Gặp n.ữ sin.h 17 tuổ.i biết 4 ngoại ngữ vừa trúng tuyển Harvard: Quá xinh và quá giỏi!
Không chỉ xinh xắn, Linh Lan còn sở hữu loạt thành tích không thể ấn tượng hơn.
Nhắc đến ngôi trường đình đám hàng đầu toàn cầu, Harvard chắc chắn sẽ là cái tên hiện lên đầu tiên trong suy nghĩ nhiều người. Đại học Harvard lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4 trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2025 theo THE và QS.
Từ lâu, ngôi trường này đã trở thành “thánh đường tri thức” mà rất nhiều người trẻ hướng tới, và các bạn trẻ Việt Nam không phải ngoại lệ. Chất lượng đào tạo đỉnh cấp, số hồ sơ nộp vào cao ngất ngưởng, tỷ lệ tuyển sinh thấp…, tất cả những yếu tố này biến “giấc mơ Harvard” trở nên xa xôi. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có không ít học sinh Việt thành công chinh phục giấc mơ này. Gương mặt mới nhất vừa khiến cả cõi mạng xôn xao khi trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard là một n.ữ sin.h 17 tuổ.i đến từ Hà Nội. N.ữ sin.h ấy chính là Phan Linh Lan, học sinh lớp 12 trường Quốc tế Concordia (Hà Nội).
Chuẩn bị cho kế hoạch du học từ cấp 2
17 tuổ.i trúng tuyển Harvard, đây là thành tích quá ấn tượng mà đến chính Linh Lan cũng phải tự nhận là “kết quả ngoài mong đợi”. Thế nhưng, nếu tìm hiểu thêm về quá trình chuẩn bị trước đó của n.ữ sin.h sở hữu ngoại hình vô cùng xinh xắn này, bạn sẽ nhận ra chẳng có gì là may mắn hay bất ngờ ở đây cả.
Linh Lan theo học trường quốc tế từ nhỏ. Đến năm lớp 6, n.ữ sin.h xác định mục tiêu du học Mỹ. Kể từ đây, cô bạn bắt đầu từng bước lên kế hoạch hoàn thành nguyện vọng của mình.
Đầu tiên phải kể đến việc Linh Lan đã chuyển từ một trường quốc tế khác về Concordia để có thể tiếp cận tốt nhất các tài nguyên phù hợp với định hướng của mình. Tiếp đó, Linh Lan tập trung xây dựng hồ sơ du học, ôn thi ACT (viết tắt của American College Testing) – bài thi chuẩn hóa dành cho các học sinh trung học muốn nộp đơn vào các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ và đã thành công chinh phục số điểm 35/36 cách đây không lâu.
Ở một diễn biến khác, cô bạn 17 tuổ.i cũng hoàn thành tốt chương trình dự bị đại học ở trường, duy trì mức điểm ở mức gần tuyệt đối, không quên dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi sáng tạo cùng những chương trình vì cộng đồng… Bật mí một chút, Linh Lan hiện còn đang là Chủ tịch khối Trung học của DECA Việt Nam, thành viên của DECA quốc tế – một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế dành cho học sinh và sinh viên, tập trung phát triển kỹ năng lãnh đạo, kinh doanh và quản lý, đó!
Linh Lan đã xác định mục tiêu đi du học từ rất sớm
Trong đợt tuyển sinh sớm năm nay, Linh Lan chỉ nộp hồ sơ vào duy nhất Harvard và n.ữ sin.h đã trúng tuyển.
“Harvard luôn là nơi mình ngưỡng mộ vì sự đa dạng văn hóa, chất lượng giáo dục xuất sắc và môi trường khuyến khích sáng tạo. Đặc biệt, mình rất ấn tượng với các chương trình khảo sát lịch sử và chính phủ của trường, điều này hoàn toàn phù hợp với đam mê của mình”, cô bạn giải thích về lý do chọn Harvard là nơi dừng chân cho hành trình du học Mỹ của mình.
Khoảnh khắc khi vừa biết tin mình trúng tuyển, Linh Lan gần như vỡ òa trong hành phúc và lập tức chia sẻ với bố mẹ. Linh Lan vừa phấn khích lại vừa nhẹ nhõm vì mọi nỗ lực đã được đáp.
