“Gặp nhau cuối tuần” gây tranh cãi: Chương trình đang gánh áp lực quá lớn?
Qua 3 tập phát sóng, “ Gặp nhau cuối tuần” phiên bản mới vẫn chưa thực sự lấy lại được phong độ như kỳ vọng của nhiều khán giả.
Những tình huống gây tranh cãi ở “Gặp nhau cuối tuần” phiên bản 2025
Gặp nhau cuối tuần là chương trình hài kịch được phát sóng lần đầu vào sáng thứ 7, ngày 1/4/2000. Ý tưởng chương trình do đạo diễn, NSND Khải Hưng khởi xướng.
Chương trình với thời lượng khoảng 40 phút đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả và trở thành một trong những chương trình hài kịch được yêu thích nhất.
Từ đầu tháng 3, Gặp nhau cuối tuần trở lại sau gần 20 năm vắng bóng với một phiên bản hoàn toàn mới. Song, chương trình vẫn chưa thực sự tạo được sức hút riêng và khiến người xem mặn mà.
Một cảnh trong tập 1 chương trình “Gặp nhau cuối tuần” lên sóng 1/3 (Ảnh: VTV).
Ở số đầu tiên, chương trình Gặp nhau cuối tuần có chủ đề về lễ hội, mê tín dị đoan, đề cập đến các vấn đề nóng như giá vàng, văn hóa…
Tuy nhiên, kịch bản bị dàn trải thành nhiều phân đoạn nhỏ, thiếu sự kết nối mạch lạc. Hơn nữa, thay vì những mảng miếng hài sắc bén, chương trình lại sa vào những đoạn hội thoại lê thê, khiến sự hài hước bị loãng.
Sau khi tập 1 phát sóng, nhiều khán giả nhận xét chương trình “không khác gì điểm tin cuối tuần”. Người xem để lại những bình luận bày tỏ sự thất vọng: “Nhạt, hí hửng xem nhưng tụt cả hứng. Nghĩ sẽ được cười sảng khoái nhưng lại thất vọng”; “Cứ tưởng tìm lại được tuổi thơ, nhưng mở ra 5 phút rồi tắt, liên tục là tiếng chửi bậy được méo âm thanh bằng tiếng “beep” như mấy video hài nhảm”.
Sang đến tập thứ 2, phát sóng ngày 8/3, với mục đích tôn vinh phụ nữ thì Gặp nhau cuối tuần lại khiến “một nửa thế giới” cảm thấy bị hạ thấp giá trị – qua một tình huống giả định hài hước nhưng gây nhiều tranh cãi – “Điều gì sẽ xảy ra nếu phụ nữ đột ngột biến mất khỏi thế giới”?
Trên Threads, một tài khoản bình luận: “Theo tư duy của những người làm chương trình Gặp nhau cuối tuần, giá trị của phụ nữ gồm có: Làm mẹ, thực hiện thiên chức duy trì nòi giống, làm “đào”?”.
Ở tập 2, “Gặp nhau cuối tuần” xây dựng tình huống mâu thuẫn, gây tranh cãi (Ảnh: Chụp màn hình).
Lên sóng cuối tuần qua, tập mới nhất của Gặp nhau cuối tuần tiếp tục khai thác các vấn đề xã hội nóng bỏng, thời sự, thông qua hình thức bản tin truyền hình kết hợp tiểu phẩm hài, với sự dẫn dắt của các BTV quen thuộc như Sơn Lâm, Việt Hoàng và Quốc Khánh.
Trong tập này, chương trình đề cập đến nghị định mới về việc dạy thêm, học thêm. Thông qua lăng kính hài hước, chương trình tái hiện những tình huống oái oăm mà phụ huynh phải đối mặt khi con cái không còn được tham gia các lớp học ngoài giờ.
Tâm điểm của chương trình là tiểu phẩm xoay quanh gia đình anh Nam (Đỗ Duy Nam) và chị Trang ( Lưu Huyền Trang đóng).
Video đang HOT
Theo đó, trong hành trình tìm cách cải thiện kết quả học tập cho con trai, anh Nam đã quyết tâm tìm lớp học thêm cho con dù quy định cấm dạy thêm đang được siết chặt.
Song, trớ trêu thay, anh lại chỉ nhận được gợi ý những địa điểm học thêm “bất đắc dĩ” như quán karaoke, nhà nghỉ. Kết quả, sau một thời gian theo học tại đây, con trai anh Nam giải toán bằng cách… hát khiến khán giả ngỡ ngàng.
Tập 3 sau khi lên sóng tiếp tục nhận về ý kiến tranh cãi, nhiều khán giả phản ứng mạnh trước việc chương trình xây dựng tình huống học sinh phải đến những địa điểm nhạy cảm như quán karaoke, nhà nghỉ để học thêm. Bối cảnh như vậy bị đánh giá là thiếu thận trọng và không phù hợp.
