Gặp nông dân xây đền thờ Bác Hồ tại nhà
Gia đình không khá giả nhưng nông dân Nguyễn Văn Bạch (SN 1969, ngụ ấp Phước Trung, Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) đã dành dụm số tiền tích góp xây dựng đền thờ Bác Hồ ngay tại nhà để tỏ lòng tôn kính vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bạch đang lúc ông cùng mấy nhân công hì hục với xi măng, nước sơn xây dựng công trình đền thờ Bác Hồ phía trước nhà. Hỏi về ý tưởng xây dựng đền thờ Bác, ông Bạch cười xòa: “Có gì đâu, tôi nghĩ mình sống trong hòa bình, độc lập tự do nên nhớ đến công ơn của Bác Hồ mới có ý tưởng xây dựng đền thờ này để ngày ngày hương khói. Trước đây cha tôi từng được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có công trong kháng chiến chống Mỹ; gia đình tôi cũng có chú ruột, cậu ruột là liệt sỹ nên rất hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do. Là thế hệ đi sau hưởng hòa bình nên tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó để tưởng nhớ đến công ơn của Bác Hồ”.
Cổng vào đền thờ Bác Hồ
Từ ý nghĩ đó, năm 2009 ông Bạch tự mình thiết kế để xây dựng và hoàn thành đền thờ Bác Hồ ngay trong năm với khu thờ Bác, phía trước là hồ sen có búp măng non… Đến năm 2012 thấy đền thờ Bác Hồ hơi thấp nên ông Bạch tiến hành cải tạo, xây dựng mới cho hoàn chỉnh. Hiện tại đền thờ Bác Hồ đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đến dịp 19/5/2015 sẽ khánh thành.
Toàn bộ công trình đều do ông Bạch tự tay thiết kế, xây dựng
Điều đáng quý là kinh tế gia đình ông Bạch không thuộc diện giàu có ở địa phương nhưng ông đã tích góp từng đồng từ những lứa heo, huê lợi từ vườn cây để xây dựng đền thờ Bác Hồ. Ông Bạch cho biết: “Gia đình tôi có tới 9 anh, chị em nên tôi được cha mẹ cho chỉ mấy công đất để trồng dừa và các cây tạp. Sau đó tôi nuôi heo để có thêm thu nhập, tích góp từ từ kinh tế mới đỡ hơn”. Hiện tại ông Bạch nuôi 10 con heo nái cho đẻ con sau đó nuôi heo thịt để bán ra thị trường. Sau mỗi lứa heo xuất chuồng ông lại dành dụm một số tiền để mua vật tư để hoàn thành từng công đoạn công trình đền thờ Bác Hồ.
Ông Bạch bên đền thờ Bác Hồ
Hiện tại công trình đền thờ Bác của ông Bạch chưa hoàn thành nhưng có nhiều đoàn học sinh, đoàn viên, cán bộ đến tham quan, viếng Bác trong những dịp lễ. Trong khuôn viên rộng khoảng 500 m2 được ông Bạch thiết kế vườn hoa, hồ sen, búp măng non ở phía trước để tạo cảnh quan đẹp. Riêng khu vực thờ Bác Hồ ở trêu lầu được thiết kế với bức tượng Bác bằng thạch cao đặt trang trong trong tủ kính ở chính giữa bàn thờ, cờ tổ quốc phía trên, 2 bên là di chúc của Bác và tủ trưng bày ảnh các vị anh hùng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế giới… Phía dưới tầng trệt là tủ sách viết về cuộc đời, sự nghiệp bác hồ, các tác phẩm thơ, văn của bác; bộ bàn ghế bằng đá để khách đến tham quan, nghỉ ngơi…
Video đang HOT
Tủ sách trong đền thờ
Công trình xây dựng trong nhiều năm chủ yếu là tiền tích góp nên ông Bạch chưa tính chính xác số tiền bỏ ra nhưng theo ông để hoàn thành kinh phí phải hơn 1 tỷ đồng. Điều ông Bạch mừng nhất là lâu lâu có đoàn cán bộ cấp xã, huyện đến thăm, động viên việc làm ý nghĩa của mình. Gia đình, vợ con ông đều hết lòng ủng hộ nên tiếp sức cho ông Bạch tiếp tục xây dựng khu đền thờ Bác trong suốt mấy năm liền.