Linh Lan cho rằng lý do lớn nhất giúp cô bạn “lọt vào mắt xanh” của ban tuyển sinh Harvard chính là vì những câu chuyện cá nhân, những trải nghiệm về văn hóa, lịch sử cũng như đóng góp cho cộng đồng mà Linh Lan mang đến thông qua hồ sơ cùng loạt bài luận của mình. Được biết, phần viết bài luận cá nhân cũng là thử thách lớn nhất đối với Linh Lan trong cả chặng hành trình này.
N.ữ sin.h chia sẻ: “Mình muốn bài viết không chỉ phản ánh thành tích mà còn thể hiện được con người thật, những giá trị mình trân trọng. Mình đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa, xin ý kiến và lắng nghe phản hồi để đảm bảo bài chân thực và truyền cảm hứng nhất”.
Đúng với tinh thần này, trong bài luận chính, Linh Lan đã nhắc đến đam mê văn hóa, nghệ thuật dân tộc của mình cùng mong muốn kế thừa, phát huy chúng. Trong khi đó, ở bài luận phụ, Linh Lan lại kể về công việc kinh doanh ẩm thực của gia đình. Không dừng lại ở bối cảnh, bài luận đi sâu vào cách Linh Lan tự mình “dấn thân” – trở thành “phiên dịch viên” khi đi gặp đối tác nước ngoài cùng bố mẹ, từ đó thấu hiểu hơn về bố mẹ, về công việc họ đang làm, đi xa hơn là tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ cũng như kết nối quốc tế.
Biết đến 4 ngoại ngữ
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, Linh Lan dần biến nó thành đam mê lớn của mình. Cô bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo từ nhỏ do luôn học trong môi trường quốc tế, tiếp đó là tiếng Tây Ban Nha vì ngôn ngữ này cũng được dạy chính thức tại trường. Bên cạnh đó, Linh Lan cũng tự học tiếng Pháp và tiếng Trung. Tất cả 3 ngoại ngữ, n.ữ sin.h đều có thể dùng để giao tiếp thuần thục.
Người bình thường học 1 ngoại ngữ đã thấy khó, Linh Lan còn học đến 4. Tuy nhiên, các bí quyết của n.ữ sin.h đều khá đơn giản.
Video đang HOT
Linh Lan thích học ngoại ngữ vì theo cô bạn, mỗi ngôn ngữ là một cách nhìn thế giới
Đầu tiên, Linh Lan cho rằng mỗi ngôn ngữ đều có cách diễn đạt riêng, nên người học phải học cách thay đổi tư duy khi sử dụng chúng. Có như vậy thì mới không xảy ra tình trạng “loạn ngôn”.
Tiếp đó, do các ngôn ngữ có phong cách rất khác nhau, trong quá trình học, người học có thể tìm ra một phương pháp chung để nhanh chóng nắm bắt được những điểm quan trọng của mỗi ngôn ngữ không. Chẳng hạn như với bản thân Linh Lân, n.ữ sin.h nhận ra việc tập trung vào giao tiếp thực tế và thực hành hằng ngày là hiệu quả nhất. Do vậy, cô bạn thường xem phim, nghe nhạc và đọc sách bằng ngôn ngữ đó để ghi nhớ tự nhiên thay vì chỉ học qua sách vở.
“Học nhiều ngôn ngữ giúp mình hiểu sâu sắc hơn về sự đa dạng văn hóa và nhận ra rằng mỗi ngôn ngữ là một cách nhìn thế giới. Mình tin rằng học ngôn ngữ không chỉ là một kỹ năng thêm vào mà còn là cánh cửa dẫn đến tư duy đa chiều”, Linh Lan nói.
Cũng theo Linh Lan, việc biết nhiều thứ tiếng đã góp phần không nhỏ giúp cô bạn thành công trúng tuyển Harvard. Khả năng ngôn ngữ giúp Linh Lan viết luận tốt hơn, đặc biệt là trong việc thể hiện những khía cạnh cá nhân và kể những câu chuyện đa văn hóa của mình một cách chân thực và ấn tượng.