Không ít người còn cho rằng, chương trình khiến cho họ cảm thấy nghề giáo bị thiếu tôn trọng, đưa ra giễu cợt, thậm chí là xúc phạm.
Bên cạnh đó, một số tình tiết khác trong tiểu phẩm cũng gây ra những phản ứng tiêu cực như: Cảnh quay một bà đồng quen biết gia đình xuất hiện để giải hộ bài tập bị cho là thiếu logic và làm giảm tính giáo dục.
Ngoài ra, chi tiết phụ huynh tán tỉnh giáo viên của con cũng bị nhiều người xem chỉ trích, cho rằng, đã biến một nghề cao quý thành trò cười.
Tập 3 của chương trình gây tranh cãi với chi tiết dạy “chui” ở quán karaoke (Ảnh: Chụp màn hình).
“Chương trình đang gánh trên vai áp lực quá lớn?”
Gặp nhau cuối tuần để lại dấu ấn sâu đậm với những tiểu phẩm hài châm biếm, những nhân vật “để đời” và phong cách dàn dựng sáng tạo.
Hơn 2 thập kỷ trôi qua, nhiều khán giả vẫn nhắc đến chương trình như một biểu tượng của tiếng cười trên sóng truyền hình.
Ở phiên bản mới, một trong những điểm khác biệt lớn của chương trình Gặp nhau cuối tuần là sự xuất hiện của nhiều gương mặt trẻ như: Trung Ruồi, Duy Nam, Dũng Hớn, Thái Sơn, Thái Dương…
Nhiều người nhận xét, dù đây là thế hệ diễn viên hài trẻ đầy tiềm năng, cách thể hiện của họ vẫn chưa đủ duyên dáng để thay thế hoặc tạo dấu ấn riêng so với các nghệ sĩ kỳ cựu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng, sự đổi mới là cần thiết nhưng phải đổi mới từ cái lõi bên trong thay vì chỉ đổi mới cái vỏ bên ngoài.
“Nếu việc thay dàn diễn viên mà họ diễn tốt, họ sẽ được đón nhận mạnh mẽ và vượt qua cái bóng của dàn Gặp nhau cuối tuần cũ. Ngược lại, chỉ là “bình mới rượu cũ”, thậm chí không bằng cũ, họ sẽ thất bại”.
Ông Long nhấn mạnh thêm, trong marketing và truyền thông, có khái niệm vòng đời sản phẩm. Đến ngưỡng nào đó, sản phẩm phải làm mới. Song cũng chỉ làm mới nhất định, cho đến khi cần thay mới toàn bộ.
Từ góc độ chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – chia sẻ rằng, Gặp nhau cuối tuần chưa chạm đến cảm xúc của khán giả như mong đợi, một phần quan trọng là bởi chương trình đang gánh trên vai áp lực quá lớn.
Theo ông Sơn, đó là cái bóng quá đồ sộ của phiên bản cũ – một chương trình từng là biểu tượng của hài kịch truyền hình Việt Nam những năm 2000.
Chuyên gia văn hóa cho rằng, ngày trước, Gặp nhau cuối tuần không chỉ là một chương trình giải trí đơn thuần mà còn là nơi phản ánh xã hội một cách sâu sắc, châm biếm nhẹ nhàng nhưng đầy thâm thúy.
Ngôn ngữ hài của thời điểm đó vừa mộc mạc, vừa gần gũi, lại có tính sáng tạo cao, đánh trúng tâm lý người xem. Những nghệ sĩ như: Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Vân Dung… đã làm nên thương hiệu bằng những tiểu phẩm có sức sống bền bỉ, khiến khán giả cười nhưng cũng ngẫm nghĩ về những vấn đề xã hội.
Chương trình “Gặp nhau cuối tuần” từng có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ như: Công Lý, Tự Long, Xuân Bắc, Vân Dung… (Ảnh: VTV).
“Thời gian trôi qua, bối cảnh giải trí đã thay đổi. Thị hiếu của khán giả không còn như trước, hài kịch truyền hình cũng không còn ở thời hoàng kim. Giữa một thị trường các nền tảng số, mạng xã hội đã thay đổi cách người ta tiếp cận nội dung, những chương trình hài cần sự đột phá mạnh mẽ mới có thể tạo dấu ấn.
Thế nhưng, phiên bản mới của Gặp nhau cuối tuần chưa có sự khác biệt rõ rệt, vẫn giữ cách làm quen thuộc, thiếu đi sự mới mẻ để thích nghi với khán giả ngày nay.