Khuôn viên phía trước đền thờ Bác Hồ
Hằng ngày ông Bạch đều thắp nhang, đọc những cuốn sách viết về Bác. Tới những ngày lễ lớn gia đình đều nấu mâm cơm cúng Bác bằng tất cả tấm lòng thành của mình với vị lãnh tụ của dân tộc. Ông Bạch tâm sự: “Đọc những cuốn sách viết về Bác mới thấy hết những công lao to lớn của bác với dân tộc, càng đọc mình càng muốn làm điều gì đó có ý nghĩa để sống thật có ích cho xã hội”. Ở địa phương ông Bạch là người tích cực đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn, giúp nguồn heo giống để những hộ dân khó khăn trong xóm chăm nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Mỗi ngày ông Bạch đều thắp hương cho Bác
Ông Phạm Văn Bé, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Phước Mỹ Trung cho biết: “Việc làm của ông Bạch hết sức có ý nghĩa thể hiện tấm lòng của người dân đối với Bác Hồ được chính quyền địa phương rất ủng hộ, khuyến khích. Dù chưa hoàn thành nhưng tôi đã dẫn nhiều đoàn từ các địa phương khác đến đây tham quan, viếng Bác. Sắp tới nơi đây sẽ là điểm sinh hoạt của đội thiếu niên, đoàn viên nhằm góp phần cho việc giáo dục, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Với những đóng góp ý nghĩa, ông Bạch được vinh dự ra Hà Nội báo cáo thành tích “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều giấy khen, bằng khen ở cấp xã, huyện, tỉnh…
Những bằng khen, giấy khen của ông Bạch
Hiện tại gia đình ông Bạch tích cực chăn nuôi, trồng trọt để tích lũy nguồn vốn mua vật tư xây dựng, hoàn thiện công trình đền thờ Bác Hồ. Nguyện vọng lớn nhất của ông Bạch là đến 19/5/2015 công trình hoàn thành để mời bà con láng giềng, chính quyền địa phương đến làm lễ sinh nhật Bác cũng là dịp mừng khánh thành đền thờ Bác Hồ.
Minh Giang
Theo Dantri
Hàng trăm người cứu rừng giữa nắng nóng 40 độ C
Sáng nay 4/6, hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trên dãy núi Đại Huệ, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Hàng trăm người dân và chiến sĩ bộ đội đã vất vả cứu rừng trong cái nắng như đổ lửa.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy rừng lúc 11h trưa 4/6,PV Dân trí chứng kiến cảnh hàng trăm người dân, cán bộ chiến sĩ bộ đội đang hối hả mang theo dao phát, cuốc, xẻng vượt dốc lên đỉnh núi để chữa cháy.
Trước đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, một đám cháy rừng bất ngờ bùng phát tại khu vực rừng thông xóm 12, xã Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn). Sau gần 1 tiếng đồng hồ chiến đấu với "giặc lửa", đám cháy cơ bản được khống chế thì một đám cháy khác lại xảy ra tại khu vực rừng thông xóm 10.
Vụ cháy rừng thứ hai cách khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan khoảng hơn 1km
Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy đông lực lượng dân quân, thanh niên, người dân trên địa bàn xã để dập tắt đám cháy. UBND huyện Nam Đàn đã huy động thêm các lực lượng quân đội, công an đến đểchữa cháy.
Do đám cháy từ xã Nam Lĩnh chỉ cách khu di tích lăng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - khoảng hơn 1km nên chính quyền xã Nam Giang đã phải huy động lực lượng làm đường băng cản lửa, đảm bảo an toàn cho khu di tích.
Trao đổi với PV Dân trí, thượng tá Nguyễn Công Thiên - Chỉ huy trưởng, ban chỉ huy quân sự huyện Nam Đàn cho biết: "Do gió phơn Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao và lượng thực bì dày khiến việc dập lửa gặp nhiều khó khăn. Từ điểm chân núi lên tới vị trí xảy ra cháy cũng hơn 1km, đường núi dốc nên việc đưa nước lên dập lửa là không thể và chủ yếu dập lửa bằng cành cây, làm đường băng cản lửa".
Đến khoảng 13h30 phút, đám cháy mới cơ bản được khống chế. Hiện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại từ vụ cháy.
Trước đó, khoảng 10h ngày 3/6, một đám cháy từ phía Hương Sơn (Hà Tĩnh) bùng phát, cháy lan sang vùng khe Sâu, xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) cũng làm thiêu rụi hơn 10ha rừng thông, keo.
Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc trung Bộ và Sở NN&PTNT Nghệ An, từ đầu năm đến nay tình hình thời tiết tại Nghệ An rất khắc nghiệt, lượng mưa chỉ đạt 114,3mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm là 164,9mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 42,8mm. Mức nước các hồ đập giảm mạnh, nhiều nơi đã cạn nước.
Nắng nóng kéo dài khiến 7.000ha cây trồng vụ Xuân bị hạn, chủ yếu diện tích trồng cây màu. Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh này đã xảy ra 14 vụ cháy, rừng diện tích thiệt hại ước tính trên hơn 100ha rừng các loại.
Hình ảnh hiện trường vụ cháy rừng trưa 4/6 do PV Dân trí ghi lại:
Hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong buổi sáng 4/6 tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội được huy động đến hiện trường vụ cháy
Lượng thực bì dày, trời nắng nóng khiến việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Doãn Hòa - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động của các nhà khoa học ở ta hiện nay, bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học... Tháp ngà xưa... Xin được giải thích ngay, tháp ngà ở đây là cách nói ẩn dụ, ngầm chỉ các...