Hãy giữ đam mê và tận hưởng hành trình học hỏi, dù là ở đâu
Sau tất cả, dù là chuyện du học hay chuyện học ngoại ngữ, người có ảnh hưởng lớn nhất đến Linh Lan vẫn không phải ai khác mà chính là bố mẹ. Bố mẹ luôn dạy Linh Lan cách nhìn sâu vào bản chất của sự việc và khuyến khích mình không ngừng học hỏi, khám phá thế giới. Những lời ấy được Linh Lan áp dụng vào mọi thứ mình làm, từ học tập đến theo đuổi sở thích hay xa hơn là thực hiện ước mơ.
Khi hay tin về thành tích trúng tuyển Harvard ở tuổ.i 17 của Linh Lan, có không ít bình luận bày tỏ sự lo lắng rằng để đạt được thành tích ấn tượng ấy, hẳn n.ữ sin.h đã phải “hy sinh” rất nhiều thứ, chắc cả ngày chỉ cắm mặt vào học mà không biết chơi, không có sở thích ngoài lề nào. Trên thực tế, Linh Lan chưa bao giờ từ bỏ hoàn toàn những sở thích của mình.
“Mình học cách sắp xếp thời gian hợp lý để vừa học tốt vừa phát triển các kỹ năng khác. Chơi đàn đàn tranh hay tham gia hoạt động tình nguyện giúp mình giải tỏa căng thẳng và giữ năng lượng tích cực”, n.ữ sin.h tâm sự.
N.ữ sin.h 17 tuổ.i luôn cố gắng cân bằng giữa học tập, sở thích cũng như các hoạt động ngoại khóa
Không chỉ biết 4 ngoại ngữ, Linh Lan còn giỏi đàn tranh, piano, violin…
Linh Lan đã học đàn tranh rất nhiều năm. Cô bạn thường chơi đàn tranh tại Văn Miếu Quốc tử giám. Linh Lan cũng biết chơi piano và violin. Ngoài sở thích âm nhạc, Linh Lan còn đam mê thể thao, cô bạn có thể chơi tốt rất nhiều môn như bơi lội, bóng đá, tennis, golf…
Thanh năng lượng ở Linh Lan dường như lúc nào cũng ở vạch “full”. Cô bạn thích thú với mọi thử thách mới. Và đó là lý do mà Linh Lan không hề cảm thấy bối rối khi chuẩn bị cất cánh tới Harvard, thay vào đó, n.ữ sin.h cực kỳ hào hứng: “Mình mong muốn được học hỏi từ những giáo sư hàng đầu, kết nối với các bạn sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, và tham gia các chương trình về luật”.
Sau cùng, Linh Lan cũng muốn nhắn nhủ đến những bạn trẻ vẫn đang trong quá trình theo đuổi ước mơ như mình rằng hãy luôn trung thực và kiên trì. Quan trọng nhất, hãy giữ đam mê và tận hưởng hành trình học hỏi, dù bạn ở bất kì nơi đâu.
Đằng sau vẻ ngoài mong manh nhẹ nhàng này của Linh Lan chính là nguồn năng lượng cực dồi dào cùng sự tự tin, không ngại thử thách
N.ữ sin.h đỗ Thạc sĩ của Thanh Hoa từ khi còn chưa tốt nghiệp ĐH: "Học bá bản địa cố 1, mình sẽ phải cố 10"
Dù chưa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, Thu Trang nhận tin mình đỗ bậc Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) - ngôi trường được mệnh danh là "Harvard Châu Á" là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Để vào được đây không phải là điều đơn giản, đối với các sinh viên Trung Quốc thì bạn phải là "học bá" của các "học bá", đồng thời cũng phải đạt điểm cao thật cao trong kỳ thi đại học của đất nước tỷ dân - Gaokao. Còn đối với những du học sinh, bạn phải vượt qua vô vàn các vòng tuyển chọn gắt gao, vượt qua rất nhiều "đối thủ" từ các quốc gia khác mới có cơ hội trúng tuyển.