Điều này khiến chương trình rơi vào thế lửng lơ – vừa không đủ hoài niệm để làm sống lại cảm xúc cũ – vừa chưa đủ đổi mới để hấp dẫn thế hệ khán giả trẻ”, ông Sơn đánh giá.
Theo ông Sơn, nhiều người còn cảm thấy chương trình thiếu đi “chất” của bản gốc, mà thực chất chính là tinh thần hài kịch đậm dấu ấn cá nhân của các nghệ sĩ một thời.
Lớp diễn viên mới tham gia chưa thực sự tạo ra một cá tính riêng biệt để khẳng định bản thân. Điều này khiến chương trình mất đi phần nào cái “hồn” từng làm nên thương hiệu.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn phân tích: “Sự hài hước trong các tiểu phẩm ngày nay cần một cách thể hiện tinh tế hơn, sắc sảo hơn để không bị sáo mòn hay gượng gạo. Nhưng đáng tiếc, nhiều người cảm thấy những tiểu phẩm trong chương trình trở lại còn thiếu đi sự sâu sắc và sự gắn kết chặt chẽ với đời sống xã hội như trước.
Có lẽ, chính vì quá áp lực với việc làm sao để không thua kém phiên bản cũ, chương trình đã rơi vào tình trạng loay hoay, thiếu đi sự thoải mái và tự nhiên trong cách thể hiện”.
Để chương trình lấy lại được sức hút, ông Sơn cho rằng, điều cần làm là nắm bắt hơi thở của thời đại, chọn lọc những vấn đề thực sự có giá trị để phản ánh, nhưng không sa đà vào việc khai thác sự tiêu cực một cách hời hợt hay giật gân.
“Sự hài hước cũng cần tinh tế hơn, có chiều sâu hơn. Hài kịch ngày nay không thể chỉ đơn thuần dựa vào những màn tung hứng hay những câu thoại gây cười theo kiểu hình thể, khẩu ngữ.
Người xem cần những kịch bản thông minh, có tính châm biếm nhẹ nhàng nhưng sắc sảo, để họ cười nhưng cũng phải suy ngẫm. Thay vì chỉ trêu chọc những thói hư tật xấu một cách trực diện, chương trình có thể chọn cách thể hiện khéo léo hơn, sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, ẩn dụ, nói giảm, nói tránh hoặc những tình huống bất ngờ để gửi gắm thông điệp.
Sự châm biếm chỉ có giá trị khi nó được đặt đúng chỗ, đủ sâu sắc để khiến người ta phải nhìn lại mà không cảm thấy bị xúc phạm”, chuyên gia văn hóa này bày tỏ.
Ông Sơn cũng chia sẻ thêm rằng, hình thức thể hiện cũng rất quan trọng. Ngày nay, khán giả tiếp cận nội dung qua nhiều nền tảng khác nhau, không chỉ qua truyền hình mà còn qua mạng xã hội, các nền tảng trực tuyến.
Nếu chỉ làm chương trình theo kiểu truyền thống, có thể sẽ khó tiếp cận được thế hệ khán giả trẻ. Ê-kíp có thể linh hoạt hơn trong cách dàn dựng, có những tiểu phẩm mang hơi hướng hiện đại, thậm chí có thể thử nghiệm các hình thức hài mới như: Mockumentary (giả tài liệu), sitcom (hài kịch tình huống) ngắn gọn, hoặc những tiểu phẩm mang tính tương tác nhiều hơn.
“Quan trọng hơn hết, ê-kíp cần có một đường lối rõ ràng: Muốn chương trình đi theo hướng nào? Muốn khán giả nhớ đến nó vì điều gì? Nếu chỉ đơn thuần là một phiên bản lặp lại của quá khứ, nó sẽ sớm bị lãng quên.
Song, nếu có sự sáng tạo, có một tầm nhìn dài hạn, biết cách kết hợp giữa giá trị truyền thống và xu hướng hiện đại, Gặp nhau cuối tuần hoàn toàn có thể tìm lại vị thế của mình trong lòng khán giả”, ông Sơn nhấn mạnh.
Gặp nhau cuối tuần gây tranh cãi vì tình tiết học thêm ở quán karaoke, nhà nghỉ
Tập mới nhất của chương trình "Gặp nhau cuối tuần" bị cho là "xúc phạm nghề giáo" khi xây dựng tình huống học sinh đến quán karaoke và nhà nghỉ để học thêm.
Lên sóng tối 15/3, Gặp nhau cuối tuần 2025 tiếp tục khai thác các vấn đề xã hội nóng bỏng thông qua hình thức bản tin truyền hình kết hợp tiểu phẩm hài, với sự dẫn dắt của các BTV quen thuộc như Sơn Lâm, Việt Hoàng và Quốc Khánh.
