt 19 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/di-nguoc-chieu-tren-cao-toc-nu-tai-xe-bi-phat-19-trieu-dong-600x432-1b9-7371986-250x180.webp)
![Drama Bộ Tứ Báo Thủ nghi thuê 2 tỷ dàn dựng, người tiết lộ xuất hiện công khai?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/drama-bo-tu-bao-thu-nghi-thue-2-ty-dan-dung-nguoi-tiet-lo-xuat-hien-cong-khai-600x432-eea-7372715-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kinh-hoang-vu-lat-xe-khach-tai-phu-yen-va-loi-ke-cua-nan-nhan-600x432-bc9-7374239-250x180.webp)
Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân
![Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nu-sinh-son-la-17-tuoi-mat-tich-gia-dinh-nhan-tin-con-gai-o-can-tho-600x432-8cb-7374236-250x180.webp)
Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ
![Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-phu-nu-tim-duoc-gia-dinh-sau-32-nam-bi-lua-ban-sang-trung-quoc-600x432-14e-7373809-250x180.webp)
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc
![Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bon-tran-dong-dat-lien-tiep-trong-sang-nay-o-kon-tum-600x432-6cb-7373805-250x180.webp)
Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum
![Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thu-truong-bo-cong-an-toi-pham-tren-khong-gian-mang-la-van-de-nan-giai-600x432-57b-7373688-250x180.webp)
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải
![Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/xe-tai-dong-lanh-tong-vo-dai-phan-cach-tren-quoc-lo-phu-xe-tu-vong-600x432-81e-7373676-250x180.webp)
Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo
![Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ly-do-can-nha-chay-thiet-hai-50-trieu-chu-trinh-bao-400-trieu-dong-600x432-b45-7373667-250x180.webp)
Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng
![Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-truc-dien-vao-o-to-ban-tai-2-nguoi-di-xe-may-tu-vong-tai-cho-600x432-618-7373495-250x180.webp)
Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ
![Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bung-khe-co-gian-cao-toc-qua-thanh-hoa-nhieu-o-to-bi-no-lop-600x432-1fc-7373474-250x180.webp)
Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp
![Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/xon-xao-clip-tai-xe-xe-bien-xanh-bi-nguoi-phu-nu-hanh-hung-vi-do-xe-chan-cua-600x432-d13-7372992-250x180.webp)
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
![Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/thanh-hoa-phat-hien-thi-the-nguoi-dan-ong-mat-tich-tu-mung-2-tet-600x432-ce7-7372693-250x180.webp)
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết
![Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/can-bo-o-vinh-phuc-bi-cat-ghep-hinh-anh-video-nhay-cam-de-tong-tien-600x432-df9-7372689-250x180.webp)
Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền
Có thể bạn quan tâm
![Vụ bánh kẹo chất như núi ở bãi rác: Công an vào cuộc làm rõ vì bốc mùi hôi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/vu-banh-keo-chat-nhu-nui-o-bai-rac-cong-an-vao-cuoc-lam-ro-vi-boc-mui-hoi-600x432-89f-7374249-250x180.webp)
Vụ bánh kẹo chất như núi ở bãi rác: Công an vào cuộc làm rõ vì bốc mùi hôi
Netizen
14:20:51 08/02/2025![Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/anh-trai-vuong-nghi-ngo-hoc-van-nong-nhat-hien-nay-bi-khui-clip-tu-7-nam-truoc-phoi-bay-luon-tinh-cach-that-600x432-7c7-7374248-250x180.webp)
Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật
Sao việt
14:15:46 08/02/2025![Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nha-minh-la-lam-tap-16-thanh-giet-huan-va-bao-de-bit-dau-moi-600x432-292-7374235-250x180.webp)
Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối
Phim việt
13:57:19 08/02/2025![Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tien-dao-rashford-chung-minh-sai-lam-cua-hlv-amorim-600x432-243-7374231-250x180.webp)
Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim
Sao thể thao
13:51:25 08/02/2025![Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thi-sinh-42-tuoi-gianh-giai-cao-nhat-tai-vua-tieng-viet-600x432-0e4-7374226-250x180.webp)
Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"
Tv show
13:48:56 08/02/2025![Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hai-dai-ta-nga-bi-roi-khoi-cua-so-trong-cung-mot-ngay-600x432-e32-7374228-250x180.webp)
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
Thế giới
13:48:20 08/02/2025![Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/triet-pha-duong-day-van-chuyen-ma-tuy-tu-campuchia-vao-viet-nam-600x432-694-7374213-250x180.webp)
Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam
Pháp luật
13:25:43 08/02/2025![Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dia-chuoi-lot-vo-xuat-hien-bi-an-deu-dan-moi-thang-gay-sot-600x432-623-7373801-250x180.webp)
Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt
Lạ vui
12:15:04 08/02/2025![Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phan-biet-cam-lanh-va-cum-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-600x432-751-7374174-250x180.webp)
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Sức khỏe
11:49:06 08/02/2025![Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tai-sao-mam-cung-via-than-tai-cua-nguoi-mien-nam-luon-co-ca-loc-nuong-600x432-648-7374161-250x180.webp)
Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý
Trắc nghiệm
11:11:19 08/02/2025![Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chau-trai-gia-toc-giau-co-bac-nhat-viet-nam-dua-ca-mua-xuan-vao-nha-mot-chi-tiet-khien-cong-dong-choang-vang-600x432-6b7-7374143-250x180.webp)