Khốc liệt là vậy nhưng du học sinh Việt Nam cũng không ít người đỗ vào ngôi trường nằm trong top 20 thế giới, theo bảng xếp hạng đại học QS 2025 này. Một trong số đó phải kể đến n.ữ sin.h Bùi Thu Trang - người vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương chuyên ngành Quản trị kinh doanh với GPA 3.83/4.0. Đáng nói trước đó, dù chưa tốt nghiệp tại "Harvard Việt Nam", Thu Trang đã biết tin mình đỗ bậc Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Khoảnh khắc tốt nghiệp tại FTU của Thu Trang
Một số thành tích mà Thu Trang đạt được trong quá trình học tập tại Đại học Ngoại thương:
- GPA tích lũy hệ 4 toàn khoá: 3.83/4.0
- GPA tích luỹ hệ 10 toàn khoá: 8.93/10
- Điểm đán.h giá kết quả rèn luyện toàn khoá tại FTU: 93/100
- Học bổng KKHT dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt, xuất sắc 5 kỳ liên tiếp: HK2 20-21, HK1 21-22, HK2 21-22, HK1 22-23, HK2 22-23
- Học bổng Khổng tử CIS 1 kỳ tiếng Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc
- Trưởng nhóm đề tài nghiên cứu đạt Giải Ba cuộc thi "Sinh viên Nghiên cứu khoa học" cấp trường năm 2023
- Giải Nhất Cuộc thi Diễn thuyết tiếng Trung 2020, Trung tâm tiếng Trung Thanhmaihsk tổ chức
- Giải Nhì "The Third Stories of China Retold in English", Đài Truyền hình Giáo dục Trung Quốc và New Channel tổ chức
"Hành trình vạn dặm đều bắt đầu từ những bước chân nhỏ bé"
Thu Trang có dự định học Thạc sĩ từ những năm đầu học tập tại Đại học Ngoại Thương. Và n.ữ sin.h này cũng xác định ngay từ đâu là đi du học Trung Quốc với lý do rất đơn giản là yêu thích ngôn ngữ, văn hóa và con người của "đất nước tỷ dân".
"Mình chọn Trung Quốc vì trước hết là mình yêu thích tiếng Trung, Trung Quốc là nơi mình có thể vận dụng và trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình. Ngoại ngữ mở ra rất nhiều cơ hội như cơ hội học tập, cơ hội việc làm và cơ hội khám phá những vùng đất mới với nhiều nền văn hoá khác nhau" , Thu Trang nói.
Tuy nhiên đó không phải là tất cả, mà còn nhiều lý do khác nữa đằng sau quyết định này của Thu Trang. Theo đó, Trung Quốc là đất nước có nền kinh tế phát triển và khoa học công nghệ tiến bộ, n.ữ sin.h mong muốn có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn tại đây. Ngoài ra, Trung Quốc có chất lượng giáo dục hàng đầu, nhiều ngôi trường lọt top thế giới và nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn theo học. Do đó, Gen Z mong được học tập trong môi trường đa văn hoá, được thảo luận và học tập cùng bạn bè đến từ khắp nơi trên thế giới.
Gộp chung lại tất cả các lý do đã khiến cho Thu Trang càng ngày càng kiên định hơn vào quyết định du học tại "đất nước tỷ dân" của mình.
Thu Trang có dự định học Thạc sĩ tại Trung Quốc từ những năm đầu học tập tại Đại học Ngoại thương
Tuy nhiên lúc đó, Thu Trang chỉ tập trung vào học tốt tiếng Trung và nghĩ sẽ apply các trường trong khối 985 (top 20 đại học tốt nhất Trung Quốc) chứ cũng chưa xác định sẽ ứng tuyển trường nào. Chỉ khi đến năm 2 khi đạt được HSK5 và có một số giải liên quan đến tiếng Trung, n.ữ sin.h đã đặt mục tiêu ứng tuyển vào những trường ở top cao hơn, đó chính là bậc Thạc sĩ của Đại học Thanh Hoa.