Tâm điểm của chương trình là tiểu phẩm xoay quanh gia đình anh Nam (Đỗ Duy Nam) và chị Trang (Lưu Huyền Trang) trong hành trình tìm cách cải thiện kết quả học tập cho con trai.
Cảnh học sinh học thêm ở quán karaoke và nhà nghỉ gây tranh cãi.
Theo kịch bản, vợ chồng anh Nam rất quan tâm đến việc học của con, nhưng do bài tập quá khó, họ quyết tâm tìm lớp học thêm cho con dù quy định cấm dạy thêm đang được siết chặt. Tình huống trớ trêu xảy ra khi anh Nam chỉ tìm được những địa điểm học thêm "bất đắc dĩ" như quán karaoke và nhà nghỉ. Sau một thời gian theo học tại đây, con trai anh Nam khiến khán giả ngỡ ngàng khi giải toán bằng cách... hát.
Chi tiết này nhanh chóng gây ra làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều khán giả cho rằng chương trình đã đi quá xa khi xây dựng tình huống học sinh phải tìm đến những địa điểm nhạy cảm như quán karaoke, nhà nghỉ để học thêm. Việc đưa hình ảnh trẻ em vào bối cảnh như vậy bị đánh giá là thiếu thận trọng và không phù hợp.
Việc khai thác chủ đề dạy thêm, dù được một số khán giả đánh giá là phản ánh đúng thực tế, nhưng cách thể hiện trong tiểu phẩm, đặc biệt là những tình tiết gây tranh cãi, đã khiến không ít người cảm thấy nghề giáo bị đem ra giễu cợt và thiếu tôn trọng.
"Cảnh quay có nhiều học sinh được đưa đến quán hát để học bài, xung quanh là những dịch vụ dành cho người lớn. Ê-kíp sao lại thiếu thận trọng như vậy?", một khán giả bình luận.
Một ý kiến khác gay gắt hơn: "Tự nhiên mình thấy nghề giáo của mình không được tôn trọng. Chi tiết dạy thêm trong nhà nghỉ, quán hát xúc phạm nghề giáo quá", "Cảm giác nghề giáo bị đem ra giễu cợt,..".
Bên cạnh đó, một số tình tiết khác trong tiểu phẩm cũng gây ra những phản ứng tiêu cực như cảnh quay một bà đồng quen biết gia đình xuất hiện để giải hộ bài tập bị cho là thiếu logic và làm giảm tính giáo dục. Thêm vào đó, chi tiết phụ huynh tán tỉnh giáo viên của con cũng bị nhiều người xem chỉ trích, cho rằng đã biến một nghề cao quý thành trò cười.
"Gặp nhau cuối tuần" chưa thực sự lấy lại được phong độ như kỳ vọng của nhiều khán giả.
Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận khán giả đánh giá cao sự hài hước và tính thời sự của chương trình, cho rằng Gặp nhau cuối tuần đã phản ánh đúng vấn đề mà công chúng đang quan tâm. Chương trình cũng được ghi nhận về nỗ lực đổi mới kịch bản và sự kết hợp giữa bản tin và tiểu phẩm.
Được biết, Gặp nhau cuối tuần phiên bản mới trở lại từ đầu tháng 3 năm nay sau gần 20 năm vắng bóng. Dù quy tụ nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng như Vân Dung, Quang Thắng, Trung Ruồi, Đỗ Duy Nam..., chương trình vẫn chưa thực sự lấy lại được phong độ như kỳ vọng của nhiều khán giả.
Trước tập này, Gặp nhau cuối tuần cũng từng vướng phải những tranh cãi khác. Số đầu tiên bị nhận xét là "không khác gì điểm tin cuối tuần", còn số thứ hai gây bức xúc vì chi tiết bị cho là hạ thấp giá trị phụ nữ. Tình trạng quảng cáo dày đặc cũng là một điểm trừ lớn của chương trình.
'Gặp nhau cuối tuần' trở lại: Vì sao khán giả phản ứng trái chiều? Sau gần hai thập niên vắng bóng, 'Gặp nhau cuối tuần' chính thức tái xuất vào ngày 1.3 với nhiều trông đợi của khán giả. Tuy nhiên số đầu tiên lên sóng đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Gặp nhau cuối tuần từng là một trong những chương trình hài kịch ăn khách nhất trên VTV, tạo dấu ấn với những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Hồng Vân xót xa cảnh chồng mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên vợ tìm người mới