Không lâu sau đó, Thu Trang cũng thành công chinh phục HSK6. Được biết, bí quyết đạt HSK cực "khủng" của n.ữ sin.h là luyện đề. Với quan điểm "chất lượng hơn số lượng", mỗi đề sau khi đối chiếu đáp án xong, n.ữ sin.h đều chữa lại tỉ mỉ, xem lại các câu sai và cả các câu đúng. Gặp từ mới Trang sẽ sẽ viết lại, đặc biệt viết lại các câu thành ngữ, tục ngữ, các câu nói hay để vận dụng vào bài viết và bài nói. Ngoài ra, n.ữ sin.h thì cũng tạo môi trường cho mình như: xem phim Trung, nghe nhạc Trung, đọc sách Trung, xem các chương trình giải trí Trung và thậm chí là "nhại" theo nhân vật cũng.
"Trong tiếng Trung có câu thành ngữ 熟能生巧 mình nghĩ các bạn học tiếng Trung ai cũng biết, dịch ra là 'quen tay hay việc', không kể làm việc gì chỉ cần chăm chỉ luyện tập rồi mình sẽ thành thạo kĩ năng đó. Như việc khó nhớ mặt chữ Hán thì chỉ cần viết nhiều, xem nhiều, đọc nhiều rồi mình có thể thành thạo và nhớ mặt chữ Hán" , n.ữ sin.h chia sẻ thêm.
Bên cạnh cố gắng chinh phục HSK 6, cô nàng cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá mang tính học thuật khác để làm mạnh hồ sơ của mình. Chuẩn bị kỹ càng từ những bước nhỏ nhất, chờ đến thời điểm thích hợp, Thu Trang vận dụng tất cả những gì đã tích lũy được để "all in" cho mục tiêu của mình: Du học hệ Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa.
2 vòng thi, 1 tháng chiến đấu hết mình cho mục tiêu Thanh Hoa và 1001 niềm vui không thể diễn tả bằng lời
Để bước chân vào Thanh Hoa, Thu Trang đã phải trải qua 2 vòng: Vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn. Vòng hồ sơ ngoài nộp giấy tờ cá nhân như hộ chiếu, bảng điểm, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ thì cần nộp một số giấy tờ "phức tạp" hơn và cần nhiều thời gian chuẩn bị hơn đó là thư giới thiệu, bài luận và CV. Ngoài ra, n.ữ sin.h cũng nộp thêm các chứng chỉ ngoại khoá, giải , nghiên cứu khoa học khác để làm đẹp hồ sơ.
Chia sẻ kỹ hơn về bài luận của bản thân, Thu Trang tâm sự, vì Thanh Hoa yêu cầu nộp Bài luận cá nhân (Personal statement), nên cô nàng đã giới thiệu bản thân, trình bày thành tích học tập, hoạt động ngoại khoá, lí do chọn trường, lí do chọn ngành, kế hoạch cho từng năm học thạc sĩ và kế hoạch sau tốt nghiệp. Trong đó, Trang nhắc đến các dự án đã làm, về quyết tâm muốn thực hiện một dự án giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội.
Ngoài ra, bài luận Thu Trang viết theo hướng tại sao mình phù hợp với trường, phù hợp với giá trị mà trường đang hướng đến. Bài luận ban đầu của n.ữ sin.h khoảng 5000 chữ, sau nhiều lần thu gọn, chắt lọc thì còn khoảng 1200 chữ.
Bước đến vòng phỏng vấn, Thu Trang quan niệm "chuẩn bị càng kỹ càng thì cơ hội trúng tuyển càng cao". Vậy nên, trước khi phỏng vấn, cô nàng cũng chuẩn bị một list câu hỏi thường gặp về bản thân và chuyên ngành. Tuy nhiên vào hôm phỏng vấn, ban tuyển sinh đặt ra rất nhiều câu hỏi "lạ", may mắn là Thu Trang cũng lường trước được nên có thể trả lời bình tĩnh và trôi chảy được.
Với màn thể hiện xuất sắc, Thu Trang vượt qua được vòng phỏng vấn và nhận được Giấy báo trúng tuyển tạm thời vào ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Master in Management (Thạc sĩ Quản lý). Là "tạm thời" vì tại thời điểm đó, Thu Trang vẫn chưa có bằng đại học.
Thu Trang biết tin đỗ vào hệ Thạc sĩ của Thanh Hoa khá sớm, tầm cuối tháng 1. Thời gian từ lúc thi vòng đầu tiên, đến lúc biết mình đỗ chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng: Đầu tháng 1 nhận kết quả qua vòng hồ sơ, giữa tháng 1 phỏng vấn và cuối tháng 1 nhận kết quả vượt qua vòng phỏng vấn và nhận giấy trúng tuyển tạm thời.
"Lúc đó mình khá bất ngờ vì không ngờ kết quả lại ra nhanh như vậy vì trước mình hỏi các anh chị khoá trước phải tầm tháng 4 mới có kết quả. Mình nhớ lúc nhận mail báo kết quả là buổi trưa mình đang xem chương trình The Brain (最ó78;大脑) thì nhận được mail hãy đăng nhập hệ thống và tra cứu kết quả apply. Vừa đăng nhập vào hệ thống mình đã thấy dòng chữ 'Admitted' mình đã rất bất ngờ và sau đó đã thông báo cho bố mẹ, bạn bè để cùng chung vui.
Mình cũng rất hạnh phúc vì đã trúng tuyển ngôi trường mình mơ ước, cảm thấy mọi nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng và bản thân cũng có chút may mắn nữa" , Thu Trang nhớ lại.
Coi việc "đụng độ" với những "học bá" Thanh Hoa là cơ hội phát triển bản thân
Hiện tại, Thu Trang đã bắt đầu hành trình du học Trung Quốc của mình. Bên cạnh tâm trạng háo hức thì n.ữ sin.h cũng khá lo sợ khi phải "đụng độ" với những bạn học sinh Trung Quốc đỗ vào Thanh Hoa. Bởi suy cho cùng, Thanh Hoa là một ngôi trường hội tụ những học sinh tinh hoa, xuất chúng của "đất nước tỷ dân". Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực, Thu Trang cho rằng đây là cơ hội hơn là thách thức:
"Được học tập chung với các 'học bá' là một cơ hội rất lớn để mình có thể học hỏi và phát triển bản thân. Mình biết các bạn sinh viên bản địa rất giỏi, thậm chí đạt rất nhiều giải quốc gia và quốc tế, điểm thi đại học có thể đứng đầu của tỉnh, của thành phố, là 'tinh hoa' của đất nước Trung Quốc nhưng thay vì sợ và cảm thấy áp lực thì mình coi đó là động lực để phấn đấu, cố gắng nhiều hơn để không thụt lùi so với các bạn.
Chương trình của mình là học với cả sinh viên Trung Quốc bằng tiếng Trung và tiếng Anh nên sinh viên bản địa cố 1 thì sinh viên quốc tế như mình phải cố 10, mình đã sẵn sàng và sẽ có một kế hoạch học tập cụ thể".
Thu Trang sẽ lên một kế hoạch học tập cụ thể khi học tập tại Thanh Hoa
Chia sẻ về dự định trong tương lai, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa, Thu Trang lên kế hoạch đi làm 1-2 năm để tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời có hướng nghiên cứu cho luận văn Tiến sĩ và tiếp tục theo đuổi con đường học thuật nghiên cứu lên Tiến sĩ.
Đó là dự định của tương lai, còn hiện tại Thu Trang muốn khuyên các trẻ hãy dám thử thật nhiều điều mới để biết bản thân thích gì và muốn gì, không sợ khó không sợ sai, xác định được mục tiêu thì cố gắng kiên trì và tin tưởng vào bản thân để hoàn thành được mục tiêu đó.
Bức ảnh chụp trong KTX na.m sin.h khiến dân tình giật mình, phải chăng đây là phía sau một "bậc thầy"? Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn thấy bức ảnh này. Ký túc xá là nơi mà chỉ cần nhắc đến, sinh viên nào cũng có thể kể hàng tá câu chuyện cười ra nước mắt. Ký túc xá không chỉ là nơi ở, mà còn là một trường đời thu nhỏ, nơi tất cả mọi người đều trở thành diễn...