Hồ Ngọc Hà tiết lộ nguyên tắc giúp gia đình gắn kết

Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Lý Hải kể kỷ niệm nhớ đời với Quyền Linh, bỏ tấu hài chỉ sau một đêm

Làm giám khảo cuộc thi âm nhạc, Trúc Nhân chấp nhận vào vai ác

Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?

Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?

Một nữ diễn viên bật khóc nức nở, xin phép làm điều này trên truyền hình

Hình ảnh tình cảm hiếm thấy của NSND Lê Khanh và NSƯT Thành Lộc

'Nữ hoàng rock' Ngọc Ánh ở tuổi 61: Làm mẹ đơn thân, mãn nguyện với sự nghiệp

Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Có thể bạn quan tâm

Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
Thế giới
18:54:23 28/04/2025
Công an TP HCM bắt Trưởng và Phó Ban quản trị chung cư Golden Mansion
Pháp luật
18:46:24 28/04/2025
Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt
Tin nổi bật
18:42:21 28/04/2025
Lâm Tâm Như từ nữ minh tinh hàng đầu dính liên hoàn phốt, bị nói "ép hôn" chồng?
Sao châu á
18:28:05 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
Netizen
17:51:03 28/04/2025
NSND Thanh Nam: "Tía" Mai Phương, xuất thân nhà nông, U70 ở biệt thự 1000m2
Sao việt
17:31:12 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025